Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyện ngắn Đức Hậu (từ văn hóa làng đến văn minh đô thị)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH
TRUYỆN NGẮN ĐỨC HẬU
(TỪ VĂN HÓA LÀNG ĐẾN VĂN MINH ĐÔ THỊ)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên - 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH
TRUYỆN NGẮN ĐỨC HẬU
(TỪ VĂN HÓA LÀNG ĐẾN VĂN MINH ĐÔ THỊ)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 822.0121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Việt Trung
Thái Nguyên - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lí
luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức quý báu mà
các thầy cô giáo truyền thụ, định hƣớng đã làm sáng tỏ những ý tƣởng, tƣ duy
của tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng sâu
sắc tới PGS.TS. Trần Thị Việt Trung đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trƣờng Đại
học Khoa học – Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình,
bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2021
Học viên
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
iii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 4
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................... 5
6. Đóng góp mới của đề tài...................................................................................... 6
7. Bố cục................................................................................................................ 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 8
1.1. Khái niệm văn hóa, văn minh trong cái nhìn đối sánh................................... 8
1.1.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm văn minh trong cái nhìn đối sánh với văn hóa ....................... 9
1.1.3. Đôi nét về quá trình vận động từ: Văn hóa làng xã đến văn minh đô thị ở
Việt Nam.......................................................................................................... 10
1.2. Văn hóa làng và văn minh đô thị trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại ..... 14
1.2.1. Vài nét về thể loại truyện ngắn .............................................................. 14
1.2.2. Sự vận động từ “văn hóa làng” đến “văn minh đô thị” trong truyện ngắn
Việt Nam.......................................................................................................... 17
1.3. Cuộc đời và sáng tác của nhà văn Đức Hậu................................................. 25
1.3.1. Vài nét về nhà văn Đức Hậu .................................................................. 25
1.3.2. Khái quát về sự nghiệp văn chƣơng của Đức Hậu ................................ 26
1.3.3. Dấu ấn văn hóa làng xã trong văn chƣơng Đức Hậu............................. 28
CHƢƠNG 2: HÌNH ẢNH CUỘC SỐNG VỚI QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG TỪ
“VĂN HOÁ LÀNG ĐẾN VĂN MINH ĐÔ THỊ” TRONG TRUYỆN NGẮN
ĐỨC HẬU........................................................................................................... 34
2.1. Truyện ngắn Đức Hậu với những hồi ức đẹp về văn hoá làng .................... 34
2.1.1. Không gian làng quê Bắc bộ trong truyện ngắn Đức Hậu..................... 34
iv
2.1.2. Nếp sống quê truyền thống – những mảnh hồi ức đẹp lấp lánh trong
truyện ngắn Đức Hậu ....................................................................................... 45
2.2 Những nỗi niềm về quá trình đô thị hoá làng quê thời hiện đại ................... 48
2.2.1. Khát vọng đổi mới, làm giàu quê hƣơng thời hiện đại .......................... 48
2.2.2. Mâu thuẫn giữa lối tƣ duy kiểu làng xã xƣa với lối tƣ duy mới trong quá
trình hiện đại hóa nông thôn ............................................................................ 53
CHƢƠNG 3: CON NGƢỜI LÀNG QUÊ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ
– NỖI ÁM ẢNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỨC HẬU........................ 58
3.1. Những con ngƣời làng quê với văn hoá làng truyền thống trong cuộc sống
thời kì hiện đại..................................................................................................... 58
3.1.1. Những ngƣời nông dân “chân quê” với vẻ đẹp truyền thống trong thời
hiện đại............................................................................................................. 58
3.1.2. Những trí thức xuất thân từ làng quê trong thời hiện đại ...................... 65
3.2. Con ngƣời tha hoá trong quá trình đô thị hoá làng quê ............................... 70
3.2.1. Những ngƣời nông dân tha hóa.............................................................. 70
3.2.2. Sự tha hóa đạo đức của tầng lớp cán bộ, quan chức, vấn đề mâu thuẫn
đạo đức và quyền lực ....................................................................................... 75
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 84
PHỤ LỤC............................................................................................................ 87
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Những hình ảnh đặc trung của không gian thiên nhiên làng quê Bắc bộ
(trong truyện ngắn của Đức Hậu)........................................................................ 35
Bảng 2.2. Những hình ảnh đặc trƣng của không gian văn hóa làng quê Bắc bộ
(trong truyện ngắn của Đức Hậu)........................................................................ 40
Bảng 3.1. Nhân vật ngƣời phụ nữ với vẻ đẹp truyền thống trong truyện ngắn
Đức Hậu............................................................................................................... 59
Bảng 3.2. Nhân vật ngƣời trí thức xuất thân từ làng........................................... 65
trong truyện ngắn Đức Hậu................................................................................. 65
Bảng 3.3 Nhân vật ngƣời nông dân tha hóa trong truyện ngắn Đức Hậu........... 71
Bảng 3.4 Nhân vật cán bộ, quan chức tha hóa trong truyện ngắn Đức Hậu....... 75
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn là một thể loại kết tinh thành tựu
của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam,
chƣa bao giờ truyện ngắn nƣớc ta lại phong phú và đặc sắc nhƣ trong giai đoạn
hiện nay. Mỗi nhà văn mỗi phong cách đã góp phần tạo nên một diện mạo đa
dạng và đầy sức sống của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh
các cây bút truyện ngắn đã thực sự khẳng định đƣợc tài năng và có một vị trí
vững vàng trong nền văn học dân tộc và trong lòng công chúng, vẫn còn không
ít tác giả mà mấy chục năm qua, vì lí do này khác, ít đƣợc nhắc đến hoặc chƣa
đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ. Một trong số nhà văn hiện đại ấy
là Đức Hậu.
1.2. Đức Hậu là một nhà văn tiêu biểu của văn học Thái Bình nói riêng, là
một cây bút có phong cách của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại nói chung. Chính
vì vậy, văn chƣơng của Đức Hậu bƣớc đầu đƣợc một số nhà nghiên cứu, phê
bình và đồng nghiệp giới thiệu, bình luận, đánh giá ở những góc độ khác nhau
(về tác phẩm, tác giả và quá trình sáng tác của ông) với những mức độ khác
nhau (nghiên cứu, giới thiệu, khái quát cụ thể …). Tuy nhiên, theo khảo sát bƣớc
đầu của chúng tôi thì cho tới nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu một
cách hệ thống và thấu đáo về đặc điểm chung (hoặc đặc điểm nổi bật) trong
truyện ngắn – một thể loại đã đem lại cho ông những thành công đƣợc khẳng
định, một thể loại đã thể hiện đƣợc “sở trƣờng” cũng nhƣ tƣ tƣởng, phong cách
nghệ thuật của nhà văn trong quá trình sáng tác (50 năm liên tục).
Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn những sáng tác thuộc thể loại truyện
ngắn của ông để làm đối tƣợng khảo sát, nghiên cứu; và đi sâu vào một đặc điểm
nổi bật, thể hiện rõ tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn, đó là vấn đề: “Từ văn hoá
làng quê đến văn minh đô thị trong Truyện ngắn của Đức Hậu” để làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2
1.3. Đức Hậu là một nhà văn tiêu biểu của Thái Bình, đồng thời cũng là
một cây bút văn xuôi đã đƣợc khẳng định trong đời sống văn xuôi Việt Nam.
Chính vì vậy, nếu đề tài đƣợc thực hiện thành công thì đây sẽ là một tài liệu có ý
nghĩa đối với việc giảng dạy và học địa phƣơng của tỉnh Thái Bình. Đồng thời,
tài liệu này cũng sẽ góp phần trong việc làm rõ, khẳng định những đặc điểm
riêng trong sáng tác (truyện ngắn), cũng nhƣ những đóng góp đáng đƣợc trân
trọng, khẳng định của nhà văn Đức Hậu đối với việc làm phong phú thêm đời
sống văn xuôi của đất nƣớc ta hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Qua khảo sát bƣớc đầu, chúng tôi đã đƣợc tiếp cận khoảng gần 20 bài
viết giới thiệu nghiên cứu của các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình về tác
giả Đức Hậu và tác phẩm của ông. Cụ thể nhƣ sau:
* Những bài viết nhận xét, đánh giá chung về sự nghiệp viết của nhà văn
Đức Hậu và sự nổi trội ở thể loại truyện ngắn trong quá trình sáng tác của ông.
Tác giả Văn Chinh trong bài: Đọc truyện ngắn chọn lọc Đức Hậu đã chỉ
ra một đặc điểm trong nghệ thuật truyện ngắn Đức Hậu: “Vấn đề, cái hay của
truyện ngắn nằm ở chỗ tác giả bẻ gập sự sống vốn trôi chảy tự nhiên và luôn có
xu hướng bất tận, để bản chất của sự vật được bộc lộ đầy đủ và tất yếu tại cái
gút bẻ gập ấy. Đức Hậu là nhà văn làm chủ được thao tác bẻ gập, hành vi là
chủ quan nhưng ông đã làm nó thuần thục đến mức như tự nhiên khách quan”
(Báo Nông nghiệp Việt Nam, số 146, ngày 22.7.2004); và “Hai mươi truyện
ngắn chọn lọc in trong tập này (Một chút hồn sông núi) là bấy nhiêu cung bậc
hàm xúc tình người, thẩm định nhân cách và nhận thức tiến bộ của cá nhân một
cách tự nguyện, cao thượng… Nhà văn Đức Hậu không đa ngôn, xảo ngôn mà
bằng nghệ thuật ngôn từ để đạt được mục đích văn chương của mình: Chân –
Thiện – Mỹ và đặc biệt là tính nhân bản, giáo dục, hướng thiện” (Tạp chí Văn
nghệ Thái Bình – Số Xuân Bính Tuất 2006). Có một số bài viết của một vài tác
giả khác nữa nhƣ: Đỗ Lâm Hà nhƣ: „Trí thức – Quyền lực – Nhân cách – Tình
yêu trong “Khúc giã biệt”; Đọc bài thơ “Đêm nghe hát trên sông Hương”…