Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trở về cội nguồn minh triết Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trở về cội nguồn minh triết Việt
Xưa nay, nói về minh triết, người ta thường đi tìm định nghĩa hoặc dẫn ra những ví dụ về
minh triết. Trong khi vấn đề quan yếu nhất, là nguồn cội của minh triết lại chưa được quan
tâm. Trong tham luận nhỏ này, tôi thử đưa ra một vài suy nghĩ ban đầu.
1. Đi tìm cội nguồn minh triết Việt
Trong ý nghĩa nào đó thì minh triết là “Sự khôn ngoan và sáng suốt trầm tích trong
chiều sâu nhất của văn hóa và tỏa năng lượng nuôi dưỡng nền văn hóa dân tộc.” Vì
vậy, muốn tìm cội nguồn của minh triết, trước hết phải tìm ra cội nguồn văn hóa.
Nhờ những phát kiến mới nhất về di truyền học, ta biết rằng, khoảng 70.000 năm trước,
Người khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi men theo bờ biển Ấn Độ, Pakistan tới Việt
Nam. Sống trong môi trường thuận lợi, hai đại chủng Australoid và Mongoloid hòa huyết,
sinh sôi thành 4 chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Khoảng
40.000 năm trước, người Việt cổ lan ra khắp lục địa Đông Nam Á, châu Úc, các đảo ngoài
khơi rồi lên khai phá lục địa Trung Hoa để từ đó lên Siberi, vượt eo Bering sang chiếm lĩnh
châu Mỹ.
Khoảng 15.000 năm trước, từ trung tâm Hòa Bình, người Việt cổ mang công cụ đá, cây kê,
khoai sọ, lúa nước, giống gia súc lên đất Trung Hoa, bắt đầu gầy dựng nền nông nghiệp nơi
này. Tới thiên niên kỷ IV TCN, người Việt sống trên duyên hải Đông Á chiếm tới 54% nhân
loại và tạo dựng nền văn hóa nông nghiệp lúa nước tiến bộ nhất hành tinh.
Khoảng thiên niên kỷ V TCN, tại vùng hoàng thổ Hoàng Hà, có sự tiếp xúc giữa người Bách
Việt nông nghiệp và người du mục thuộc chủng Mongoloid phương Bắc, sinh ra chủng người
Mongoloid phương Nam, mà theo tài liệu khảo cổ, là chủ nhân văn hóa trồng kê Ngưỡng
Thiều.
Khoảng 2600 năm TCN, người Mông Cổ vượt Hoàng Hà, chiếm đất của người Việt. Lãnh tụ
Bách Việt là Đế Lai hy sinh, Lạc Long Quân, một lãnh tụ Việt, dẫn đoàn quân dân Việt dùng
thuyền ra biển xuống phía nam, đổ bộ vào Nghệ Tĩnh. Do cùng chủng tộc và cùng tiếng nói,
đoàn thuyền nhân được người bản địa cưu mang. Sau đó Lạc Long Quân chuyển lên vùng
Việt Trì lập nước Văn Lang. Sắc dân Mongoloid trong đoàn di tản hòa huyết với người bản
địa, tạo ra lớp người Mongoloid phương Nam mới, dần dần trở thành đa số. Những người
Mongoloid phương Nam mới sinh này là tổ tiên trực tiếp của người Việt (Kinh) hiện đại
chúng ta. Nhiều di chỉ mộ táng mà tiêu biểu là khu mộ Mán Bạc, Ninh Bình chứng tỏ điều
này.
Khi vào phía nam Hoàng Hà chiếm đất Bách Việt, người Mông Cổ từ bỏ lối sống du mục, học
nghề nông của người bản địa. Với thời gian, số lượng người Mông Cổ ít ỏi hòa huyết với
người Bách Việt, trở thành người Mongoloid phương Nam, được gọi là Hoa Hạ. Dần dần, như
vết dầu loang, chủng Hoa Hạ trở nên thành phần chủ thể trên đất Trung Hoa. Là con cháu
của người Bách Việt, người Hoa Hạ tiếp thu nghề nông cùng văn hóa Bách Việt để tạo dựng
nền văn hóa Hoa Hạ rực rỡ vào khoảng giữa thiên niên kỷ II TCN.
Như vậy, bức tranh thời tiền sử Đông Á được vẽ bằng những nét chính sau: