Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
776

Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự - Lý luận và thực tiễn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

KHOA LUẬT HÌNH SỰ

NGUYỄN VŨ HÒA LIÊN

MSSV: 0955030192

TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN LUẬT

Niên khóa: 2009 – 2013

Người hướng dẫn:

TS. VÕ THỊ KIM OANH

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013

DANH SÁCH CỤM TỪ VIẾT TẮT

1. TGGĐ: Trưng cầu giám định

2. THTT: Tiến hành tố tụng

3. GĐTP: Giám định tư pháp

4. TTHS: Tố tụng hình sự

5. BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự (năm 2003)

6. KLGĐ: Kết luận giám định

7. BLHS: Bộ luật hình sự (năm 1999, có sửa đổi bổ sung 2009)

MỤC LỤC

I. Lời nói đầu

II. Nội dung

Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG

HÌNH SỰ VIỆT NAM……………..................................................................1

1.1 Khái niệm chung trưng cầu giám định…………………………………………..1

1.1.1 Định nghĩa trưng cầu giám định……………………………………………….....1

1.1.2 Đặc điểm của trưng cầu giámđịnh……………………………………………......2

1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của hoạt động trưng cầu giám định………………………….8

1.2 Các nguyên tắc của hoạt động trưng cầu giám định trong tố tụng hình

sự….11

1.2.1 Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa………………………………..11

1.2.2 Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án………………….....................................13

1.2.3 Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành hoặc những người

tham gia tố tụng……………………………………………………………………………..15

1.3 Lược sử hình thành và phát triển các quy định về trưng cầu giám định từ

năm 1945 đến trước 2003……………………….…………………………………...16

1.3.1 Các quy định của pháp luật về trưng cầu giám định giai đoạn 1945 –

1975….16

1.3.2 Các quy định của pháp luật về trưng cầu giám định 1975 đến trước

2003…....19

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH TRONG TỐ

TỤNG HÌNH SỰ……………………………………………………...21

2.1 Pháp luật thực định về thẩm quyền trưng cầu giám định……………………21

2.1.1 Cơ quan có quyền ra quyết định trưng cầu giám định………………………...21

2.1.2 Nội dung quyết định trưng cầu giám định………………………………………26

2.2 Pháp luật thực định về chủ thể được trưng cầu giám

định………...................28

2.3 Pháp luật thực định về các trường hợp phải trưng cầu giám

định……...……32

2.4 Pháp luật thực định về nội dung kết luận giám định……………….…………40

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

GIÁM ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ…………………..................44

3.1 Thực tiễn thực hiện hoạt động trưng cầu giám định………………………….44

3.1.1 Về tổ chức, người giám định…………………………….…………………….. 45

3.1.2 Về thời hạn trong trưng cầu giám định……………………………….…………49

3.1.3 Về cơ chế giải quyết mâu thuẫn trong kết luận giám định và quyền giám định

lại của bị can, những người tham gia tố tụng khác……………………………….………53

3.1.4 Về cơ chế hoạt động của Viện kiểm sát trong trưng cầu giám

định……….……58

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định trong tố tụng hình

sự……………………………………………………………………………………..61

3.2.1 Giải pháp về mặt pháp luật……………………………………………………..61

3.2.2 Các giải pháp khác……………………………………………………………..65

III. Kết luận

IV. Danh mục tài liệu tham khảo

1

LỜI MỞ ĐẦU

* Tính cấp thiết đề tài:

Xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng cũng kéo theo không ít

những hệ lụy, một trong số đó là tình hình tội phạm ngày càng tăng với những

thủ đoạn vô cùng tinh vi và xảo quyệt. Việc nhanh chóng phát hiện, khám phá

chính xác, kịp thời những tội phạm để bảo vệ trật tự xã hội, hoàn thành nhiệm vụ

mà Đảng và Nhà nước giao cho là một trách nhiệm vô cùng khó khăn của cơ

quan tiến hành tố tụng hình sự, đặc biệt trong giai đoạn điều tra. Trong đó có

hoạt động trưng cầu giám định. Trong một xã hội mà công nghệ thông tin cùng

với những vũ khí nguy hiểm phát triển như vũ bão, thì giám định cũng như trưng

cầu giám định là một hoạt động vô cùng cần thiết để giúp các cơ quan có những

bằng chứng xác đáng nhất giải quyết nhanh gọn vụ án.

Tuy nhiên, ở phương diện lý luận vẫn còn rất nhiều vấn đề về trưng cầu

giám định chưa được làm rõ và thống nhất, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau

dẫn đến hoạt động này tuy rất quan trọng nhưng còn khá mờ nhạt đối với các

nhà nghiên cứu, và có sự áp dụng thiếu thống nhất đồng bộ của cơ quan tiến

hành tố tụng. Cụ thể, các quy định về trưng cầu giám định còn khá sơ sài, chưa

nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng và giám định

viên. Công tác giám định còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó Luật Giám định tư

pháp mới ra đời chưa hoàn toàn đi vào thực tiễn, thiếu những quy định hướng

dẫn cụ thể…

Nhận thấy những vấn đề trên, tác giả cho rằng nghiên cứu một cách có hệ

thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động trưng cầu giám định là

một việc làm vô cùng cấp thiết trong tiến trình “xây dựng ngôi nhà khoa học” cho

đất nước, đặc biệt khi Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 đang trong giai đoạn

được sửa đổi, bổ sung.

* Tình hình và mục đích nghiên cứu đề tài:

2

Vấn đề giám định là một vấn đề được bàn luận hết sức sôi nổi, nhất là khi

Dự thảo Luật Giám định tư pháp được đưa ra để góp ý và khi Luật Giám định tư

pháp mới bắt đầu có hiệu lực. Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này có

thể kể đến như:

- Nguyễn Hải Nam: “Bàn về các nguyên tắc giám định tư pháp” – Tạp chí

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 1/2011.

- TS. Dương Ngọc Ngưu: “Giám định tư pháp” – Tạp chí Nghiên cứu lập

pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 2/2004.

- Nguyễn Văn Trượng: “ Cần hoàn thiện một số quy định của pháp luật về

giám định tư pháp trong tố tụng hình sự” – Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư

Pháp, Số 12/2010.

- “Một số ý kiến về hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự” –

Kiểm sát. Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao, Số 5/2008.

Liên quan tới vấn đề giám định, ở cấp độ Luận văn tốt nghiệp ở trường

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, có : Luận văn “Địa vị pháp lí người giám

định trong tố tụng hình sự” của Lê Hoàng Nam khóa 1997-2002 và luận văn:

“Kết luận giám định trong tố tụng hình sự” của Nguyễn Anh Định khóa 1999-

2004.

Còn về trưng cầu giám định có rất ít những người nghiên cứu tiếp cận vấn

đề này. Nếu có chỉ nghiên cứu chung chung hoặc tiếp cận ở một khía cạnh cụ thể,

hay trong phạm vi hẹp như:

- Luận văn Thạc sỹ: “Nâng cao hiệu quả hoạt động trưng cầu giám định

trong điều tra tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.”

- Ths. Nguyễn Văn Trượng: “Bàn về nhận thức và áp dụng các quy định

của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm quyền trưng cầu giám định tư

pháp” – Tạp chí kiểm sát. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Số 11/2007.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!