Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba vì 50 năm xây dựng và phát triển
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
182.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1574

Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba vì 50 năm xây dựng và phát triển

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

KHOA HỌC KỸ THUẬT

2 Tạp chí chăn nuôi số 12 – 09

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái http:// www.lrc-tnu.edu.vn

Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba vì

50 năm xây dựng và phát triển

Nguyễn Hữu Lương

Giám đốc Trung tâm

rung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì là

đơn vị sự nghiệp khoa học công lập thuộc Viện

Chăn nuôi, có tiền thân từ Nông trường Quốc doanh

Ba Vì, được thành lập vào năm 1958 trực thuộc Công

ty Nông trường Trung ương, đến năm 1977 chuyển

Nông trường về Viện Chăn nuôi theo Quyết định số

210/NN-TC-QĐ và được Bộ Khoa học Công nghệ và

Môi trường cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động

khoa học và công nghệ .

Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì,

nhìn lại chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát

triển, 20 năm đổi tên và chuyển chế độ quản lý. Từ

khi thành lập, Trung tâm đều gắn chức năng nhiệm

vụ là nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăn nuôi

bò sữa, bò thịt và đồng cỏ. Một chặng đường dài

nghiên cứu khoa học đầy khó khăn, gian khổ và

thành công. Những kết quả nghiên cứu khoa học là

sự đóng góp của tập thể lãnh đạo, cán bộ công

nhân viên chức ở các thời kỳ trong chặng đường

dài ấy. Những thành tựu nổi bật được tóm tắt như

sau:

1. Kết quả nghiên cứu về bò sữa

- Đầu năm 1960, nông trường được tiếp nhận

đàn bò sữa Holstein Friesian (bò HF lang trắng đen)

do Trung Quốc viện trợ. Song do điều kiện khí hậu

nóng ẩm không phù hợp, đàn bò bị nhiễm bệnh ký

sinh trùng đường máu làm một số bò bị chết, những

con còn sống gầy yếu, năng suất thấp. Khi đó chẩn

đoán và xác định nguyên nhân chủ yếu là do đàn bò

nhập nội không thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng

ẩm vùng Ba Vì. Tháng 2 năm 1963, công tác điều tra

phẩm chất đàn bò được tiến hành. Bộ Nông trường đã

quyết định chuyển giao phần lớn số bò trên cho Nông

trường Mộc Châu và Nông trường Tam Đường, nơi

có khí hậu tương đối ôn hòa phù hợp với đàn bò sữa

này hơn. Vì vậy, số bò còn lại được tập trung chăm

sóc, dần dần phục hồi, cho năng suất sữa cao. Sau đó,

để có được đàn bò sữa cao sản thích nghi với điều

kiện khí hậu nóng ẩm, đề tài “Nghiên cứu tạo giống

bò sữa bằng phương pháp tạp giao giữa bò lai Sind

với bò lang trắng đen Trung Quốc” đã được thực hiện

tại Nông trường Quốc doanh Ba Vì.

- Năm 1964, tiến hành bằng phương pháp dùng

tinh lỏng của bò đực HF Trung Quốc cho phối với bò

cái lai Sind. Đề tài được phân chia làm hai mảng:

+ Thuần chủng bò lai Sind: chọn bò cái tuy đã

có máu Sind nhưng tầm vóc vẫn còn nhỏ (dưới 250

kg) cho phối với tinh bò Sind thuần bằng cách cho

nhảy trực tiếp để nâng cao tầm vóc của bò thế hệ sau

(bò nền).

+ Dùng tinh bò đực HF Trung Quốc phối cho

bò nền có máu bò Sind, tầm vóc trên 250 kg để tạo

ra đàn bò lai F1 được gọi là bò Hà ấn F1.

- Đến năm 1966, đàn bò Hà ấn F1 bắt đầu cho

sữa. Cuối năm 1968, đề tài tiến hành báo cáo tổng kết

về thế hệ đàn bò lai Hà ấn F1, lúc này có gần 200 con

trong tổng đàn 1297 con của Nông trường Ba Vì.

Sản lượng sữa bình quân của bò Hà ấn F1 đạt

1500 kg/con/chu kỳ cao hơn hẳn sản lượng 800

kg/con/chu kỳ của bò lai Sind được nuôi lấy sữa tại

nông trường cho đến thời điểm đó. Hơn nữa, bò F1

thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm ở Ba Vì.

Với kết quả đó, Nông trường Ba Vì tập trung nhiệm

vụ vào hướng sản xuất bò lai và cho lai tiếp đời thứ

hai (F2) và đời thứ ba (F3), Con đường tạo giống bò

lai hướng sữa Việt Nam có thể nói bắt đầu hình thành

T

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!