Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TRO CAP VA TIN DUNG TRONG XUAT KHAU ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ & LUẬT
BÀI TIỂU LUẬN
KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: TRỢ CẤP VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
NHÓM SVTH: VICTORY
GVHD: THẦY BÙI ANH SƠN
NĂM 2011
1
LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập vào nền kinh tế thế giới tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế
nhiều nước. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã trở thành vấn đề sống còn đối với
nhiều nước đặc biệt là các nước đã tận dụng được lợi thế quy mô lớn, công suất hoạt
động dư thừa đòi hỏi phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Và cuộc cạnh tranh tìm kiếm
thị trường xuất khẩu trên thế giới đang ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn
với sự góp mặt của rất nhiều nhà xuất khẩu trong khu vực Đông Nam Á và các nhà
xuất khẩu có tiềm lực lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ,Mỹ... Các quốc gia
này đều đã có biện pháp khuyến khích xuất khẩu như tài trợ xuất khẩu thông qua việc
cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu nước ngoài, cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh
nghiệp xuất khẩu thông qua hoạt động của các ngân hàng xuất khẩu, các ngân hàng
thương mại và các tổ chức cho vay tư nhân khác hay trợ cấp xuất khẩu như đối với
mặt hàng nông sản để các mặt hàng xuất khẩu có thể có ưu thế cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Đặc biệt một số nước đã sử dụng biện pháp bán phá giá hàng hoá để
chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Trợ cấp nông sản và bán phá giá hàng hoá là những
biện pháp đang bị chỉ trích nhiều nhưng những hoạt động này vẫn diễn ra và đem lại
những thành công nhất định cho các nhà xuất khẩu các nước này và đe doạ đến nền
kinh tế các nước khác.Việt Nam trong mấy năm qua đã phát triển nền kinh tế hướng
về xuất khẩu và thực tế đã gặt hái được nhiều thành tựu. Nhưng cũng phải thừa nhận
rằng hàng xuất khẩu của Việt Nam còn đơn điệu và thiếu tính cạnh tranh. Tuy nhiên,
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế hội nhập và cần có những biện pháp để hàng
hoá Việt Nam có thể tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới. Từ lý do đó chúng
tôi muốn tìm hiểu thực tiễn sử dụng một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của một số
nước và đưa ra một số biện pháp đối với xuất khẩu ở Việt Nam.
Do khuôn khổ bài tiểu luận và thời gian nghiên cứu không nhiều, cộng với năng lực
nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế nên bài luận không thể tránh khỏi sai sót.
Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
2