Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện Tây Bắc của Tô Hoài
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHÓ THỊ HỒNG OANH
TRƢỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TRONG
TRUYỆN TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHÓ THỊ HỒNG OANH
TRƢỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TRONG
TRUYỆN TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI
Chuyên nghành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60. 22. 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NHUNG
THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Phó Thị Hồng Oanh
Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn
TS. Nguyễn Thị Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ Ngôn ngữ học với đề tài: Trường từ vựng - ngữ nghĩa trong Truyện
Tây Bắc của Tô Hoài.
Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản
thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm, dạy bảo, động viên, giúp đỡ của các
thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị
Nhung, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Khoa Sau
Đại học - Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên cùng các thầy
giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã
tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, người
thân, các đồng chí đồng nghiệp đã động viên khích lệ tôi để tôi hoàn thành
luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Phó Thị Hồng Oanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ……………………………………………………………. i
Lời cảm ơn……………………………………………………………… ii
Mục lục………………………………………………………………… iii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 8
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 9
6. Đóng góp mới của luận văn .................................................................. 9
7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................ 11
1.1. Trường nghĩa ..................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm nghĩa và các loại nghĩa ................................................. 11
1.1.2. Trường nghĩa ................................................................................. 17
1.2. Hiện tượng chuyển nghĩa ................................................................. 23
1.2.1. Khái niệm hiện tượng chuyển nghĩa .............................................. 23
1.2.2. Các phương thức chuyển nghĩa ...................................................... 24
1.2.2.1. Ẩn dụ ............................................................................................ 24
1.2.2.2. Hoán dụ ........................................................................................ 26
1.3. Các đơn vị từ ngữ ............................................................................. 27
1.3.1. Khái niệm từ, phân loại từ .............................................................. 27
1.3.2. Khái niệm đoản ngữ, phân loại đoản ngữ ....................................... 30
1.4. Phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn chương .................................... 31
1.5. Sơ lược về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Truyện Tây Bắc .............. 32
1.6. Tiểu kết ...................................................................... ..................... 34
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TRƢỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
iv
TRONG TRUYỆN TÂY BẮC .............................................................
2.1. Kết quả thống kê, phân loại các trường nghĩa ................................... 36
2.2. Khảo sát, miêu tả các trường nghĩa ................................................... 37
2.2.1. Trường nghĩa sự vật ....................................................................... 37
2.2.1.1.Trường nghĩa chỉ thiên nhiên ........................................................ 38
2.2.1.2. Trường nghĩa chỉ người ............................................................. 42
2.2.1.3. Trường nghĩa sự vật nhân tạo ................................................... 53
2.2.2. Trường nghĩa hoạt động ................................................................. 56
2.2.2.1. Trường nghĩa biểu thị sự vận động, biến đổi của thiên nhiên .... 56
2.2.2.2. Trường nghĩa hoạt động của con người ..................................... 62
2.2.2.3. Trường nghĩa hoạt động của của sự vật nhân tạo ...................... 69
2.2.3. Trường nghĩa đặc điểm, tính chất .................................................... 70
2.2.3.1. TN đặc điểm, tính chất của sự vật tự nhiên ................................ 71
2.2.3.2. TN đặc điểm, tính chất của con người ....................................... 74
2.2.3.3. TN đặc điểm, tính chất của sự vật nhân tạo ............................... 79
2.2.4. Tiểu kết .......................................................................................... 79
CHƢƠNG 3: VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỪ NGỮ
THUỘC CÁC TRƢỜNG NGHĨA KHÁC NHAU TRONG TRUYỆN
TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI ...................................................................
3.1. Các TN với vẻ đẹp và sự giàu có của thiên nhiên Tây Bắc .......... ...
82
82
3.1.1. Sự đặc biệt của khí hậu Tây Bắc ................................................... 83
3.1.2. Sự đa dạng của địa hình Tây Bắc ................................................... 85
3.1.3. Sự phong phú của thế giới động vật ở núi rừng Tây Bắc ............... 87
3.1.4. Vẻ sinh động của thế giới thực vật nơi núi rừng Tây Bắc .............. 89
3.2. Các TN với đặc trưng văn hóa Tây Bắc ............................................ 91
3.2.1. Tục cưới hỏi ................................................................................... 93
3.2.2. Tục lễ Tết ....................................................................................... 96
3.2.3. Trang phục .................................................................................. 99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
v
3.2.4. Ẩm thực ...................................................................................... 100
3.3. Các TN với việc phản ánh thời kì lịch sử đau thương mà anh dũng
của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc .............................................
102
3.3.1. Những năm tháng gian khổ, đau thương dưới chế độ thực dân
phong kiến ..............................................................................................
102
3.3.2. Cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường của nhân dân Tây Bắc ........ 108
3.4. Các TN với “cái tôi” nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài ................... 114
3.4.1. Ngôn ngữ có tính hình tượng cao nhờ so sánh, liên tưởng độc đáo 115
3.4.2. Lời kể chân thật, tự nhiên, đậm chất miền núi ............................... 117
3.5. Tiểu kết ............................................................................................. 122
KẾT LUẬN ............................................................................................ 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 127
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trường nghĩa (TN) là một trong những lí thuyết quan trọng của ngôn
ngữ học. Nó đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến từ sớm. Nghiên cứu TN
sẽ giúp phát hiện những mối quan hệ ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng bởi các
từ ngữ không nằm rời rạc ngẫu nhiên mà nằm trong những mối liên hệ nhất
định như các bộ phận trong một chỉnh thể. Nghiên cứu TN vừa cho thấy vẻ
đẹp phong phú đa dạng của từ ngữ vừa giúp sử dụng từ ngữ một cách linh
hoạt và hiệu quả hơn.
1.2. Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường
nét là ngôn ngữ của hội họa; mảng khối là ngôn ngữ của kiến trúc thì ngôn
ngữ là chất liệu của tác phẩm văn chương. Macxim Gorki đã nói: “Ngôn ngữ
là yếu tố thứ nhất của văn học”. Muốn khám phá giá trị của một tác phẩm văn
học, yếu tố đầu tiên và quyết định chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn học là
một bức tranh đa màu sắc, chứa nhiều điều bí ẩn mà hấp dẫn luôn thu hút sự
khám phá của người đọc, người nghiên cứu. Ngôn ngữ vừa là chất liệu tạo
nên tác phẩm vừa là phương tiện để qua nó người đọc cảm nhận được cái hay,
vẻ đẹp của tác phẩm đó. Có lẽ đó là một trong những lí do khiến xu hướng
dạy học theo quan điểm tích hợp ngữ - văn đang được đề cao như hiện nay.
Các lí thuyết ngôn ngữ trong đó có lí thuyết về TN càng được quan tâm ứng
dụng vào nghiên cứu tác phẩm, góp phần giải mã tín hiệu ngôn ngữ ở một
dạng đặc biệt – ngôn ngữ nghệ thuật. Nghiên cứu lí thuyết về TN trong quan
hệ với phân tích tác phẩm văn học cũng nằm trong xu hướng chung đó.
1.3. Trong số các tên tuổi hàng đầu của văn xuôi hiện đại Việt Nam, Tô Hoài
là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và đa dạng bậc nhất. Hơn 65 năm
miệt mài sáng tạo, ông đã đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc hơn 160
đầu sách. Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, đề tài đã đem lại nhiều vinh
quang cho nhà văn là đề tài miền núi. Với sự am hiểu sâu sắc và tường tận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
2
cuộc sống sinh hoạt của người dân miền núi, đặc biệt là tình cảm gắn bó chân
thành, Tô Hoài đã có nhiều sáng tác dành tặng mảnh đất yêu thương này:
Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai
Châu…Trong số đó, Truyện Tây Bắc là tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong tư tưởng và cảm xúc thẩm mĩ của nhà văn.
1.4. Được ra đời từ kết quả chuyến đi thực tế 8 tháng, Truyện Tây Bắc gồm 3
truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ. Qua tập truyện,
người đọc được đến với cuộc sống của người lao động miền núi Tây Bắc
trong những năm tháng bị áp bức nặng nề bởi chế độ thực dân phong kiến
miền núi. Có thể nói Truyện Tây Bắc là một thành công của Tô Hoài trong
việc nhận thức, khám phá hiện thực cuộc sống và kháng chiến ở một địa bàn
vùng cao phía Tây Bắc của Tổ quốc. Tác phẩm in rõ dấu ấn phong cách nghệ
thuật đặc sắc của Tô Hoài.
Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu tập Truyện Tây Bắc của Tô
Hoài. Tuy nhiên, hầu hết bài viết, bài nghiên cứu chỉ đề cập tới những vấn đề
thuộc chuyên ngành văn học. Vì thế, chúng tôi lựa chọn: Trƣờng từ vựng -
ngữ nghĩa trong Truyện Tây Bắc của Tô Hoài làm đề tài cho luận văn của
mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề nghiên cứu tác phẩm văn học dựa trên lí thuyết về trƣờng
nghĩa
Thực tế có nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu về TN và các ứng
dụng của nó. Ở đây chúng tôi chỉ điểm lại một số công trình, bài viết của
những người đã quan tâm việc ứng dụng lí thuyết về TN vào việc phân tích
tác phẩm văn học.
Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu. Song
song với việc giới thiệu, nghiên cứu về TN dưới góc độ lí thuyết, ông đã đề
cập đến hướng ứng dụng lí thuyết về TN và phân tích văn học. Trên tạp chí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
3
Ngôn ngữ số 3 năm 1974, Đỗ Hữu Châu có bài viết “Trường từ vựng ngữ
nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật”. Trong các công trình
Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt (NXB GD, 1999), Từ vựng học tiếng Việt
(NXB ĐHSP, H, 2004), sau khi trình bày lí thuyết về TN, tác giả đều gợi mở
hướng nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm văn học theo TN bằng việc lựa chọn
một số trích đoạn văn chương để phân tích. Đó là những đóng góp quý báu có
ý nghĩa mở đường của Đỗ Hữu Châu cho một hướng nghiên cứu văn học. Tuy
nhiên, các bài viết của ông đều theo hướng mở, lấy một vài dẫn chứng làm ví
dụ chứ chưa thực sự đi vào phân tích một tác phẩm cụ thể nào.
Đỗ Việt Hùng trong bài viết “Một số khía cạnh ứng dụng trường nghĩa
trong hoạt động giao tiếp”(Tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 2010) cũng đề cập đến
việc ứng dụng trường nghĩa trong quá trình tạo lập, sản sinh lời nói và quá
trình lĩnh hội, tiếp nhận lời nói, trong đó quá trình tiếp nhận và phân tích lời
nói nhất là cách diễn đạt chứa hiện tượng ngôn ngữ bất thường đặc biệt được
quan tâm. Tuy nhiên Đỗ Việt Hùng mới chỉ đề cập đến sự ứng dụng của lí
thuyết trường nghĩa trong hoạt động giao tiếp nói chung, đồng thời cũng chỉ
ra rằng: “Quan hệ trường nghĩa giữa các từ ngữ trong từ vựng không chỉ là
một bằng chứng về tính hệ thống của từ vựng mà việc sử dụng tốt các quan
hệ trường nghĩa còn có tính hành dụng cao trong cả hai quá trình giao tiếp
là tạo lập lời nói và lĩnh hội, phân tích các giá trị diễn đạt nhất là các giá
trị diễn đạt văn chưong” [tr.13]
Trong luận văn thạc sĩ Tìm hiểu một số phương pháp phân tích ngôn ngữ
qua tác phẩm văn học (một thử nghiệm so sánh các phương pháp qua việc
phân tích một bài thơ) (1985), tác giả Phạm Minh Diện đã phân tích bài thơ
Từ ấy của Tố Hữu theo những hướng phân tích của các tác giả Hoàng Tuệ,
Đái Xuân Ninh, Nguyễn Thái Hòa và theo trường từ vựng – ngữ nghĩa của Đỗ
Hữu Châu. Tác giả luận văn này cũng đã nhận xét rằng: “phương pháp ngôn
ngữ học thực thụ (như phương pháp ngữ nghĩa học của Đỗ Hữu Châu) bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
4
giờ cũng cho phép ta bắt đầu từ các từ ngữ với những ý nghĩa rõ ràng của nó,
trên cơ sở đó mới tuần tự chỉ ra các lớp nghĩa do phối hợp hay do đối lập với
ngữ cảnh. Bởi vậy, những hình ảnh, cảm xúc bao giờ cũng được hiện ra với tư
cách là những “ý nghĩa” thuộc các tầng lớp khác nhau. Và cũng do vậy, chúng
có một cấu trúc cực kì tinh vi phức tạp nhưng lại khá rõ ràng. Đó chính là chỗ
mạnh của phương pháp ngôn ngữ học. ” [tr.46]. Cũng theo tác giả luận văn
trên, tuy phương pháp này không phải không có những hạn chế (tác phẩm bị
chẻ ra thành những yếu tố nhỏ, dễ làm mất đi tính chỉnh thể) nhưng sự phân
tích đạt tới trình độ chính xác, khoa học như vậy là khá tối ưu. Chúng tôi cho
rằng những nhận xét trên là xác đáng.
Phân tích văn học dựa vào TN là một hướng đi đã được khá nhiều nhà
nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm, thể hiện trên một số lượng khá phong phú các
công trình liên quan. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả
như: Phạm Thị Lệ Mỹ (Trường nghĩa và việc phân tích tác phẩm văn học
(Qua tác phẩm “Thân phận tình yêu” – Bảo Ninh), LVThs, ĐHSPHN, 2008),
Nguyễn Thị Bạch Dương (Trường từ vựng – ngữ nghĩa động vật trong truyện
Tô Hoài viết cho thiếu nhi), LVThs, ĐHSPHN, 2010), Phạm Thị Liên (Tìm
hiểu trường từ vựng – ngữ nghĩa đồng bằng sông Cửu Long, LVThs,
ĐHSPHN, 2011), Lưu Thị Thu Oanh (Trường nghĩa đất trong một số tác
phẩm của Nguyễn Minh Châu, LVThs, ĐH Hải Phòng, 2011), Lê Thị Hương
(Trường từ vựng – ngữ nghĩa “Đấu tranh cách mạng” trong thơ Tố Hữu),
LVThs, ĐH Hồng Đức, 2012), Trần Hạnh Nguyên (Trường từ vựng – ngữ
nghĩa thực vật trong ca dao Việt Nam), LVThs, ĐHSPHN, 2012), Nguyễn
Thị Dinh (Trường nghĩa lúa và sản phẩm của cây lúa trong kho tàng ca dao
người Việt), LVThs, ĐH Hải Phòng, 2013), Nguyễn Thị Dung (Trường nghĩa
sông nước trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, LVThs, ĐH Hải Phòng,
2013), Hoàng Thị Thanh Vân (Trường nghĩa chỉ vật nhân tạo trong thơ Tố
Hữu, LVThs, ĐH Hải Phòng, 2013), vv....
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
5
Như vậy có thể thấy, rõ ràng phân tích tác phẩm văn học dựa vào TN là
một hướng đi đúng đắn.
Với luận văn này, chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm một minh chứng về
phương pháp phân tích văn học dựa vào TN. Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của
những người đi trước, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các TN trong một tác
phẩm văn xuôi - tác phẩm Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài đồng thời chỉ
ra vai trò của các TN đó đối với việc thể hiện giá trị nội dung của tác phẩm và
cái tôi nghệ thuật của tác giả.
2.2. Vấn đề nghiên cứu tác phẩm Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài
Với hơn 90 tuổi đời, hơn 65 tuổi nghề và hơn 160 đầu sách đã xuất bản,
cho đến nay, Tô Hoài là một trong số ít nhà văn hiện đại nước ta đạt được
nhiều con số kỉ lục trong sự nghiệp sáng tác của mình. Sự nghiệp sáng tác đồ
sộ và đặc sắc của Tô Hoài đã thu hút sự chú ý và hứng thú tìm hiểu, khám phá
của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình.
Ngay sau khi tập Truyện Tây Bắc ra đời (1953) Tô Hoài đã nhận được rất
nhiều sự cổ vũ và đồng tình từ phía bạn đọc. Thời gian dần lùi xa và những
công trình nghiên cứu về giá trị của tác phẩm Truyện Tây Bắc cũng gia tăng
về số lượng và chất lượng. Phong Lê và Vân Thanh (Viện Văn học) là những
người đã rất công phu khi tập hợp và giới thiệu cuốn Tô Hoài về tác gia và
tác phẩm. Trong cuốn sách này hầu hết các tác giả khi nghiên cứu Truyện Tây
Bắc đều dành sự quan tâm nhiều hơn đến truyện vừa Mường Giơn và truyện
ngắn Vợ chồng A Phủ
Tác giả Hoàng Trung Thông trong bài Tô Hoài và Truyện Tây Bắc khi giới
thiệu tác phẩm Mường Giơn đã cảm nhận được tâm hồn giàu chất thơ của nhà
văn Tô Hoài: “Tô Hoài viết Mường Giơn với con mắt của một nhà thơ. Phong
cảnh và con người đẹp đẽ của Tây Bắc được ngòi bút của Tô Hoài vẽ lên với
một sức rung động thơ.” [33, tr.228]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
6
Năm 1987, trên báo Văn nghệ số 5 – 31/8/1987 nhận xét về những sáng tác
của Tô Hoài, Hoàng Trung Thông một lần nữa khẳng định: “Tô Hoài đi nhiều
và viết nhiều...sao anh quan sát hóm hỉnh thế, thông minh thế, tinh vi thế..”
Tác giả Huỳnh Lý lại nhìn nhận Tô Hoài như là một họa sĩ: “Tô Hoài đạt
kết quả mà ông mong muốn: Cảnh và người Tây Bắc hiện ra hài hòa, đường
nét, ấm màu sắc và êm ái âm thanh. Cảnh Tây Bắc đẹp như một bức tranh,
đẹp như ta thấy trong những bức tranh của Hoàng Kiệt....”[33, tr.239].
Đi sâu vào một tác phẩm cụ thể - truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – tác giả
Nguyễn Văn Long có những khám phá sâu sắc hơn. Tác giả tập trung phân
tích cốt truyện, chủ đề và nhân vật Mỵ trong tác phẩm. Trên cơ sở đó tác giả
đánh giá những thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt nghệ
thuật miêu tả tâm lí và khắc họa tính cách nhân vật. “Cũng như trong tập
Truyện Tây Bắc, truyện Vợ chồng A Phủ còn lôi cuốn người đọc bởi chất thơ
đậm đà, trong sáng. Phong cảnh và con người đẹp đẽ của Tây Bắc được ngòi
bút của Tô Hoài vẽ nên với một sức rung động thơ.” [33, tr.256]
Tương tự như vậy, tác giả Đỗ Kim Hồi trong bài viết Về Vợ chồng A Phủ
(1997), tác giả Nguyễn Quang Trung trong bài Vợ chồng A Phủ (1999) đều
tập trung đánh giá những thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật: những
tính cách độc đáo, những số phận giàu ấn tượng...để rồi các tác giả đi đến kết
luận: “Truyện Tây Bắc là thành quả đẹp trong mùa thu hoạch đầu tiên của Tô
Hoài trên quê hương văn học mới của ông...Vợ chồng A Phủ có một gương
mặt riêng độc đáo.”
Như một dòng sông vô tận với bao điều kỳ diệu, những sáng tác của Tô
Hoài và đặc biệt tập Truyện Tây Bắc của ông như những con sóng cảm xúc
nối dài khơi gợi sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu. Nhiều luận
văn Thạc sĩ, Tiến sĩ đã viết về tác phẩm của Tô Hoài. Năm 2005, tác giả Mai
Thị Nhung đã có công trình nghiên cứu rất công phu về phong cách nghệ
thuật Tô Hoài. Vấn đề mà tác giả luận văn đi sâu phân tích là phong cách