Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trùng tu và phục dựng di sản kiến trúc hoàng thành huế.
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1557

Trùng tu và phục dựng di sản kiến trúc hoàng thành huế.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

TRÙNG TU VÀ PHỤC DỰNG DI SẢN KIẾN TRÚC

HOÀNG THÀNH HUẾ

Sinh viên thực hiện : Đoàn Khánh Linh

Chuyên ngành : Việt Nam học

Lớp : 12CVNH

Người hướng dẫn : PGS TS. Lưu Trang

Đà Nẵng, tháng 05/2016

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Lịch Sử Đại học Sư phạm Đà Nẵng, và sự

đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn PGS TS. Lưu Trang tôi đã thực hiện đề tài

“Trùng tu và phục dựng di sản kiến trúc Hoàng thành Huế”.

Để hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn cácthầy cô giáo

đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn

luyện ở Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS TS. Lưu Trang đã tận

tình , chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng

để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với

công tác nghiên cứukhao học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như hạn chế về

kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất đònh

màbản thân chưa thấy được.

Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp

để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 07 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

ĐOÀN KHÁNH LINH

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................. 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG...................................................................................... 5

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 6

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................... 6

2. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................................ 7

3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 9

3.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 9

3.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 9

3.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 9

4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 9

5. Nguồn tư liệu ................................................................................................................. 9

6. Đóng góp của đề tài..................................................................................................... 10

7. Cấu trúc đề tài............................................................................................................. 10

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DI SẢN KIẾN TRÚC HOÀNG THÀNH HUẾ..... 11

1.1. Vài nét về Huế: vùng đất và con người.................................................................. 11

1.1.1. Vài nét về vùng đất Huế..................................................................................... 11

1.1.2. Con người xứ Huế ............................................................................................. 14

1.2. Triều Nguyễn và công cuộc xây dựng kinh thành Huế ........................................ 16

1.2.1. Khái quát về triều Nguyễn................................................................................. 16

1.2.2. Công cuộc xây dựng kinh thành Huế ............................................................... 19

1.3. Giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc kinh thành Huế ............................................... 25

1.3.1. Giá trị lịch sử...................................................................................................... 25

1.3.2. Giá trị văn hoá.................................................................................................... 26

1.3.3. Giá trị kiến trúc.................................................................................................. 27

CHƯƠNG 2. CÔNG CUỘC TRÙNG TU VÀ PHỤC DỰNG .................................... 31

DI SẢN KIẾN TRÚC HOÀNG THÀNH HUẾ............................................................ 31

2.1. Thực trạng di sản kiến trúc hoàng thành Huế ...................................................... 31

2.2. Công cuộc trùng tu và phục dựng hoàng thành Huế............................................ 41

2.2.1. Khái niệm trùng tu và phục dựng ..................................................................... 41

2.2.2.Mục đích, vai trò, ý nghĩa của việc trùng tu và phục dựng các di sản văn hoá

lịch sử ........................................................................................................................... 42

2.2.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước về trùng tu và phục dựng di sản văn hoá

lịch sử ........................................................................................................................... 47

2.2.4. Thành tựu và hạn chế của công cuộc trùng tu và phục dựng di sản kiến trúc

hoàng thành Huế ......................................................................................................... 51

2.3. Bài học kinh nghiệm và một số đề xuất về công tác trùng tu và phục dựng di sản

kiến trúc hoàng thành Huế ............................................................................................ 62

2.3.1. Bài học kinh nghiệm từ việc trùng tu và phục dựng di sản kiến trúc hoàng

thành Huế..................................................................................................................... 62

2.3.2. Một số đề xuất về công tác trùng tu và phục dựng di sản kiến trúc hoàng

thành Huế .................................................................................................................... 64

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 72

DANH MỤC VIẾT TẮT

BAVH: Bulletin des Amis du Vieux Huế – Những người bạn Cố Đô Huế

BTDTCĐ : Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế

DSKT : Di sản kiến trúc

DSVH : Di sản văn hoá

ĐNNTC : Đại Nam Nhất Thống Chí

ĐNTL : Đại Nam Thực Lục

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTH : Hoàng thành Huế

KHXH : Khoa học xã hội

KTH : Kinh thành Huế

KTS : Kiến trúc sư

ICCROM : International Center for Study of the Preservation and the

Restoration of Cultural Property – Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu

Bảo tồn và bảo quản các tài sản văn hóa

ICOM : International Council of Museums – Hội đồng Quốc tế về Bảo

Tàng

ICOMOS : International Council of Monuments and Sites – Hội đồng quốc tế

các di tích và di chỉ

TT&PD : Trùng tu và phục dựng

UBND : Uỷ ban nhân dân

UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization –

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc, viết tắt

VHTTDL : Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ kinh thành Huế sau khi quy hoạch

Sơ đồ 1.2. Phong thủy của kinh thành Huế

Sơ đồ 2.1. Tổng thể các công trình trong hoàng thành Huế

Sơ đồ 2.2. Mặt cắt công trình Ngọ Môn

Sơ đồ 2.3. Mặt cắt công trình Điện Thái Hoà

Sơ đồ 2.4. Tổng thể các công trình tại Hoàng thành Huế

Sơ đồ 2.5. Tổng thể công trình tại Tử Cấm Thành

Bảng1.1. Thực trạng các công trình tiêu biểu tại Đại Nội

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên

thế giới.Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã có những sự phát triển

vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.Góp phần cho sự phát triển chung của du

lịch thì các yếu tố văn hoá truyền thống được thể hiện tại các di sản văn hoá hay di

tích lịch sử chiếm vị trí khá quan trọng trong nền du lịch Việt Nam.

Trải dài trên đất nước Việt Nam là một chuỗi di sản của quốc gia và thế

giới. Có trên 20 di sản tự nhiên cũng như văn hoá được thế giới công nhận, trong

đó di sản về văn hoá chiếm quá nửa cả về vật thể lẫn phi vật thể. Lịch sử nghìn

năm sinh tồn, phát triển giống nòi, xây dựng quốc gia, người Việt đã tạo lập những

giá trị lớn lao về vật chất lẫn tinh thần. Thời gian, những biến cố lịch sử và quy

luật đào thải tự nhiên đã làm mai một phần lớn tài sản đó. Những gì còn lại tạo

thành di sản văn hoá dân tộc, là vốn liếng tinh thần, là tài nguyên vật chất mà các

thế hệ người Việt Nam đang được nhận thức cần lưu giữ lại, phát huy những giá

trị này trong cuộc sống hôm nay và mai sau. Trong quá trình đổi mới, mở cửa,

giao lưu hội nhập hiện nay của đất nước, di sản văn hóa dù là vật thể hay phi vật

thể cũng đã trở thành một nhân tố quan trọng. Về bản chất, di sản văn hóa đã

mang tính nhân loại.

Thông qua các hoạt động du lịch, di sản văn hoá nói chung và di sản kiến

trúc nói riêng của nước ta được giới thiệu rộng rãi trên khắp thế giới. Qua đó, đã

giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam là một đất nước có truyền thống

văn hóa lâu đời, thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, sản vật dồi dào, ẩm thực phong

phú, con người Việt Nam chăm lao động, mến khách, thân thiện. Sự giàu có về di

sản là điều kiện cần cho môi trường du lịch tại Việt Nam, tuy nhiên các di sản đó

đã được bảo vệ kịp thời hay chưa, đã ở đúng với vai trò của nó trong tiến trình lịch

sử hay chưa, đã được truyền đạt đúng giá trị của nó tới từng du khách hay chưa thì

lại là vấn đề còn tồn động ở các di sản ở Việt Nam. Vậy điều kiện đủ để góp phần

phát triển du lịch ở đây sẽ là gì?

Quần thể di tích Cố đô Huế là một tiêu biểu cho một điều kiện đủ để phát

triển du lịch di sản văn hoá tại Việt Nam, trong đó Kinh thành Huế là tiêu biểu cho

công tác bảo tồn bao gồm trùng tu và phục dựng đi đôi với khai thác để phát triển

du lịch di sản văn hoá mà ở đây tiêu biểu cho di sản kiến trúc. Quan trọng và cũng

là điểm tham quan thu hút khách du lịch chính của cả một quần thể di tích Cố đô

lại là Hoàng thành Huế hay còn gọi là Đại nội, nó nằm bên trong Kinh thành, nơi

có các cơ quan quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và

còn để bảo vệ Tử Cấm Thành. Thế nhưng hầu hết những công trình đều đã xuống

cấp có khả năm đổ sập bất cứ lúc nào tệ hơn là phần nhiều trong số các công trình

tại Hoàng thành chỉ còn là nền đá, nền gạch mà thôi có nơi còn bị xoá sổ hoàn

toàn.Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch, nghiên cứu và giáo dục,

cũng như bảo tồn lưu giữ những nét đẹptruyền thống của văn hoá dân tộc cho thế

hệ mai sau.

Chính vì lý do trên tôi đã chọn đề tài “Trùng tu và phục dựng di sản kiến

trúc Hoàng Thành Huế” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu

Từ những năm 1994, sau khi quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO

công nhận là di sản văn hóa thế giới, đã có nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc

tế đối với di sản Huế, trong đó có rất nhiều những công trình nghiên cứu, những

sách báo, tạp chí nói về công tác trùng tu và phục dựng di sản kiến trúc kinh thành

Huế.

Nhật Bản là quốc gia đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt cho công cuộc

nghiên cứu bảo tồn ở Huế như Đại học Nihon, Đại học Waseda, Đại học Tokyo và

Đại học Monotsukuri Nhật Bản. Với phương thức hợp tác chia sẻ kinh phí và đôi

bên cùng tiến hành trùng tu di tích.

Tạp chí “Những người bạn Cố Đô Huế” là ấn phẩm của Hội Đô thành hiếu

cổ, do Linh mục Léopold Cadière làm chủ bút. Dung lượng của tạp chí rất đồ sộ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!