Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Triết gia Trần Đức Thảo : Di cảo khảo luận kỷ niệm
PREMIUM
Số trang
1645
Kích thước
18.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1145

Triết gia Trần Đức Thảo : Di cảo khảo luận kỷ niệm

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

http://tieulun.hopto.org

GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO - TIỂU SỬ TÓM TẮT

TÁC PHẨM TRẦN ĐỨC THẢO - THƯ MỤC CHỌN LỌC

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

LỜI GIỚI THIỆU

TỰ BẠCH CỦA NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHẦN I

DI CẢO

1. TIỂU SỬ TỰ THUẬT

2. BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG Ở BÊN PHÁP TỪ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ

HAI ĐẾN NGÀY VỀ NƯỚC

3. BÁO CÁO BỔ SUNG LÝ LỊCH

4. BÁO CÁO VỀ VẤN ĐỀ NHÂN VĂN

5. HỒI KÝ TRIẾT HỌC

6. CHỦ NGHĨA MARX VÀ HIỆN TƯỢNG LUẬN

7. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

8. TRIẾT LÝ ĐÃ ĐI ĐẾN ĐÂU?

9. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRƯỚC MARX

10. “HẠT NHÂN DUY LÝ” TRONG TRIẾT HỌC HEGEL

http://tieulun.hopto.org

11. NHỮNG BƯỚC TIẾN HÓA CỦA HỆ THẦN KINH

12. BIỆN CHỨNG PHÁP CỦA HỆ THẦN KINH (I)

13. ĐỘNG TÁC CHỈ DẪN NHƯ LÀ HÌNH THỨC GỐC CỦA Ý THỨC

14. CHỦ NGHĨA MARX VÀ LUẬN PHÂN TÂM. NHỮNG NGUỒN GỐC CỦA

KHỦNG HOẢNG ŒDIPE

15. BÁO CÁO VỀ CUỐN RECHERCHES SUR L’ORIGINE DU LANGAGE ET DE

LA CONSCIENCE

16. HỌC THUYẾT SAUSSURE

17. SỰ LOGIC CỦA THỜI HIỆN TẠI SỐNG ĐỘNG

18. SỰ PHÁT SINH CỦA HỆ THỐNG LỊCH SỬ GIỐNG NGƯỜI

19. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ XÃ HỘI

20. VỀ CÁI CƠ BẢN CHUNG CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC

21. BÀN VỀ THỜI DỰNG NƯỚC

22. VIỆT NAM VÀ ĐÔNG Á

PHẦN II

KHẢO LUẬN

23. DANIEL J. HERMAN. TRẦN ĐỨC THẢO VÀ NỬA THẾ KỶ TRẦM TƯ

TRIẾT HỌC

24. ALEXANDRE FÉRON. TRẦN ĐỨC THẢO, HIỆN TƯỢNG LUẬN VÀ CHỦ

NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

25. PHẠM TRỌNG LUẬT. TRIẾT LÝ CỦA TRẦN ĐỨC THẢO ĐÃ ĐI ĐẾN ĐÂU?

26. ĐẶNG PHÙNG QUÂN. ĐỌC LẠI TRẦN ĐỨC THẢO

27. CAO TÔN. TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC THẢO

28. TRIỆU TỬ TRUYỀN. THÀNH TỰU TƯ DUY CỦA TRẦN ĐỨC THẢO

29. TRẦN NGỌC QUANG. TRẦN ĐỨC THẢO VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA TRÍ TUỆ

VIỆT NAM VÀO TIẾN TRÌNH NHẬN THỨC CỦA NHÂN LOẠI

http://tieulun.hopto.org

30. NGUYỄN ĐỨC TÂM. HAI VŨ TRỤ – HAI NỀN TOÁN HỌC, HAI NỀN

TRIẾT HỌC, HAI NỀN NHẬN THỨC (VŨ TRỤ VÀ NHẬN THỨC)

31. NGUYỄN TRUNG KIÊN. ALEXANDRE KOJÈVE, TRẦN ĐỨC THẢO VÀ

HAI CƠ HỘI CHO TRIẾT HỌC BỊ BỎ LỠ

32. TRẦN VĂN NAM. VIỆT NGỮ TƯƠNG GIAO TRONG VĂN HỌC VÀ TRIẾT

HỌC VIẾT TỪ NĂM 1950 CỦA GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO

33. ROLAND BARTHES. VỀ QUYỂN SÁCH CỦA TRẦN ĐỨC THẢO - “HIỆN

TƯỢNG LUẬN VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG”

34. CÙ HUY CHỬ. TRẦN ĐỨC THẢO MỞ ĐẦU SỰ SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA

DUY VẬT BIỆN CHỨNG NHÂN BẢN

35. NGUYỄN ANH TUẤN. TRẦN ĐỨC THẢO VỚI HIỆN TƯỢNG LUẬN

HUSSERL

36. TRẦN VĂN ĐOÀN. TRẦN ĐỨC THẢO VÀ HIỆN TƯỢNG LUẬN

37. NGÔ HƯƠNG GIANG. HIỆN TƯỢNG LUẬN VÀ HIỆN TƯỢNG LUẬN CỦA

TRẦN ĐỨC THẢO

38. MASOUD P. TOCHAHI. NGUỒN GỐC CỦA SỰ TRỪU TƯỢNG HÓA VÀ

VẤN ĐỀ BƯỚC CHUYỂN TỪ SỰ CHỈ DẪN ĐẾN Ý NGHĨA Ở TRẦN ĐỨC THẢ

39. PHAN NGỌC. VỀ CÔNG TRÌNH NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN GỐC

CỦA TIẾNG NÓI VÀ Ý THỨC CỦA CỐ GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO

40. ĐỖ LAI THÚY. TRẦN ĐỨC THẢO VÀ CUỐN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ

NGUỒN GỐC CỦA TIẾNG NÓI VÀ Ý THỨC

41. SILVIA FEDERICI. TRIẾT HỌC BẮC VIỆT: TRẦN ĐỨC THẢO

42. JACINTHE BARIBEAU. NHỮNG LUẬN ĐỀ GỢI MỞ CỦA TRẦN ĐỨC

THẢO VỀ NGUỒN GỐC CỦA TIẾNG NÓI VÀ Ý THỨC

43. LÊ NGUYÊN CẨN. DIỄN GIẢI CỦA TRẦN ĐỨC THẢO VỀ “PHỨC CẢM

ŒDIPE”

44. CÙ HUY CHỬ. GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO VỚI CÁC VẤN ĐỀ LỊCH SỬ

45. CÙ HUY CHỬ, CÙ HUY SONG HÀ. VỀ HAI TÁC PHẨM CUỐI ĐỜI CỦA

GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO

http://tieulun.hopto.org

46. NGUYỄN HỮU LIÊM. TỰ DO VÀ ĐẠO LÝ: HEGEL, MARX, TRẦN ĐỨC

THẢO VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM

47. LUÂN NGUYỄN. TRẦN ĐỨC THẢO - ĐƯỜNG TỚI TỰ DO

48. NGUYỄN TRUNG KIÊN. JAN PATOČKA, TRẦN ĐỨC THẢO VÀ MỘT

TRƯỜNG HỢP “ĐÔNG TÂY TƯƠNG NGỘ” TRONG TRIẾT HỌC

49. LÂM VŨ. SUY TƯỞNG

PHẦN III

KỶ NIỆM

50. ARNAUD SPIRE. TRẦN ĐỨC THẢO, NHÀ MÁC-XÍT GÂY XAO ĐỘNG

51. JEAN–PAUL JOVARY. NHÀ TRIẾT HỌC ĐẦY TÍNH CHIẾN ĐẤU

52. NGUYỄN ĐÌNH THI. NGƯỜI LỮ HÀNH VẤT VẢ

53. TRẦN VĂN GIÀU. TRẦN ĐỨC THẢO – NHÀ TRIẾT HỌC

54. HÀ XUÂN TRƯỜNG. NGƯỜI TƯ DUY KHÔNG BIẾT MỆT

55. NGUYỄN ĐỨC HIỀN. CÂU CHUYỆN KHÓ QUÊN Ở PHỐ VERRIER

(PARIS)

56. NGUYỄN ĐÌNH CHÚ. GIÁO SƯ TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO

57. TÔ HOÀI. VỊ TRIẾT GIA NGƠ NGÁC GIỮA ĐỜI THƯỜNG

58. NGUYỄN NGỌC GIAO. VỚI TRẦN ĐỨC THẢO, MỘT CHÚT DUYÊN NỢ

59. CÙ HUY CHỬ. GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO – BIỂN QUÊ HƯƠNG TRẦM

TƯ TRIẾT HỌC

60. PHẠM THÀNH HƯNG. TRIẾT GIA LỮ HÀNH TRẦN ĐỨC THẢO

61. THÁI VŨ. NHỮNG CHUYẾN LỮ HÀNH CỦA TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC THẢO

62. NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH. TÔI BIẾT RẤT ÍT VỀ ÔNG TRẦN ĐỨC THẢO

63. NGUYỄN TRỌNG CHUẨN. TRẦN ĐỨC THẢO – MỘT NHÂN CÁCH, MỘT

NHÀ TRIẾT HỌC TƯ DUY KHÔNG MỆT MỎI

64. THU HÀ (THỰC HIỆN). THỦ TƯỚNG GIỮ BẢN THẢO CHO NHÀ TRIẾT

http://tieulun.hopto.org

HỌC

65. NGUYỄN TRUNG KIÊN (THỰC HIỆN). NGƯỜI GÌN GIỮ DI SẢN TRIẾT

HỌC TRẦN ĐỨC THẢO (PHỎNG VẤN TIẾN SĨ CÙ HUY CHỬ)

66. NGUYỄN TRUNG KIÊN (THỰC HIỆN). GIỮA ĐÁM SINH LINH, THẦY

TRỞ THÀNH ẢO ẢNH (HỒI ỨC CỦA NHÀ VĂN THÁI VŨ VỀ GIÁO SƯ TRẦN

ĐỨC THẢO)

67. HƯƠNG LAN (THỰC HIỆN). TRẦN ĐỨC THẢO – TRỞ VỀ TỪ QUÊN

LÃNG

68. NGUYỄN TRUNG KIÊN (LƯỢC THUẬT). HÀNH TRÌNH CỦA TRẦN ĐỨC

THẢO – HIỆN TƯỢNG LUẬN VÀ CHUYỂN GIAO VĂN HÓA

69. NGUYỄN NGỌC GIAO. TƯ DUY TRẦN ĐỨC THẢO – MỘT HÀNH TRÌNH

MỞ

70. NGUYỄN THỤY PHƯƠNG. NHÀ TRIẾT HỌC DẤN THÂN

71. NGUYỄN MẠNH ĐẨU. ĐÔI ĐIỀU ĐƯỢC NGHE VỀ TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC

THẢO

72. NGUYỄN TIẾN DŨNG. DI SẢN TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO VÀ TIẾN

TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA TƯ TƯỞNG TẠI VIỆT NAM

VĨ THANH

73. ANH VŨ. CÔNG ÁN GIỌT NƯỚC (TRƯỜNG CA)

PHỤ LỤC

74. NGUYỄN TRUNG KIÊN. TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC THẢO TRONG DÒNG

CHẢY TƯ TƯỞNG ĐÔNG – TÂY

75. NGUYỄN ĐỨC THÀNH. NHƯ MỘT LỜI TẠ TỪ

VỀ CÁC TÁC GIẢ VÀ DỊCH GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TỦ SÁCH TRIẾT VIỆT

KẾ HOẠCH XUẤT BẢN CỦA “TỦ SÁCH TRIẾT VIỆT”, GIAI ĐOẠN 2016-2020

http://tieulun.hopto.org

CHỈ MỤC

http://tieulun.hopto.org

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Th.S. Phan Công Tuyên

PGS. TS. Nguyễn Quang Linh

PGS. TS. Hồ Thế Hà

PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Th.S. Trịnh Thúc Huỳnh

Th.S. Nguyễn Thanh Hà

TS. Hoàng Đức Khoa

Biên tập viên Tôn Nữ Quỳnh Chi

http://tieulun.hopto.org

GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO

TIỂU SỬ TÓM TẮT

IÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO SINH NGÀY 26/9/1917 tại Thái Bình

(nguyên quán tại làng Song Tháp, xã Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh); mất

ngày 24/4/1993 tại Paris (Cộng hòa Pháp). Thân phụ của Giáo sư là ông

Trần Đức Tiến, thân mẫu là bà Nguyễn Thị An; anh trai là ông Trần Đức

Tảo (bạn chiến đấu của Tổng Bí thư Trường Chinh), liệt sĩ trong Kháng chiến chống

Pháp.

Năm 1923, Trần Đức Thảo theo học trường Lycée Albert Sarraut tại Hà Nội. Đến

năm 1936, ông được nhận học bổng của Bộ Thuộc địa sang Paris để thi vào École

Normale Supérieure de la Rue d’Ulm (Trường Đại học Sư phạm phố d’Ulm). Năm

1943, Trần Đức Thảo đỗ đồng thủ khoa Thạc sĩ Triết học (Agrégation de

Philosophie) tại đây, với luận án “Về phương pháp hiện tượng luận của Husserl”.

Với bản luận án này, ông là một trong những người đầu tiên phát triển một cách có

hệ thống mặt duy lý của hiện tượng luận Husserl, đưa hiện tượng luận phát triển

lên tầm cao mới. Từ cuối năm 1942, Trần Đức Thảo tham gia nghiên cứu ở École

Normale Supérieure để làm luận án tiến sĩ Nhà nước về hiện tượng luận của

Husserl, trước khi sang Louvain (Bỉ) nghiên cứu tại Thư khố Husserl, cùng với các

học trò của Husserl tham gia phát triển Thư khố trong những năm tháng đầu tiên.

Năm 1944 – 1946, ông tham gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học

Quốc gia Pháp (CNRS).

Bên cạnh đó, Trần Đức Thảo còn nhiệt tình tham gia vào các hoạt động yêu nước

tại Pháp. Cuối năm 1944, khi phong trào Việt kiều chống thực dân ngày càng gắn bó

với Đảng Cộng sản Pháp và các tổ chức dân chủ tại Pháp, ông được bầu làm Ủy viên

của Tổng Phái đoàn của người Đông Dương ở Pháp (Délégation générale des

Indochinois en France), phụ trách nghiên cứu các vấn đề chính trị, và được đề cử

làm báo cáo viên chính trị để phát biểu tại “Đại hội của kiều dân Đông Dương” được

tổ chức ở thành phố Avignon. Tại đây, ông đã giới thiệu một chương trình xây dựng

nền dân chủ ở Đông Dương, hướng phong trào đấu tranh giải phóng thuộc địa tại

Đông Dương và châu Á theo hướng dân chủ–xã hội. Năm 1945, Trần Đức Thảo cùng

ông Lê Viết Hường, nhân danh Tổng Phái đoàn của người Đông Dương, đã gặp

Maurice Thorez (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp) tại trụ sở của Ủy ban Trung

ươngĐảng Cộng sản Pháp, kêu gọi sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp với phong

trào đấu tranh giải phóng thuộc địa và xây dựng nền dân chủ tại Đông Dương.

Trong suốt những năm cuối thập niên 1940, Trần Đức Thảo đã giữ vững liên minh

http://tieulun.hopto.org

dân chủ và đoàn kết với Đảng Cộng sản Pháp và giới trí thức tiến bộ tại Pháp, đấu

tranh cho độc lập dân tộc trên tinh thần dân chủ.

Trong buổi họp báo vào giữa tháng 9/1945, một nhà báo hỏi: “Bây giờ, quân đội

Leclerc sắp đổ bộ vào Đông Dương, thế thì người Việt Nam sẽ tiếp đón như thế

nào?”. Trần Đức Thảo trả lời: “Bằng tiếng súng!” (à coups de fusil!). Sự việc này đã

gây tiếng vang và được ghi nhận trên báo chí ngày ấy. Nó đã góp phần làm tỉnh ngộ

ít nhiều một phần dư luận Pháp. Đồng thời, nó cũng đã khiến ông bị bắt và bị giam

ở nhà tù Prison de la Santé từ đầu tháng Mười đến cuối tháng Chạp năm 1945 vì

nhà cầm quyền Pháp quy tội ông đã “tấn công vào sự ổn định của Nhà nước Pháp

trong những lãnh thổ mà nước Pháp nắm quyền”. Tình hình khách quan cùng sự

đối nghịch sâu sắc giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân đã hướng ông

đến chủ nghĩa Marx. Năm 1946, ông đón tiếp phái bộ chính phủ Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp) do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm trưởng

Đoàn, và hứa với Hồ Chủ tịch sẽ trở về phụng sự Tổ quốc sau khi bảo vệ xong luận

án tiến sĩ.

Những năm sau chiến tranh tại Pháp, Trần Đức Thảo tiếp tục nghiên cứu và phát

triển hiện tượng luận Husserl. Ông đã nỗ lực phát triển tinh thần của chủ nghĩa duy

lý trong triết học Đức vào hiện tượng luận. Trái với nhà triết học hiện sinh người

Pháp Jean–Paul Sartre hướng hiện tượng luận Husserl về chủ nghĩa hiện sinh,

Trần Đức Thảo chủ trương xây dựng trường phái hiện tượng luận duy lý

(phénoménologie rationaliste), nhằm tìm ra cái lý của các hiện tượng tinh thần

trong lịch sử. Do vậy, cuối năm 1950, Sartre đã mời Trần Đức Thảo tham gia năm

cuộc gặp gỡ và đối thoại triết học có ghi tốc ký về chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa

Marx, về các luận điểm của triết học mác-xít như cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng

tầng, ý thức và vật chất, cá nhân và xã hội, ý chí và lịch sử... Điểm khác nhau căn

bản trong cách đặt vấn đề của hai bên là: Sartre chỉ công nhận chủ nghĩa Marx có

giá trị về khoa học lịch sử và xã hội, theo ông chủ nghĩa Marx không có giá trị triết

học. Ngược lại, Trần Đức Thảo cho rằng chủ nghĩa Marx có giá trị toàn diện, cả lịch

sử, cả xã hội và cả triết học. Cuộc đối thoại gặp bế tắc khi đề cập đến hiện tượng luận

của Husserl, vìSartre chưa thấu hiểu chủ nghĩa Marx và chưa đọc hết các tác phẩm

căn bản của Marx, Sartre cũng chưa đọc hết các tác phẩm của Husserl. Cuộc trao đổi

giữa Trần Đức Thảo với Sartre tuy còn dở dang, nhưng Trần Đức Thảo đã ý thức

được nguy cơ của việc nhận thức và phát triển sai lệch triết học Marx thời điểm ấy.

Năm 1951, Trần Đức Thảo xuất bản tác phẩm Phénoménologie et Matérialisme

Dialectique [Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng] gây tiếng vang lớn

trong giới triết học tại Pháp và trên thế giới, đồng thời nhanh chóng trở thành tác

phẩm kinh điển của triết học châu Âu. Qua tác phẩm này, ông đã nỗ lực thống nhất

tính ý hướng (intentionnalité) của ý thức, tính tự do của con người với quá trình

http://tieulun.hopto.org

vận động của Lịch sử. Tác phẩm này là bản tuyên bố sự cáo chung của khuynh

hướng duy tâm và siêu hình trong sự phát triển của hiện tượng luận tại Pháp, và sự

cần thiết phải chuyển hướng sang chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời giúp

nhiều nhà trí thức trong giới khoa học xã hội phương Tây bớt thành kiến đối với

chủ nghĩa Marx. Tác phẩm này cũng để lại nhiều ảnh hưởng cho các triết gia Pháp

đương thời. Một số nhà triết học Pháp sau khi đọc xong tác phẩm này đã tự nguyện

gia nhập Đảng Cộng sản Pháp.

Cuối năm 1951, do khuynh hướng bài mác-xít trong giới trí thức Pháp nói chung

và giới giáo sư triết học tại các trường đại học Pháp nói riêng, nên Trần Đức Thảo đã

bỏ dở việc bảo vệ luận án tiến sĩ triết học tại Sorbonne cùng con đường học thuật

rộng mở, theo hành trình Luân Đôn – Pra–ha – Matxcơva – Bắc Kinh, từ phương

Tây trở về phương Đông, lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến, dấn thân

phụng sự Tổ quốc với tư cách một trí thức yêu nước. Năm 1953, ông tham gia sáng

lập Ban Văn–Sử–Địa (tiền thân của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Năm

1954, sau khi về tiếp quản Thủ đô, Giáo sư Trần Đức Thảo tham gia tiếp quản

Trường Viễn Đông Bác Cổ. Năm 1955, ông giảng dạy Lịch sử cổ đại tại Đại học Sư

phạm (Hà Nội), là Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa; Chủ nhiệm Khoa Lịch

sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong thời gian này, ông công bố nhiều bài viết giá trị

về lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Từ năm 1956, Giáo sư Trần Đức Thảo tham gia dịch sang tiếng Việt các tác phẩm

kinh điển của chủ nghĩa Marx–Lenin tại Nhà xuất bản Sự thật, và khởi thảo các

công trình về nguồn gốc loài người và ý thức của con người, sự hình thành tiếng nói,

động tác chỉ dẫn… bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học. Những

nghiên cứu mới của ông được công bố trên các tạp chí triết học uy tín của Pháp.

Năm 1973, ông công bố tác phẩm Recherches sur l’origine du langage et de la

conscience.< epub:type="noteref" href="Endnotes.xhtml#n266" title="1. Tác

phẩm Recherches sur l’Origine du Langage et de la Conscience được dịch giả Đoàn

Văn Chúc dịch sang tiếng Việt, với tựa đề: Tìm cội nguồn ngôn ngữ và ý thức

[THẢO, Trần Đức (1973 (1996)]). Tuy nhiên, sau khi đọc các Báo cáo (I, II) của

Giáo sư Trần Đức Thảo gửi Trung ương về tác phẩm này, thì tôi thấy rằng, chữ

Langage trong nguyên bản tiếng Pháp phải được dịch là tiếng nói. Vì vậy, tên đúng

của tác phẩm này trong tiếng Việt phải là: Những nghiên cứu về nguồn gốc tiếng nói

và ý thức. Từ đây, mỗi khi đề cập đến tên tiếng Việt của tác phẩm ấy, tôi sẽ sử dụng

cái tên này, còn khi đề cập đến bản dịch tiếng Việt cụ thể của dịch giả Đoàn Văn

Chúc, thì tôi sẽ sử dụng lại tên cũ của dịch giả. (BS)" class="sup">

(1)

Năm 1986, Giáo sư Trần Đức Thảo chuyển vào TP. Hồ Chí Minh làm việc, viết

bài và tham gia báo cáo khoa học về chống các khuynh hướng siêu hình và duy tâm

trong sự phát triển của triết học, về đổi mới trong triết học; về con người nói chung

http://tieulun.hopto.org

và mối quan hệ biện chứng giữa con người nói chung với con người lịch sử – cụ

thể; về biện chứng của quá trình chuyển hóa từ năng lượng thần kinh sang năng

lượng tâm thần người; về quá trình hình thành tiếng nói và ý thức, làm nền tảng

định hình các giá trị nhân văn, nhân bản của con người và xã hội loài người. Năm

1988, ông xuất bản tác phẩm Vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con

người”.

Năm 1991, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử Giáo sư Trần Đức

Thảo sang công tác tại Cộng hòa Pháp. Tại đây, ông công bố hai tác phẩm kết tinh

sự nghiệp nửa thế kỷ nghiên cứu triết học của mình: Recherches Dialectiques

[Những nghiên cứu về các mối liên hệ biện chứng] và La Logique du Présent

vivant [Sự logic của thời Hiện tại sống động]. Qua hai tác phẩm này, ông đã thống

nhất logic hình thức và logic biện chứng thành logic hình thức–biện chứng, góp

phần khẳng định rằng duy vật và duy tâm chỉ là hai mặt của một vấn đề. Ông cũng

hoàn thiện lý thuyết về cái trung giới trong mọi sự chuyển hóa của tự nhiên, xã hội,

con người – một hành trình từ thú tính đến nhân tính sang sử tính, qua đó đưa ra

công cụ hữu hiệu để nhận thức đúng đắn về nguồn gốc và bản chất của sự vật, hiện

tượng trong sự vận động không ngừng nghỉ của nó. Bên cạnh đó, hai tác phẩm này

còn góp phần liên kết các nguồn gốc sinh học, lịch sử và xã hội của con người với ý

thức tự do của nó.

Giáo sư Trần Đức Thảo qua đời tại Paris vào ngày 24/4/1993, kết thúc cuộc đời

đầy bi tráng của người lữ hành không mỏi độc hành về với Tự do. Ngày 28 tháng 4

năm 1993, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã tổ chức lễ tang Giáo sư Trần Đức

Thảo; đồng thời, lễ truy điệu Giáo sư đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Di cốt của

Giáo sư được đưa về Việt Nam và an táng tại Nghĩa trang Văn Điển (Hà Nội) vào

ngày 26 tháng 6 năm 1993.

Ngày 27 tháng 4 năm 1993, Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam truy tặng Huân

chương Độc lập hạng Nhì cho Giáo sư Thạc sĩ Trần Đức Thảo, vì “đã có nhiều công

lao đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc”. Năm 2000, Giáo sư Trần Đức

Thảo được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình Tìm cội nguồn ngôn

ngữ và ý thức. Đến nay, tác phẩm của ông vẫn được giới triết học cùng đông đảo

công chúng tìm đọc và đánh giá cao, đồng thời tạo nhiều cảm hứng cho thế hệ sau

tiếp tục nghiên cứu và phát triển những tư tưởng triết học của ông trên tinh thần

chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản mà ông khởi xướng.

http://tieulun.hopto.org

TÁC PHẨM TRẦN ĐỨC THẢO

THƯ MỤC CHỌN LỌC

1. Tác phẩm tiếng Pháp

“Sur l’Indochine”. Les Temps moderne, n

o 5, 1st Février 1946, p. 870–900.

“Marxisme et Phénoménologie”. Revue Internationale, n

o 2, 1946, p. 168–174.

“Les Relations Franco – Vietnamiennes”. Les Temps modernes, n

o 18, Mars 1947,

p. 1053 – 1067.

“Sur l’interprétation Trotzkyste des événements d’Indochine”. Les Temps

modernes, n

o 21, Juin 1947, p. 1697 – 1705.

“Sur la Phénoménologie de l’Esprit et son contenu réel”. Les Temps modernes, n

o

36, 1948, p. 492 – 519.

“Existentialisme et Matérialisme Dialectique”. Revue de métaphysique et de

morale, Vol. 58, n

o 2 – 3, 1949, p. 317 – 329.

“Le Origines de la Reduction Phénoménologique chez Husserl”. Deucalion, No 3,

1950, p. 128 – 142.

Phénoménologie et Matérialisme Dialectique. Paris: Minh Tân, 1951.

“Le ‘noyau rationale’ dans la dialectique hégélienne”. La Pensée, No 119, Janvier –

Février 1965, p. 3 – 23.

“Du geste l’index à l’image typique (I)”. La Pensée, n

o 147, Septembre – Octobre,

1969, p. 3 – 46.

“Du geste l’index à l’image typique (II)”. La Pensée, n

o 148, Novembre –

Décembre, 1969, p. 71 – 111.

“Du geste l’index à l’image typique (III)”. La Pensée, n

o 149, Janvier – Février,

1970, p. 93 – 106.

Recherches sur l’origine du langage et de la conscience. Paris: Éditions Sociales,

1973.

http://tieulun.hopto.org

De la phénoménologie à la dialectique matérialiste de la conscience, (I)”. La

Nouvelle Critique, numéro double 79 – 80 (260 – 261), Décembre 1974 – Janvier

1975, p. 93 – 106

“De la phénoménologie à la dialectique matérialiste de la conscience, (II)”. La

Nouvelle Critique, n

o 8 (267), Août – Septembre 1975, p. 23 – 29.

“Le mouvement de l’indication comme constitution de la certitude sensible, (I)”.

La Pensée, n

o 220, Mai – Juin 1981, p. 17 – 31.

“Le mouvement de l’indication comme constitution de la certitude sensible, (II)”.

La Pensée, Janvier 1983.

“La dialectique logique dans la genèse du ‘Capital’ ”. La Pensée, n

o 240, Juillet –

Août 1984, p. 77 – 91.

La Formation de l’Homme. Hà Nội: Bản thảo đánh máy, 1986.

“La naissance du premier homme”. La Pensée, n

o 254, Novembre – Décembre

1986, p. 24 – 35.

Stalin (I). Paris: Éditions MAY, 1988.

Stalin (II). Paris: Éditions MAY, 1988.

Recherches Dialectiques (I) – Un Itinéraire. Paris: Bản thảo đánh máy, 1991.

“Un Itinéraire”. Révolution, n

o 588, 7/6/1991.

Recherches Dialectiques (II) – Le Problème de l’homme. Paris: Tự xuất bản, 1991.

Recherches Dialectiques (III) – La dialectique logique comme dynamique

générale de la temporalisation. Paris: Tự xuất bản, 1992.

Recherches Dialectiques. Paris: Tự xuất bản, 1992.

La théorie du Présent vivant comme théorie de l’individualité. Paris: Tự xuất bản,

1993.

La Logique du Présent vivant. Paris: Tự xuất bản, 1993.

“Pour une Logique Formelle et Dialectique”. Les Temps modernes, n

o 568, 1993, p.

156 – 158.

http://tieulun.hopto.org

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!