Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trinh bay cam nghi ve tac pham cha con nghia nang cua ho bieu chanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Trình bày cảm nghĩ về tác phẩm Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu
Chánh
Dàn ý chi tiết
1/ Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn trích
2/ Thân bài - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: Đẩy nhân vật vào tình huống
éo le để khắc sâu thêm tình cảm cha con sâu nặng, tăng sức hấp dẫn cho câu
chuyện. - Tình cảm cha đối với con:
+ Sống xa con luôn day dứt và nhớ con khôn nguôi. + Trở về với mong muốn được gặp con nhưng lại sợ liên lụy tới con nên chưa
gặp con đã vội dứt áo ra đi để con có được hạnh phúc. + Định nhảy sông tự tử để mong con bình yên. Một người cha đầy bất hạnh, luôn thương con, sẵn sàng hi sinh, không quản
ngại nguy hiểm mong gặp lại con. Vì hạnh phúc của con mà sẵn sàng tìm đến
cái chết. Tình cảm con đối với cha:
+ Nghe được câu chuyện giữa cha và ông ngoại càng hiểu và thương cha hơn. + Nhất quyết không cho cha đi, khao khát được sống trong tình yêu thương của
cha. + Cuộc gặp gỡ với cha thể hiện nỗi nhớ cha cháy bỏng, con sẵn sàng hy sinh
hạnh phúc để được bên cha, lo cho cha. 3/ Kết bài – Ý nghĩa của đoạn trích
+ Thể hiện tình cảm cha con sâu nặng. + Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện mâu thuẫn, cao trào. Ngôn ngữ bình
dị, gần gũi, đậm chất con người Nam Bộ. Bài tham khảo
Hồ Biểu Chánh là một trong những tác giả đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại. Ông là một tác giả quen thuộc đối với người dân Nam Bộ. Những tiểu thuyết của ông phản ánh chân thực cuộc sống của con người Nam
Bộ cũng như những truyền thống đạo đức tốt đẹp của con người giữa cuộc đời. “Cha con nghĩa nặng” là một tiểu thuyết tiêu biểu của ông thể hiện tình cảm
cha con sâu nặng giữa người cha tên Sửu và người con Tí. Để làm nổi bật chủ đề về tình nghĩa cha con sâu nặng, tác giả đã tạo nên tình
huống truyện với những mâu thuẫn cao trào, giàu kịch tính. Đọc đoạn trích
người đọc có thể cảm nhận được số phận éo le của nhân vật Sửu. Đó là một
người nông dân thuần phác, yêu vợ, thương con, chăm chỉ hiền lành. Nhưng vì
một phút nóng giận, ông vô tình giết vợ, vì thế phải sống chui lủi, đi biệt xứ. Ông chịu nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần, lúc nào cũng sống trong tình cảnh
dằn vặt lương tâm. Sống nơi biệt xứ, làm đủ nghề thuê mướn, thay tên đổi họ, nỗi khổ tâm luôn đầy ắp trong lòng Trần Văn Sửu, ông nhớ khôn nguôi và da
diết những đứa con của mình. Ông đã trở về với mong muốn là được gặp các con của mình nhưng điều đó sẽ
làm liên lụy tới các con của ông. Hai người con Quyên và Tí đều đều chuẩn bị
lấy vợ, lấy chồng. Sự xuất hiện của ông chắc chắn sẽ khiến hạnh phúc của các