Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
108
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1076

Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH



Huỳnh Cát Dung

TRỞ NGẠI TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP

CỦA SINH VIÊN VỚI GIẢNG VIÊN Ở MỘT

SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 603180

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. BÙI NGỌC OÁNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010

TRI ÂN



Em xin gởi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học Sư

Phạm thành phố Hồ Chí Minh cùng quý thầy cô đã giảng dạy và hỗ trợ em trong suốt

2 năm học cao học.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Bùi Ngọc Oánh – phó giáo sư -

tiến sĩ Tâm lý học đã trực tiếp, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em về mọi mặt từ những

ngày đầu cho đến khi luận văn tốt nghiệp được hoàn thành.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Sư Phạm TP.HCM, đại học Sư

Phạm Thể Dục Thể Thao TP.HCM và đại học Kinh Tế TP.HCM đã nhiệt tình hỗ trợ và

tạo điều kiện cho em thực hiện luận văn theo đúng tiến độ.

Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trường đại học Sư Phạm TP.HCM, đại học

Kinh Tế TP.HCM và đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao TP.HCM, người thân, đồng

nghiệp đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010

Tác giả

Huỳnh Cát Dung

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Viết đầy đủ Viết tắt

Đại học Kinh Tế ĐHKT

Đại học Sư Phạm ĐHSP

Đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao ĐHSPTDTT

Giảng viên GV

Giao tiếp GT

Significance – xác suất ý nghĩa Sig

Sinh viên SV

Tần số f

Tần suất W

Thứ bậc TB

Trở ngại tâm lý TNTL

Phần 1. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Không ai có thể phủ nhận: Giao tiếp là một điều kiện không thể thiếu trong hoạt động

của con người. Nhờ có giao tiếp mà con người tồn tại và thông qua giao tiếp, nhân cách con

người được hình thành và phát triển. Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa

người với người và mức độ hình thành nhân cách con người phụ thuộc rất lớn vào quá trình

và kết quả giao tiếp.

1.2. Ngày nay, xã hội phát triển, kinh tế tri thức được chú trọng, các ngành dịch vụ được

lên ngôi, sự giao thoa về văn hóa càng nhiều thì giao tiếp càng giữ vai trò quan trọng trong

việc quyết định sự thành công hay thất bại của công việc. Nếu chúng ta thiết lập được mối

quan hệ tốt ngay từ ban đầu với mọi người và duy trì mối quan hệ đó thì hiệu quả công việc

đạt được sẽ cao hơn. Đó là sự thật không thể phủ nhận. Trong quá trình giao tiếp, con người

ít nhiều sẽ gặp những trở ngại về mặt tâm lý, vì vậy để giao tiếp đạt hiệu quả, chúng ta phải

phát hiện và vượt qua những trở ngại đó.

1.3. Sinh viên là nguồn nhân lực quý giá của quốc gia, nhân cách của họ chính là kết quả

của ngành giáo dục. Kết quả này là cả một quá trình lao động không ngừng của thầy và trò,

chính hoạt động giao tiếp của sinh viên là yếu tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát

triển nhân cách của họ, trong đó, quá trình và kết quả giao tiếp của sinh viên với giảng viên

là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và sự phát triển nhân cách của sinh viên. Quá

trình rèn luyện để đạt được kỹ năng giao tiếp với giảng viên của sinh viên là một trong

những hành trang chuẩn bị vững chắc cho sinh viên gia nhập vào xã hội và thực hiện chức

năng của mình. Vì vậy, nếu bước chuẩn bị này không tốt thì khi ra trường sinh viên sẽ gặp

rất nhiều khó khăn. Nhưng hiện nay, trong quy trình đào tạo của hầu hết các trường đại học,

chúng ta chỉ chú trọng đến việc trang bị tri thức chuyên môn cho sinh viên, còn các tri thức

nghiệp vụ, các kỹ năng xã hội thì ít được quan tâm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp mà cụ thể là

kỹ năng giao tiếp với giảng viên. Do vậy, sinh viên thường không tự tin khi giao tiếp, trao

đổi những vấn đề chưa hiểu với giảng viên, ngại ngùng, luống cuống khi đứng lên phát biểu,

lúng túng khi đi phỏng vấn xin việc, khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ trong môi

trường mới, thiếu linh hoạt và nhạy bén khi giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình

giao tiếp… Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó của sinh viên là do họ gặp những trở

ngại tâm lý trong giao tiếp mà họ không phát hiện ra hoặc không thể vượt qua. Nếu chúng ta

không giúp họ vượt qua những trở ngại tâm lý đó thì dần dần sẽ hình thành nên tính ỳ trong

giao tiếp mà sau này khi ra trường họ sẽ rất khó để phá bỏ tính ỳ ấy. Để khắc phục những trở

ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên và giúp sinh viên đạt kết quả tốt trong học tập thì

bước phát hiện và phá bỏ những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên cho sinh viên

là quan trọng và thiết thực. Nhưng những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với

giảng viên là gì? Làm sao để khắc phục được những trở ngại đó?

1.4. Mặc dù giao tiếp có vai trò rất quan trọng như vậy nhưng hiện nay trong tâm lý học

vấn đề này ít được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống và việc phát hiện ra những trở

ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên để giúp họ vượt qua những trở ngại

đó rất cần thiết.

Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Trở

ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên”.

2. Mục đích nghiên cứu

Phát hiện những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở một số

trường đại học tại TPHCM, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những trở ngại

đó.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên.

3.2. Khách thể nghiên cứu:

Sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba của 3 trường: đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao

TPHCM; đại học Sư Phạm TPHCM, đại học Kinh Tế TPHCM

4. Giả thuyết khoa học

4.1. Sinh viên có thể gặp rất nhiều trở ngại về mặt tâm lý khi giao tiếp với giảng viên,

những trở ngại đó có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV.

4.2. Nếu có các giải pháp phù hợp thì có thể hạn chế được những TNTL của SV khi giao

tiếp với GV.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

5.2. Thực trạng những TNTL trong GT của sinh viên với giảng viên.

5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những TNTL trong GT của sinh viên với

giảng viên.

6. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu

6.1. Các phương pháp nghiên cứu

6.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích và tổng hợp tài liệu.

6.1.2. Phương pháp điều tra

Người nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra để khảo sát thực trạng những TNTL có thể

gặp trong GT của sinh viên với giảng viên và nguyên nhân gây ra các trở ngại đó.

6.1.3. Phương pháp đàm thoại

Người nghiên cứu tiến hành đàm thoại với SV và GV để thu nhận thông tin về những

khó khăn tâm lý của sinh viên khi giao tiếp với giảng viên.

6.1.4. Phương pháp quan sát

Người nghiên cứu quan sát giờ học trên lớp của sinh viên để phát hiện biểu hiện của

những TNTL của sinh viên khi GT với giảng viên.

6.1.5. Phương pháp thực nghiệm đơn giản trong quá trình điều tra

- Người nghiên cứu xây dựng một số tình huống mà SV có thể gặp trong quá trình GT

với GV, sau đó yêu cầu SV giải quyết để phát hiện ra những TNTL mà SV gặp phải khi giao

tiếp với GV. Khi giải quyết tình huống, nếu SV thẳng thắn trao đổi và thể hiện tự nhiên với

GV thì chứng tỏ SV không gặp trở ngại. Nếu SV né tránh, không dám trao đổi và ngại

ngùng, lúng túng khi GT với GV thì chứng tỏ SV gặp trở ngại. Tùy vào cách giải quyết của

SV, đồng thời dựa vào cơ sở lý luận của đề tài mà người nghiên cứu rút ra những TNTL của

SV khi GT với GV.

- Khảo sát tính phù hợp và khả thi của một số giải pháp.

6.1.6. Phương pháp xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows 11.5.

6.2. Tổ chức nghiên cứu

Để đạt mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu theo các giai

đoạn:

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

Để đáp ứng nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu lý luận, người nghiên cứu

sử dụng chủ yếu là phương pháp thu nhận thông tin, phân tích, tổng hợp tài liệu để hệ thống

hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.

- Giai đoạn 2: Điều tra thực trạng

Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến sơ bộ nhằm lấy ý kiến khách quan từ phía

sinh viên về vấn đề nghiên cứu.

* Khách thể thăm dò:

N

Trường Khối lớp Giới tính

ĐHSP ĐHKT ĐHSPTDTT Năm 1 Năm 3 Nữ Nam

N % N % N % N % N % N % N %

240 74 30.8 77 32.1 89 37.1 114 47.5 126 52.5 108 45 132 55

Bước 2: Tiến hành phương pháp đàm thoại, quan sát và thực nghiệm.

* Người nghiên cứu tiến hành quan sát 36 tiết học trên lớp của sinh viên (12 tiết ở

trường ĐHSP, 12 tiết ở trường ĐHKT và 12 tiết ở trường ĐHSPTDTT), trong đó có 24 tiết

đơn (chỉ có 1 lớp học) và 12 tiết ghép ( lớp ghép - học ở giảng đường).

* Người nghiên cứu tiến hành đàm thoại với 29 SV (8 SV trường ĐHSP, 8 SV trường

ĐHKT và 13 SV trường ĐHSPTDTT).

* Người nghiên cứu tiến hành đàm thoại với 17 GV (4 GV trường ĐHSP, 5 GV

trường ĐHKT và 8 GV trường ĐHSPTDTT), trong đó có 6 GV nam và 11 GV nữ.

* Khách thể thực nghiệm đơn giản:

N

Trường Khối lớp Giới tính

ĐHSP ĐHKT ĐHSPTDTT Năm 1 Năm 3 Nữ Nam

N % N % N % N % N % N % N %

186 48 25.8 76 40.9 62 33.3 91 48.9 95 50.1 82 44.1 104 55.9

Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến chính thức để điều tra thực trạng vấn đề

nghiên cứu

Người nghiên cứu phát ra 600 phiếu, thu vào 562 phiếu, sử dụng 497 phiếu hợp lệ.

* Khách thể nghiên cứu thực trạng:

Bảng phân bố khách thể nghiên cứu thực trạng theo trường

N

Trường

ĐHSP ĐHKT ĐHSPTDTT

N % N % N %

497 166 33.4 167 33.6 164 33

Bảng phân bố khách thể nghiên cứu thực trạng theo giới tính và theo khối lớp

N

Giới tính Khối lớp

Nữ Nam Năm 1 Năm 3

N % N % N % N %

497 235 47.3 262 52.7 246 49.5 251 50.5

- Giai đoạn 3: Khảo sát tính phù hợp và khả thi của một số giải pháp.

Căn cứ trên cơ sở của vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu đưa ra một số giải pháp

nhằm khắc phục những TNTL trong GT với GV cho SV, sau đó khảo sát tính phù hợp và

khả thi của các giải pháp qua ý kiến của GV và SV.

* Khách thể khảo sát

Bảng phân bố khách thể khảo sát tính phù hợp và khả thi của các giải pháp

Trường

Khách thể

ĐHSP ĐHKT ĐH SPTDTT Tổng

N % N % N % N

Giảng viên 12 37.5 8 25.0 12 37.5 32

Sinh viên 35 29.4 36 30.3 48 40.3 119

7. Giới hạn của đề tài

7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu:

Đề tài chỉ nghiên cứu một số trở ngại tâm lý điển hình trong giao tiếp của sinh viên

với giảng viên.

7.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành trên khách thể chọn ngẫu nhiên ở sinh viên năm thứ nhất

và năm thứ ba của 3 trường: đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao TPHCM; đại học Sư Phạm

TPHCM, đại học Kinh Tế TPHCM.

7.3. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu:

Đề tài chỉ nghiên cứu những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng

viên ở trên lớp và trong trường học.

8. Đóng góp mới của đề tài

Phát hiện ra những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở 3

trường: đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao TPHCM; đại học Sư Phạm TPHCM, đại học

Kinh Tế TPHCM và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những trở ngại đó.

Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

1.1.1. Sơ lượt lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài

Trong khoa học tâm lý, giao tiếp (GT) được xem là một phạm trù khá mới. Mặc dù

vào thế kỉ XIX đã có một số nhà triết học như L.Phơ Bách, C.Mác…quan tâm đến vấn đề

GT nhưng mãi đến thế kỉ XX thì vấn đề GT mới được các nhà triết học, xã hội học và tâm lý

học quan tâm nghiên cứu. Cụ thể, trong thời kỳ đó, chúng ta thấy nổi lên những nhà nghiên

cứu về GT như: Ở Mỹ có nhà triết học và tâm lý học G.Mit (1863 – 1931); đại diện của triết

học hiện sinh và triết học Nhật Bản có Mactinbabơ (1878 - 1965); Cacgiacpe (1883 – 1969)

– nhà triết học và tâm lý học người Đức; Gienmarơsen (1869 – 1963) và J.P.Sactcơ (1905 –

1981) – là hai nhà hiện sinh Pháp cùng Munie (1905 – 1950) đại diện cho triết học cá nhân

cũng đã nghiên cứu GT.

Vào năm 1956, cuốn sách “GT” được cho ra đời bởi 3 tác giả người Mỹ: Johnson, L

Grisson, M. Schalekamp. Nội dung chính mà các tác giả đề cập đến trong tác phẩm của mình

là mối quan hệ của kỹ năng GT với sự tiến bộ trong trường đại học của sinh viên. [48]

Đến năm 1960, tác giả người Pháp Bavelas đã nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc

GT, ông đã đưa ra được khái niệm “khoảng cách” được lý giải như những mắt xích GT cần

thiết để thông điệp được gửi tới đối tượng GT bằng con đường ngắn nhất.

Đầu những năm 70 của thế kỷ XIX, ở Liên Xô cũ đã xuất hiện một số bài báo về GT

được giới thiệu ở ba hội nghị tâm lý học về GT. Ở ba hội nghị này, các nhà khoa học đã tập

trung thảo luận những vấn đề về GT như: phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu GT;

Phương pháp và công cụ nghiên cứu GT; Cơ chế GT; Ảnh hưởng của những đặc điểm cá

nhân đến quá trình GT; Mô hình hóa quá trình GT…[6, 9]

Năm 1974, nhà tâm lý học nổi tiếng A.N.Leônchiev đã xuất bản tác phẩm “Tâm lý học

GT”, đến năm 1979, ông lại tiếp tục cho ra đời cuốn sách “GT sư phạm”, tiếp đến là tác

phẩm “Hoạt động và GT”. Và hàng loạt các tác phẩm về GT cũng đã ra đời trên mảnh đất

Liên Xô cũ như cuốn “Về bản chất GT người” của Xacopnhin (1973); “Vấn đề GT trong tâm

lý học” của K.K.Platonov (1981); “Những khó khăn tâm lý của GT liên nhân cách” của

E.V.Sucanova (1985); “Thế giới GT” của Kagan (1988)… Vì vậy, có thể nói GT đã trở

thành một ngành khoa học độc lập ở Liên Xô lúc bấy giờ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!