Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ XUÂN
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
ĐỐI VỚI CÁC NHÓM XÃ HỘI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ XUÂN
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
ĐỐI VỚI CÁC NHÓM XÃ HỘI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
MÃ SỐ CN: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Trí Hảo
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương ” là
công trình do chính tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Võ Trí Hảo. Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực
của luận văn.
Nếu có sai trái, tác giả xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm điểm luận
văn và Nhà trường theo Quy chế Đào tạo Sau Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Xuân
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCC: Cán bộ, công chức
CLB: Câu lạc bộ.
PBGDPL: Phổ biến, giáo dục pháp luật
TPHCM: thành phố Hồ Chí Minh
TGPL: Trợ giúp pháp lý
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
1. Phụ lục 1. Kết quả khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý.
2. Phụ lục 2. Kinh phí thực hiện công tác trợ giúp pháp lý (Từ 1997-2013).
3. Phụ lục 3. Thống kê trợ giúp pháp lý theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
4. Phụ lục 4. Thống kê trợ giúp pháp lý theo hình thức trợ giúp pháp lý.
5. Phụ lục 5. Thống kê trợ giúp pháp lý theo đối tượng trợ giúp pháp lý.
6. Phụ lục 6. Thống kê trợ giúp pháp lý theo người thực hiện trợ giúp pháp lý.
7. Phụ lục 7. Thống kê trợ giúp pháp lý theo địa điểm trợ giúp pháp lý.
8. Phụ lục 8. Đơn yêu cầu, phiếu yêu cầu thực hiện trợ giúp pháp lý.
9. Mẫu phiếu khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân.
10. Mẫu phiếu khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý (đối với phụ nữ).
11. Phiếu khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý đối với người lao động di cư.
12. Các hình ảnh về hoạt động trợ giúp pháp lý.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ĐỐI
VỚI CÁC NHÓM XÃ HỘI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG .............................................5
1.1. Lịch sử hình thành, khái niệm, đặc điểm, vai trò trợ giúp pháp lý đối với
các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng............................................................................5
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý.................5
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã
hội dễ bị tổn thương .............................................................................................7
1.2. Các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng cần đƣợc trợ giúp pháp lý ....................11
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................11
1.2.2. Đặc trưng..................................................................................................11
1.2.3. Phân loại các nhóm xã hội dễ bị tổn thương cần được trợ giúp pháp lý.12
1.3. Hình thức trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn
thƣơng ......................................................................................................................15
1.3.1. Tư vấn pháp luật.......................................................................................15
1.3.2. Tham gia tố tụng.......................................................................................15
1.3.3. Đại diện ngoài tố tụng..............................................................................15
1.3.4. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác:.......................................................15
1.4. Phạm vi, lĩnh vực trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn
thƣơng ......................................................................................................................17
1.5. Tổ chức và ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị
tổn thƣơng................................................................................................................18
1.5.1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý:.........................................................18
1.5.2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý .............................................................18
1.6. Quy trình thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn
thƣơng ......................................................................................................................21
1.6.1. Tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra điều kiện thụ lý............................................21
1.6.2. Thụ lý hoặc từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý..................................22
1.6.3. Phân công người thực hiện trợ giúp pháp lý ...........................................22
1.6.4. Thực hiện trợ giúp pháp lý .......................................................................23
1.6.5. Lưu hồ sơ trợ giúp pháp lý .......................................................................26
1.6.6. Thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý ...............27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................27
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÁC NHÓM
XÃ HỘI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG............................................................................29
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dƣơng liên quan đến hoạt động trợ
giúp pháp lý .............................................................................................................29
2.1.1. Công nghiệp hoá kéo theo lao động nhập cư...........................................29
2.1.2. Nhu cầu trợ giúp pháp lý cao...................................................................29
2.2. Thực trạng trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng.....30
2.2.1. Công tác ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai trợ giúp pháp lý trên
địa bàn tỉnh Bình Dương....................................................................................30
2.2.2. Tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý đối
với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương ................................................................31
2.2.3. Đối tượng, hình thức trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn
thương.................................................................................................................34
2.2.4. Quy trình thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn
thương.................................................................................................................38
2.3. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động trợ giúp pháp lý đối với các nhóm
xã hội dễ bị tổn thƣơng ...........................................................................................38
2.3.1. Tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý đối
với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương ................................................................38
2.3.2. Về đối tượng, hình thức trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị
tổn thương...........................................................................................................41
2.3.3. Về quy trình thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn
thương.................................................................................................................41
2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động trợ giúp pháp lý
đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng .............................................................44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................52
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRỢ
GIÚP PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÁC NHÓM XÃ HỘI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG .....55
3.1. Tính cấp thiết nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý đối với các
nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng ................................................................................55
3.1.1. Bảo đảm quyền con người........................................................................55
3.1.2. Nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân. ..............................................................................56
3.1.3. Xuất phát từ yêu cầu kịp thời thể chế hóa chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về trợ giúp pháp lý. .............................................................56
3.1.4 Xuất phát từ thực trạng trợ giúp pháp lý chưa tốt đối với các nhóm xã hội
dễ bị tổn thương, còn nhiều bất cập...................................................................57
3.2. Mục tiêu, nguyên tắc hoàn thiện hoạt động trợ giúp pháp lý đối với các
nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng ................................................................................57
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý đối với
các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng..........................................................................58
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã
hội dễ bị tổn thương. ..........................................................................................58
3.3.2. Xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn
thương.................................................................................................................68
3.3.3. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trợ giúp pháp lý .69
3.3.4. Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý đối với các
nhóm xã hội dễ bị tổn thương.............................................................................69
3.3.5. Đổi mới nội dung, phương pháp tập huấn trợ giúp pháp lý đối với các
nhóm xã hội dễ bị tổn thương.............................................................................70
3.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp
lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. .....................................................70
3.3.7. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động trợ giúp pháp lý
đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. .........................................................70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................71
KẾT LUẬN..............................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhóm xã hội dễ bị tổn thương gồm nhóm những người có vị thế về chính trị,
kinh tế hoặc xã hội thấp hơn so với đa số, khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên
hay bị vi phạm quyền. Bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt hơn so với những
nhóm người khác. Do đó, quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương luôn chiếm
vị trí quan trọng trong luật nhân quyền quốc tế. Nhiều văn kiện quốc tế về nhân
quyền đã được thông qua trong đó có nhiều văn kiện đề cập đến quyền của các
nhóm xã hội dễ bị tổn thương.
Ở Việt Nam, với mục tiêu vì các quyền con người của toàn thể nhân dân,
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định chính sách nhất quán coi con người là trung
tâm của sự phát triển, lấy sự phát triển của con người là thước đo của sự phát triển
xã hội, trong đó đặc biệt coi trọng bảo đảm sự công bằng xã hội, thông qua việc hỗ
trợ, giúp đỡ những nhóm xã hội dễ bị tổn thương dưới mọi hình thức. Điều này thể
hiện rất rõ qua các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Trong đó có chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý để giúp cho nhóm đối
tượng cần được trợ giúp pháp lý nói chung, các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nói
riêng được tiếp cận với các dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp luật, đại diện, bào
chữa, hoà giải... giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu
biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến,
giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế
tranh chấp và vi phạm pháp luật nhằm góp phần bảo đảm cho mọi công dân đều
bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội. Đây là một chủ trương,
chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước
ta trong việc bảo vệ nhóm xã hội dễ bị tổn thương (nhóm yếu thế) trong xã hội.
Hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian qua đã giúp các nhóm xã hội dễ bị
tổn thương có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật, góp phần
nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật để có xử sự phù hợp với quy
định của pháp luật cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặc
dù công tác trợ giúp pháp lý đã được tăng cường, thậm chí để đáp ứng nhu cầu trợ
2
giúp pháp lý của người dân, có địa phương1
đã “xé rào” trong việc ban hành văn
bản để mở rộng đối tượng trợ giúp pháp lý (hình thức tư vấn pháp luật được mở
rộng đối với mọi đối tượng có nhu cầu - trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại);
nhưng công tác này vẫn chưa đạt được mục đích đề ra, nhiều người thuộc nhóm xã
hội dễ bị tổn thương thực sự rất cần được trợ giúp pháp lý nhưng họ vẫn chưa được
tiếp cận với các dịch vụ pháp lý miễn phí.
Có nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do văn bản quy phạm pháp luật về
trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật có liên quan còn chưa thống nhất, thiếu
đồng bộ, không phù hợp với thực tiễn, nhiều nhóm xã hội dễ bị tổn thương cần
được tiếp cận với các dịch vụ pháp lý miễn phí nhưng chưa được quy định là đối
tượng trợ giúp pháp lý; mô hình trợ giúp pháp lý còn chưa rõ nét; nhận thức của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân về công tác trợ giúp pháp lý còn chưa đầy đủ nên chưa có
sự quan tâm nhiều cho công tác này; sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý còn thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên;
các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý còn chưa
đáp ứng nhu cầu; trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý còn bất cập.
Từ thực trạng trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương còn
những bất cập cần phải có giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời
gian tới và qua công tác thực tiễn, tác giải chọn đề tài “Trợ giúp pháp lý đối với các
nhóm xã hội dễ bị tổn thương” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trợ giúp pháp lý tuy là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam nhưng đến
nay đề tài đã có một số công trình nghiên cứu nhưng chưa được trọng tâm như các
công trình nghiên cứu sau:
- Luận văn thạc sĩ: Quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý của
Phan Hòa Hiệp. Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về trợ giúp pháp
lý tại tỉnh Gia Lai, một tỉnh với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo với nhiều
xã đặc biệt khó khăn. Chưa nghiên cứu về hoạt động TGPL đối với nhóm xã hội dễ
bị tổn thương ở một tỉnh công nghiệp với nhiều người lao động di cư sinh sống.
1 Ví dụ: tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh
3
- Sách tham khảo: Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong
điều kiện đổi mới của Tạ Thị Minh Lý. Sách đã tập trung phân tích thực trạng điều
chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý trong cả nước. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa
nghiên cứu sâu về hoạt động trợ giúp pháp lý đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương,
đặc biệt là người lao động di cư.
- Bài viết: Định hướng phát triển bền vững công tác trợ giúp pháp lý đến năm
2020 của Đỗ Xuân Lân, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về trợ giúp
pháp lý (3/2012). Bài viết đã phân tích những khó khăn trong công tác trợ giúp pháp
lý đồng thời đã đưa ra một số định hướng để công tác trợ giúp pháp lý phát triển
bền vững đến năm 2020. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa đề cập đến hoạt động trợ
giúp pháp lý đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương.
- Bài viết: Hòa giải ở cơ sở với công tác trợ giúp pháp lý của Bảo Nhi, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về trợ giúp pháp lý (3/2012). Bài viết đã khẳng
định tầm quan trọng của công tác hòa giải trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Tuy
nhiên, tác giả chưa đánh giá sâu về thực trạng hình thức hòa giải trong trợ giúp pháp
lý trong thời gian qua, việc thực hiện các kết quả hòa giải trong hoạt động trợ giúp
pháp lý, hiệu quả của hình thức hòa giải trong hoạt động trợ giúp pháp lý so với hòa
giải ở cơ sở theo Luật hòa giải ở cơ sở.
Nhìn chung các công trình trên đã tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về
trợ giúp pháp lý, về hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng chưa có một công trình nào
nghiên cứu chuyên đề về trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương,
đặc biệt là đối với đối tượng là người lao động di cư.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu các văn kiện của Đảng,
các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý cũng như thực tiễn thực hiện công tác trợ
giúp pháp lý, đề tài thực hiện nhằm làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và pháp lý
về trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương; thực trạng trợ giúp
pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương: những kết quả đạt được, những
tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Từ đó đề xuất một số giải
pháp để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.