Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

trình bày quan điểm của chủ nghĩa mác – lênin về “lợi nhuận
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề tài:
Trình bày quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin về “lợi nhuận”
I. Các quan điểm về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận:
1. Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương về vấn đề lợi nhuận:
Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào thời kỳ quá độ, nền kinh tế phong
kiến bước vào thới kỳ suy đồi và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình
thành. Giai cấp tư sản tăng cường dùng những biện pháp bạo lực như xâm
chiếm đất đai, trao đổi không ngang gía nhằm đẩy nhanh quá trình tích luỹ
nguyên thuỷ Tư Bản. Bên cạnh đó trong lĩnh vực khoa học tự nhiên( cơ học,
thiên văn học, địa lý...) đã có sư phát triển mạnh mẽ. Để biện hộ cho những
hành vi của mình, giai cấp tư sản đã đưa ra học thuyết trọng thương.
Các nhà kinh tế học của trường phái Trọng Thương đã đi tìm nguồn gốc
của lợi nhuận trong lưu thông. Họ cho rằng:“Lợi nhuận là do lĩnh vực lưu
thông trao đổi mua bán sinh ra nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều,mua
rẻ bán đắt. Không một người nào được lợi mà không làm hại cho kẻ khác.
Dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác. Trong trao
đổi phải có một bên thua để bên kia được lợi.”
Có thể thấy các nhà kinh tế học của trường phái Trọng Thương chưa
thấy được nguồn gốc thực sự của lợi nhuận là xuất phát từ quá trình sản xuất.
Mặc dù còn những sai lầm về cơ bản nhưng hệ thống quan điểm của chủ
nghĩa Trọng Thương đã tạo ra nhiều tiền đề kinh tế – xã hội cho các lý luận
kinh tế thị trường sau này phát triển.
2. Các quan điểm của trường phái cổ điển:
a. Quan điểm của William Petty:
W.Petty là nhà đại biểu nổi bật nhất của tư tưởng kinh tế Châu Âu trong thời
kỳ tan rã của Chủ Nghĩa Trọng Thương. K. Mark đánh giá cao W. Petty, coi ông
là người sáng lập ra Kinh Tế Học, Mark viết “ Khoa học cổ điển là toàn bộ mọi
Khoa Học Kinh Tế kể từ W. Petty trở đi đã tìm hiểu cái hiện thực nội tại của các
QHSX trong xã hội Tư Sản ”. Ông là người đầu tiên khởi xướng lý thuyết về giá trị
lao động và phát triển lý thuyết này thành học thuyết giá trị lao động.
Xuất phát từ lý luận này,W.Petty đã nghiên cứu về gía trị thặng dư, tuy chưa
đi sâu nhưng ông đã nêu lên khá rõ nét về hai hình thức biểu hiện của giá trị thặng
dư là địa tô và lợi tức. Ông đã định nghĩa: “Địa tô Tư Bản Chủ Nghĩa là số chênh
lệch giữa giá trị của sản phẩm và chi phí sản xuất. Địa tô là một phần của lợi
nhuận nhờ độ phì nhiêu của đất đai và vị trí canh tác”. Như vậy W. Petty đã
thấy được địa tô chênh lệch một.
1
Về lợi tức,trong tác phẩm “Bàn về tiền tệ ”, W. Petty cho rằng: “ Lợi tức
cũng như tiền thuê ruộng đất, là số tiền trả cho việc nhịn ăn tiêu và thưởng cho sự
mạo hiểm ”. Mức lợi tức phụ thuộc vào những điều kiện tự nhiên và tự phát.
Từ lý thuyết địa tô và lợi tức, W.Petty đã cố gắng giải thích về giá cả ruộng đất.
Ông khẳng định rằng giá cả ruộng đất phải được qui định một cách đặc biệt và gắn
giá cả ruộng đất với mức địa tô. Nhưng ông đã sai lầm vì cho rằng giá cả ruộng đất
bằng 20 địa tô/ năm. Có sai lầm này là do W.Petty chưa thấy được giá cả ruộng đất
một mặt có quan hệ với địa tô, mặt khác có quan hệ với tỷ suất lợi tức. Ông chưa
thấy giá cả ruộng đất chính là địa tô Tư Bản hoá.
Tóm lại, mặc dù còn nhiều thiếu sót và còn chịu ảnh hưởng của Chủ Nghĩa
Trọng Thương nhưng W.Petty đã có những bước tiến lớn khắc phục được những
sai lầm cơ bản của Chủ Nghĩa Trọng Thương như: Đã thấy được lợi nhuận từ lĩnh
vực sản xuất, nêu ra được mầm mống của lý luận về vấn đề bóc lột. Chính W.Petty
đã đặt nền tảng ban đầu cho Kinh Tế học cổ điển ở nước Anh.
b. Quan điểm của Adam Smith:
A.Smith (1723 – 1790) là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của
Kinh Tế Chính Trị Tư Sản. A.Smith đã xây dựng lý luận về lợi nhuận trên cơ sở lý
luận về giá trị lao động. Ông cho rặng lợi nhuận là “khoản khấu trừ thứ hai ” vào
sản phẩm của người lao động, chúng đều có chung nguồn gốc là lao động không
được trả công của người công nhân. Một mặt ông gắn lợi nhuận với quá trình sản
xuất, là kết quả của sự bóc lột, nhưng mặt khác ông đã phạm phải một sai lầm đó
là cho rằng lợi nhuận được tạo ra trong lưu thông. Khi nói về lợi tức, ông xem lợi
tức là một bộ phận của lợi nhuận mà nhà Tư Bản hoạt động bằng tiền đi vay phải
trả cho chủ nợ để được sử dụng Tư Bản. Ông đã thấy xu hướng bình quân hoá tỉ
suất lợi nhuận và xu hướng tỉ suất lợi nhuận giảm sút do khối lượng Tư Bản tăng
lên,vạch ra một cách đúng đắn mối quan hệ giữa tỉ suất lợi nhuận với Tư Bản.
Về địa tô, A.Mith chịu nhiều ảnh hưởng của trường phái Trọng Nông, ông đã
thấy được địa tô và lợi nhuận có cùng nguồn gốc với nhau, đều là kết quả lao động
của người khác. Địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm người lao động
còn lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai. Về mặt chất nó phản ánh quan hệ bóc lột.
Tuy nhiên, A.Mith còn có những hạn chế về lý luận lợi nhuận như: Chưa nêu ra
được lý luận hoàn chỉnh về lợi nhuận. Mặt khác ông không phân biệt được lĩnh
vực sản xuất và lưu thông nên cho rằng Tư Bản trong lĩnh vực sản xuất cũng như
trong lưu thông đều tạo ra lợi nhuận như nhau. Hơn nữa ông còn quan niệm lợi
nhuận là số tiền trả cho chủ xí nghiệp về sự rủi ro trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh, ông cũng phủ nhận lý luận giá trị thặng dư.
c. Quan điểm của David Ricardo:
Nếu như A.Smith sống trong thời kỳ công trường thủ công phát triển mạnh
mẽ thì D.Ricardo sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp. Đó là điều kiện
khách quan để ông vượt được ngưỡng giới hạn mà A.Smith dừng lại. Theo Mác
D.Ricardo là nhà tư tưởng của thời đại công nghiệp.
2