Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI TRONG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN
PREMIUM
Số trang
179
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1632

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI TRONG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TOU DOUANGMANY

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI

TRONG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

TẠI THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN

(Nghiên cứu truyền thông đại chúng An ninh Lào)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2017

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TOU DOUANGMANY

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI

TRONG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

TẠI THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN

(Nghiên cứu truyền thông đại chúng An ninh Lào)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC

Mã số: 62 31 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS.TS. LÊ NGỌC HÙNG

2. PGS.TS. PHẠM XUÂN HẢO

HÀ NỘI - 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu

của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

TOU DOUANGMANY

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9

1.1. Các nghiên cứu trên thế giới 9

1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam, Lào 27

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 41

2.1. Cơ sở lý luận 41

2.2. Cơ sở thực tiễn 61

Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI

CHÚNG TRONG TRẬT TỰ XÃ HỘI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA

THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN HIỆN NAY 77

3.1. Nội dung, hình thức, cường độ truyền thông về giao thông đường bộ

trên các phương tiện truyền thông đại chúng An ninh Lào hiện nay 77

3.2. Vai trò thông tin, định hướng dư luận xã hội và giám sát của truyền

thông đại chúng An ninh Lào với việc thực hiện các quy định về giao

thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn hiện nay 91

3.3. Sự tiếp nhận, đánh giá của công chúng đối với truyền thông đại chúng

An ninh Lào về truyền thông trật tự xã hội giao thông đường bộ 99

Chương 4: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG

ĐẠI CHÚNG AN NINH LÀO ĐỐI VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI TRONG GIAO

THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN 121

4.1. Tác động từ chính sách và tình hình giao thông đường bộ tại thành phố

Viêng Chăn 121

4.2. Tác động của cán bộ truyền thông đại chúng và văn hóa giao thông tại

thành phố Viêng Chăn 131

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141

1. Kết luận 141

2. Kiến nghị 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

PHỤ LỤC 160

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BAL : Bộ An ninh Lào

CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

CP : Chính phủ

QH : Quốc hội

TRA : Theory of Reasoned Action (lý thuyết hành động hợp lý)

TTĐC : Truyền thông đại chúng

TTGT : Trật tự giao thông

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Trang

Bảng 1: Cơ cấu mẫu khảo sát 7

Bảng 2.1: So sánh mật độ dân số trên cả nước và thành phố Viêng Chăn 69

Bảng 2.2: Đặc điểm kinh tế trong những năm qua của Lào 70

Bảng 2.3: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Lào và thành phố Viêng

Chăn từ năm 2005 đến 2015 72

Bảng 3.1: So sánh nội dung đưa tin trật tự GTĐB giữa các kênh TTĐC An

ninh Lào 84

Bảng 3.2: Số lượng tin bài trên Báo An ninh Lào 92

Bảng 3.3: Số lượng tin bài trên Đài phát thanh An ninh Lào 92

Bảng 3.4: Số lượng tin bài trên Đài truyền hình An ninh Lào 93

Bảng 3.5: Đánh giá về vai trò thể hiện dư luận xã hội 95

Bảng 3.6: Tỷ trọng tin bài trên Báo An ninh Lào 96

Bảng 3.7: Tỷ trọng tin bài trên Đài phát thanh An ninh Lào 97

Bảng 3.8: Tỷ trọng tin bài trên Đài truyền hình An ninh Lào 97

Bảng 3.9: Tỷ lệ đánh giá tốt về nội dung tin bài liên quan đến vai trò định

hướng dư luận xã hội của TTĐC An ninh Lào 98

Bảng 3.10: Tỷ trọng tin bài trên TTĐC An ninh Lào 99

Bảng 3.11: Mức độ theo dõi chuyên mục trật tự giao thông trên các phương

tiện truyền thông đại chúng An ninh Lào 101

Bảng 3.12: Tương quan sự yêu thích các chuyên mục với giới tính 104

Bảng 3.13: Tương quan sự yêu thích các chuyên mục với độ tuổi 105

Bảng 3.14: Tương quan sự yêu thích các chuyên mục với trình độ học vấn 107

Bảng 3.15: Tương quan nghề nghiệp và sự yêu thích các chủ đề truyền thông

trên các phương tiện truyền thông đại chúng An ninh Lào 109

Bảng 3.16: Đánh giá nội dung tin bài 110

Bảng 3.17: Đánh giá mức độ hình thức trình bày 112

Bảng 3.18: Đánh giá nội dung và hình thức thông tin về khen ngợi chấp hành luật

giao thông 113

Bảng 3.19: Đánh giá nội dung và hình thức thông tin phê phán hành vi vi phạm 113

Bảng 3.20: Mức độ tác động đến kiểm soát và thực hành hành vi giao thông 119

Bảng 4.1: Nguyên nhân vi phạm quy định khi tham gia giao thông của người

trả lời 128

Bảng 4.2: Ý kiến của người dân về điều kiện tác động đến trật tự khi tham gia

giao thôngcủa người trả lời 129

Bảng 4.3: Đề xuất của người dân nhằm nâng cao trật tự giao thông 130

Bảng 4.4: Phương án xử lý của các chủ thể khi gặp các tình huống giao thông 132

Bảng 4.5: Trình độ học vấn của đối tượng khảo sát 134

Bảng 4.6: Cơ cấu nhân lực truyền thông đại chúng An ninh Lào, theo giới tính 139

DANH MỤC CÁC BIỂU TRONG LUẬN ÁN

Trang

Biểu 3.1: Đánh giá của công chúng về mức “Tốt” của các kênh trong vai trò

thông tin giáo dục 93

Biểu 3.2: Mức độ yêu thích các chuyên mục của người trả lời 102

Biểu 3.3: Đánh giá mức độ dễ hiểu của các kênh truyền thông An ninh Lào 114

Biểu 3.4: Đánh giá mức độ ứng dụng thông tin của các kênh truyền thông 117

Biểu 4.1: Mức độ và nguyên nhân vi phạm quy định về giao thông của đối

tượng trả lời 127

Biểu 4.2: Các tình huống văn hóa giao thông tại thành phố Viêng Chăn 128

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN

Trang

Hình 2.1: Mô hình truyền thông chu kỳ của Roman Jakobson 56

Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định 60

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Truyền thông đại chúng (TTĐC) là phương tiện hữu hiệu truyền tải hệ tư

tưởng, giải thích thực tại xã hội, xác định những hình ảnh khuôn mẫu tác phong

trong công chúng, định hướng ý thức và hành vi xã hội. TTĐC cung cấp, trang bị

kiến thức trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao ý thức xã hội, hình thành và

củng cố một hệ tư tưởng đối với xã hội; liên kết các thành viên trong xã hội thành

một chỉnh thể. TTĐC còn thực hiện chức năng giám sát và quản lý xã hội, theo dõi,

phát hiện, phản ánh kịp thời những vấn đề, mâu thuẫn mới nảy sinh, góp phần ổn

định chính trị, văn hóa, trật tự an toàn xã hội.

Truyền thông đại chúng không chỉ đơn thuần mang thông tin mà còn giữ vai

trò quyết định trong việc hướng dẫn và định hướng dư luận xã hội chấp hành các

quy tắc xã hội. TTĐC luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã

hội loại người. Xã hội càng phát triển hiện đại thì càng đòi hỏi TTĐC phải hiện đại

phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, văn minh và toàn diện hơn.

Hoạt động giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải đường bộ nói

riêng là một trong những nền tảng phát triển đất nước. Nó chiếm giữ một vị trí quan

trọng trong đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu, trao đổi, lưu thông hàng hóa giữa các

khu vực dân cư trong và ngoài nước.

Hệ thống giao thông đường bộ phản ánh trình độ phát triển xã hội. Sự phát

triển của hệ thống giao thông đường bộ và hoạt động của nó là một trong những tiêu

chí để đánh giá mức độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mối quốc gia. Hoạt

động giao thông đường bộ phản ánh tính trật tự của một hệ thống xã hội. Nếu những

người tham gia giao thông đường bộ thực hiện đúng như quy định về giao thông, thì

giao thông thông suốt, trật tự và an toàn giao thông được đảm bảo, xã hội không có

xung đột về giao thông. Nếu hành vi vi phạm những quy định về giao thông gia tăng,

trật tự xã hội trở nên hỗn độn, dẫn đến những hậu quả khó lường. Vấn đề đặt ra là,

cùng với việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ phải duy trì trật tự xã hội trong

giao thông đường bộ, để làm giảm xung đột xã hội về giao thông.

Thành phố Viêng Chăn giữ vị trí trọng yếu, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn

hóa, xã hội của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trước đây, tình hình giao

2

thông đường bộ ở Viêng Chăn khá trật tự và an toàn. Tuy nhiên, hiện nay đang có

những diễn biến phức tạp. Số người vi phạm quy định giao thông tăng lên, số người

chết và bị thương vì tai nạn giao thông ngày một gia tăng. Để đảm bảo trật tự an

toàn giao thông, góp phần giữ vững trật tự xã hội đô thị, cần tăng cường quản lý nhà

nước về giao thông; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để mọi người dân hiểu và

chấp hành đúng quy định pháp luật về giao thông đường bộ.

Trong hệ thống các tổ chức, các cách thức tuyên truyền về giao thông, các

phương tiện thông tin đại chúng giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Với lợi thế

của mình, các phương tiện thông tin đại chúng vừa thông tin nhanh, chính xác, kịp

thời tới mọi thành phần xã hội về các vấn đề giao thông. Giữ vai trò quan trọng

trong việc định hướng dư luận xã hội, cổ vũ những hành vi tham gia giao thông

đúng và lên án hành vi vi phạm trật tự giao thông (TTGT). TTĐC đặc biệt giữ vai

trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, định hướng thái độ và hướng dẫn

hành vi tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.

Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nghiên cứu về TTĐC, vai trò của

TTĐC với TTGT chưa được triển khai một cách có hệ thống, sâu sắc. Việc tiếp cận

về vấn đề này thường được tiến hành dưới góc độ quản lý hành chính, chưa luận

giải trên cơ sở khoa học từ các hướng tiếp cận của các khoa học xã hội và nhân văn,

từ khoa học xã hội học. Từ những lý do trên, nhằm góp thêm những phân tích từ

góc độ khoa học về tương quan giữa TTĐC với TTGT đường bộ, tác giả lựa chọn

vấn đề: “Truyền thông đại chúng với trật tự xã hội trong giao thông đường bộ tại

thành phố Viêng Chăn” (Nghiên cứu truyền thông đại chúng An ninh Lào) làm

đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ xã hội học. Đây là một nghiên cứu xã hội học mới,

không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố. Kết quả nghiên cứu góp

phần nâng cao chất lượng, phát huy vai trò TTĐC An ninh Lào trong việc giữ gìn

trật tự xã hội giao thông đường bộ ở Lào.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ vai trò của TTĐC đối với TTGT đường bộ tại thành phố Viêng Chăn,

nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; đánh giá các yếu tố tác động đến vai trò của

3

TTĐC trong TTGT đường bộ ở thành phố Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề về lý luận vai trò của TTĐC đối với trật tự xã hội giao

thông đường bộ.

- Đánh giá vai trò TTĐC trong trật tự xã hội giao thông đường bộ ở thành phố

Viêng Chăn hiện nay.

- Đánh giá các yếu tố tác động đến vai trò TTĐC trong trật tự xã hội giao

thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn hiện nay.

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Vai trò của TTĐC đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ

3.2. Khách thể nghiên cứu

- Người tham gia giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn.

- Các đơn vị TTĐC An ninh Lào.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành đối với hoạt động TTĐC của 03 đơn vị TTĐC

An ninh Lào: Báo An ninh Lào, Đài truyền hình An ninh Lào và Đài phát thanh An

ninh Lào.

- Về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2016. Thời điểm khảo sát thực tế:

quý 2 năm 2016.

- Về nội dung: Nghiên cứu tương quan giữa hoạt động TTĐC An ninh Lào với

trật tự xã hội giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn.

4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu, biến số và khung phân tích

4.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Vai trò của TTĐC An ninh Lào đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ ở

thành phố Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào như thế nào?

- Những yếu tố nào đã tác động đến vai trò của TTĐC đối với trật tự xã hội

giao thông đường bộ tại thành phố Viêng Chăn?

4.2. Giả thuyết nghiên cứu

- Truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong việc thực thi những quy

định của pháp luật về giao thông đường bộ trong cuộc sống.

4

- Nội dung, hình thức TTĐC của các cơ quan TTĐC An ninh Lào đáp ứng

được nhu cầu của các đối tượng truyền thông về những quy định của Nhà nước về

giao thông đường bộ và tình hình giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn.

- Truyền thông đại chúng An ninh Lào giữ vai trò quan trọng trong định

hướng thái độ, hành vi, dư luận xã hội tích cực trong tham gia giao thông đường bộ

của người dân ở thành phố Viêng Chăn.

4.3. Hệ biến số

Biến can thiệp

- Điều kiện kinh tế-xã hội của thành phố Viêng Chăn.

- Các quy định của luật và các văn bản dưới luật về giao thông đường bộ.

Biến độc lập

- Thiết chế TTĐC, gồm: a, Nội dung, cường độ, hình thức truyền thông của

TTĐC An ninh Lào về giao thông đường bộ; b, Mức độ phù hợp của TTĐC An ninh

Lào đối với đối tượng tham gia giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn; c, Sự

định hướng dư luận xã hội của TTĐC An ninh Lào về việc thực hiện các quy định

pháp luật để giữ gìn trật tự xã hội giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn.

- Tình trạng trật tự xã hội giao thông đường bộ của thủ đô Viêng Chăn

Biến trung gian bậc 1

- Thái độ chủ thể: Mức độ đồng tình của người tham gia giao thông đường bộ

đối với những hành vi tham gia giao thông đường bộ đúng quy định và phản đối

những hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ, làm ảnh hưởng tiêu cực

đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ.

- Chuẩn chủ quan: nhận thức, suy nghĩ, quan điểm của người dân đối với các

hành vi tham gia giao thông đường bộ của mọi người (chấp nhận, khuyến khích, cổ

vũ, ngăn cản).

- Nhận thức kiểm soát hành vi: nhận thức của mỗi cá nhân đối với việc tuân

thủ luật giao thông đường bộ; nên hay không nên, dễ dàng hay khó khăn.

Biến trung gian bậc 2

Ý định hành vi giao thông: Sự cụ thể hóa thái độ, nhận thức (thái độ, chuẩn

chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi) của mỗi cá nhân khi tham gia giao thông

đường bộ

5

4.4. Khung phân tích

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

- Đề tài vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, tư tưởng KaySỏn PhômViHản, chủ chương chính sách của Đảng nhân dân

cách mạng Lào và Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về TTĐC, về trật tự

xã hội trong giao thông đường bộ.

- Các lý thuyết xã hội học: Lý thuyết truyền thông; lý thuyết sai lệch chuẩn

mực xã hội; lý thuyết trật tự xã hội.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu định tính

- Thu thập, phân tích thông tin về giao thông đường bộ trên Báo An ninh Lào,

Đài Phát thanh An ninh Lào, Đài Truyền hình An ninh Lào, từ năm 2005-2016.

Điều

kiện

kinh tế

xã hội

Thiết

chế

truyền

thông

đại

chúng

Thái độ

chủ thể

Đặc điểm nhân khẩu

Chuẩn

chủ

quan

Nhận

thức

kiểm

soát

hành vi

Ý định

hành

vi giao

thông

Hành

vi giao

thông

Tình

trạng

trật

tự xã

hội

giao

thông

6

Thu thập, phân tích các tin bài truyền thông về giao thông đường bộ ở thành

phố Viêng Chăn trên TTĐC An ninh Lào quý 2 năm 2016; một số tin bài quý 2

những năm 2014, 2015 để so sánh (Quý 2, thời điểm ở nước Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào có tết cổ truyền Bunpimay). Đồng thời tham khảo một số tin bài về

trật tự giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn những năm, từ 2005 đến 2016.

Phân tích truyền thông về giao thông đường bộ trên Báo An ninh Lào, Đài

Phát thanh An ninh Lào, Đài Truyền hình An ninh Lào theo các tiêu chí: nội dung,

hình thức, cường độ thông tin.

- Tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của

luận án.

Thu thập tài liệu, số liệu từ các cơ quan có chức năng quản lý giao thông ở

thành phố Viêng Chăn, ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Thu thập tài liệu, số liệu từ cảnh sát giao thông thành phố Viêng Chăn, Cục

cảnh sát giáo thông Bộ An ninh, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

- Thực hiện phỏng vấn sâu 10 cán bộ đang công tác tại các đơn vị Báo An

ninh Lào, Đài Phát thanh An ninh Lào, Đài Truyền hình An ninh Lào và 20 người

dân tham gia giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn. Phương pháp chọn:

ngẫu nhiên.

* Phương pháp nghiên cứu định lượng

- Thu thập thông tin từ các chủ thể tham gia giao thông đánh giá vai trò của

TTĐC An ninh Lào đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ bằng phương pháp

phát phiếu điều tra.

- Dung lượng mẫu phiếu điều tra: 407 người dân thành phố Viêng Chăn.

- Phương pháp chọn mẫu:

+ Tiêu chí mẫu: người trưởng thành, trên 18 tuổi, tham gia giao thông chủ

động bằng các phương tiện xe đạp, xe máy hoặc ô tô; có đọc, nghe, xem các

chương trình của đài, báo, truyền hình an ninh Lào về chủ đề giao thông, trật tự xã

hội giao thông đường bộ.

- Do đặc thù của khách thể điều tra, quy mô tổng thể mẫu được giả định là

không biết trước. Công thức chọn mẫu áp dụng là:

2

2

( . )

e

z p q n 

7

Với công thức này, Dung lượng mẫu khảo sát là 500 người. Để tăng độ tin cậy

và đảm bảo mẫu chuẩn sau khảo sát, cỡ mẫu theo công thức đã được nhân với hệ số

1.06, là 407 người.

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Mẫu đầu tiên được chọn ngẫu

nhiên theo hộ, mỗi hộ phỏng vấn một người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) đáp

ứng các tiêu chí, sau đó, nhờ giới thiệu hộ khác; thực hiện đến đủ 500 cuộc phỏng

vấn bảng hỏi.

Bảng 1: Cơ cấu mẫu khảo sát

STT Mẫu Đặc điểm nhân khẩu Tỷ lệ trong cơ cấu mẫu

Nam 52,8 1 Giới tính

Nữ 47,2

18-20 23,3

21-30 30

31-40 16,2

41-50 12,3

51-60 12,5

2 Độ tuổi

Trên 60 5,4

Dưới tiểu học 4

Cấp 2 10,1

Cấp 3 24,1

Trung cấp 4,7

Cao đẳng 15,5

Đại học 36,9

3 Trình độ

học vấn

Trên đại học 4,7

Cán bộ công chức 21,6

Nông dân 17

Công nhân 12

Hưu trí 3,2

Doanh nghiệp 14,7

4 Nghề nghiệp

Học sinh sinh viên 31,2

Xe máy 71,7 5 Phương Tiện

TGGT Ô tô 27,8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!