Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Triết lý nhập thế của thiền phái trúc lâm với sự nghiệp giữ và xây dựng đất nước thời trần.
MIỄN PHÍ
Số trang
77
Kích thước
682.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
795

Triết lý nhập thế của thiền phái trúc lâm với sự nghiệp giữ và xây dựng đất nước thời trần.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

TRIẾT LÝ NHẬP THẾ CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

VỚI SỰ NGHIỆP GIỮ VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

THỜI TRẦN

Giáo viên hướng dẫn : TS. TRẦN NGỌC ÁNH

Sinh viên thực hiện : BÙI THỊ HOÀNG

Lớp : 10SGC

Đà Nẵng, tháng 5/2014

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành

đến thầy giáo TS. Trần Ngọc Ánh – người đã nhiệt tình,

chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin

cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị

Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tôi

trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin chân

thành cảm ơn bạn bè và người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tôi

hoàn thành khóa luận này.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn

chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được

sự đóng góp chân thành của thầy cô, bạn bè để đề tài được

hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Hoàng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3

5. Bố cục đề tài.................................................................................................. 3

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................... 3

NỘI DUNG....................................................................................................... 7

Chương 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA

PHẬT GIÁO TRÚC LÂM THỜI TRẦN ..................................................... 7

1.1. Hoàn cảnh ra đời củaPhật giáo Trúc Lâm thời Trần.................................. 7

1.1.1. Lịch sử du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam ....................... 7

1.1.1.1. Sơ lược về đạo Phật.............................................................................. 7

1.1.1.2. Sự du nhập Phật Giáo vào Việt Nam................................................. 11

1.1.1.3 Phật Giáo trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam........................... 13

1.1.2. Bối cảnh ra đời của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần .............................. 16

1.2. Lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam thời Trần..................................... 18

1.2.1. Phật giáo đầu thời Trần ......................................................................... 18

1.2.2. Phật giáo thời Trần nửa sau thế kỉ XIV ................................................ 18

1.3. Khái quát tư tưởng cơ bản Phật giáo Trúc Lâm thời Trần....................... 21

1.3.1. Khái quát tư tưởng thế giới quan Phật giáo Trúc lâm thời Trần........... 21

1.3.2. Khái quát tư tưởng Nhân sinh quan Phật giáo Trúc lâm thời Trần ...... 23

1.3.3. Vai trò lịch sử của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ................................ 25

Chương 2. TRIẾT LÝ NHÂN SINH NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO

TRÚC LÂM VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀO CÔNG CUỘC GIỮ NƯỚC

VÀ DỰNG NƯỚC CỦA DÂN TỘC THỜI TRẦN.................................... 29

2.1. Triết lý nhập thế trong tư tưởng phương Đông........................................ 29

2.1.1. Triết lý nhập thế trong Nho giáo........................................................... 29

2.1.2. Triết lý nhập thế trong Phật giáo........................................................... 32

2.1.2.1. Triết lý nhập thế trong Phật giáo nguyên thủy................................... 32

2.1.2.2. Triết lý nhập thế trong lịch sử Phật giáo Việt Nam........................... 35

2.2. Nhân sinh quan nhập thế của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần .................. 37

2.2.1. Tinh thần “Vô ngã” ............................................................................... 37

2.2.2. Tinh thần “Tùy duyên”.......................................................................... 40

2.2.3 . Tinh thần “Hòa quang đồng trần”........................................................ 44

2.3. Triết lý nhập thế của Phật giáo thời Trần với sự nghiệp giữ nước và xây

dựng đất nước.................................................................................................. 47

2.3.1. Triết lý nhập thế với sự nghiệp chống xâm lược .................................. 47

2.3.2. Triết lý nhập thế với sự nghiệp xây dựng lại đất nước ......................... 57

2.3.2.1. Tạo lập cơ sở hệ tư tưởng xã hội và đoàn kết dân tộc ....................... 57

2.3.2.2. Góp phần xây dựng gia giáo của người Việt ..................................... 59

2.3.2.3. Ảnh hưởng trong văn học................................................................... 60

2.3.2.4. Trong nghệ thuật, kiến trúc mỹ thuật................................................. 61

2.4. Vấn đề kế thừa và phát huy tinh thần nhập thế tích cực của Phật giáo Trúc

lâm thời Trần trong xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay ........................... 62

KẾT LUẬN.................................................................................................... 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 71

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại

ngày nay, bên cạnh những thành tựu vĩ đại mà nhân loại đạt được trong nền

văn minh vật chất thì những giá trị văn hoá tinh thần, tôn giáo không hề bị

xem nhẹ, mà ngày càng được xem trọng hơn. Trong điều kiện lịch sử thời đại

mới, các tôn giáo không ngừng thay đổi bản thân mình để phù hợp với sự thay

đổi của xã hội. Chính sự phát triển và giao lưu giữa các tôn giáo đã góp thêm

phần thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá trong các lĩnh vực kinh tế, văn

hóa, giữa các quốc gia.Vì vậy việc nghiên cứu tinh thần nhập thế của tôn giáo

là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Nhân loại hiện nay đang bước vào giai đoạn hậu công nghiệp, nền văn

minh trí tuệ, nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đời sống kinh tế phát triển với một

khối lượng của cải vật chất đồ sộ do tiến bộ khoa học kỹ thuật mang lại, thì

đời sống tinh thần của con người trong xã hội hiện đại đang phải đối mặt với

những vấn nạn mới như: sự phân hóa giàu nghèo, cạnh tranh và xung đột, ô

nhiễm môi trường, và sự tha hóa về mặt đạo đức lối sống… Đối mặt với

những vấn nạn ấy, Phật giáo với giá trị nhân bản trong việc giải thoát cho con

người dường như đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh, khoảng trống và nỗi thất

vọng trong lòng con người. Bằng khả năng điều chỉnh sự cân bằng trong nội

tâm, Phật giáo có thể giúp con người sống hài hòa trong thế giới này. Phật

giáo là một tôn giáo lớn,và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Hơn nữa, Phật giáo

đã thực sự nhập thế trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, ngay cả các hoạt động

kinh tế kinh doanh. Phật giáo không dạy con người ta xa rời cuộc sống để làm

thần, làm thánh hoặc xuất gia làm hòa thượng trong chùa chiền, nơi rừng sâu,

mà Phật giáo hướng tới cải tạo xã hội, cải tạo thế giới bằng đạo đức, làm cho

loài người tiến bộ và nhân văn hơn.

2

Nhìn lại dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam, Đạo Phật đã du nhập vào

Việt Nam từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ thứ II, III trước công nguyên, đã có các

sư Ấn – Hoa theo các thương gia du nhập vào và đã hình thành trung tâm

truyền giáo tại Luy Lâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Trong

tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân

tộc. Các thiền sư Việt Nam, đặc biệt dưới các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý,

Trần đã nhập thế tích cực khi đem tài năng và trí tuệ của mình phục vụ đất

nước, dân tộc nhưng không hề cầu màng danh lợi, quyền uy mà luôn giữ thái

độ xuất thế.

Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trải suốt hơn 2000 năm qua,

tuy có lúc được thể hiện rõ, có lúc chưa được làm sáng tỏ nhưng điều quan

trọng là vẫn liên tục phát triển và trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình

hoạt động của Phật giáo Việt Nam.

Bất cứ người Việt nào, khi đọc lại những trang sử nước nhà, không ai

không tự hào về đất nước mình – đất nước đã sản sinh ra những người anh

hùng, những vị thiền sư hi sinh lợi ích cá nhân, hòa nhập vào lợi ích chung

của đất nước, sẵn sàng xả thân khi đất nước lâm nguy. Và khi xong việc, các

Ngài lại thong dong tự tại quay gót trở về với núi rừng sơn thủy, chọn am

tranh làm chốn tu hành. Song ở nơi đây, những con người ấy không chỉ

chuyên lo tu thiền, mà còn quan sát động tĩnh trong thiên hạ, suy ngẫm về

cuộc đời.

Tất cả những thiền sư đi vào cuộc đời mà không bị danh lợi, quyền thế

làm hoen ố vẩn đục, tâm hồn luôn thanh thoát. Tinh thần nhập thế của các vị

thiền sư thể hiện trọn vẹn qua “ Vô ngã – Tùy duyên – Hòa quang đồng trần”.

Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy Phật giáo Việt Nam thời Trần

đã thể hiện trọn vẹn tinh thần vì dân vì nước.Đặc biệt là triết lí nhập thế của

các vị thiền sư Thiền phái Trúc Lâm góp phần gìn giữ và xây dựng dân tộc

Việt trong triều đại Nhà Trần.

3

Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Triết lý nhập thế của Thiền

phái Trúc Lâm với sự nghiệp giữ và xây dựng đất nước thời Trần” làm đề tài

nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tìm hiểu triết lý nhập thế trong nhân sinh

quan của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp

giữ nước và xây dựng đất nước trong thời đại nhà Trần.

Để hoàn thành mục đích trên, bài viết sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và lịch sử phát triển của Phật giáo Trúc

Lâm thời Trần

- Tìm hiểu triết lý nhân sinh nhập thế của Phật giáo Trúc Lâm và những

đóng góp vào công cuộc giữ nước và dựng nước của dân tộc thời Trần

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Triết lý nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm với sự nghiệp

giữ và dựng nước trong Triều đại nhà Trần

- Phạm vi: Bài viết tập trung nghiên cứu triết lý nhập thế trong tư tưởng

phương Đông, trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thì tập trung nghiên cứu tinh

thần nhập thế của các vị thiền sư thiền phái Trúc Lâm thời Trần

4. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, đề tài sử dụng các

phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp kết hợp với các phương

pháp lôgíc - lịch sử, trừu tượng hóa, khái quát hóa để nghiên cứu.

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

chính của đề tài gồm 2 chương với 7 tiết.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Phật giáo là một tôn giáo - triết học lớn, thu hút sự quan tâm nghiên

cứu của nhiều học giả. Đã có nhiều công trình nghiên cứu tổng quan về Phật

giáo hay ở những khía cạnh khác nhau của Phật giáo. Riêng nghiên cứu về

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!