Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TRÍCH LY ENZYME FICIN TỪ MỦ CÂY SUNG
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34 - 2011 Trường ĐHCT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ sinh học, công
nghiệp sản xuất các chế phẩm enzyme cũng ngày càng phát triển và có ứng dụng to
lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong những năm gần đây, giá trị thương mại của các enzyme công nghiệp trên
toàn thế giới đạt khoảng 2 tỷ USD, trong đó chủ yếu là các enzyme thủy phân (75%),
và protease là nhóm enzyme được ứng dụng nhiều nhất (60%).
(http://ir.cftri.com:8080/417/1/T-1952.pdf)
Protease là nhóm enzyme thủy phân liên kết peptide trong phân tử protein, rất
cần thiết cho các sinh vật sống nên có mặt trên nhiều đối tượng từ vi sinh vật (vi
khuẩn, nấm, virus...) đến động vật (gan, dạ dày bê...) và thực vật (đu đủ, dứa, sung...)
rất đa dạng về chức năng từ mức độ tế bào, cơ quan đến cơ thể.
So với protease động vật và vi sinh vật, protease thực vật có những đặc điểm rất
khác biệt khó có thể thay thế được. Có 3 loại protease thực vật phổ biến nhất là
bromelain, papain và ficin. Bên cạnh 2 loại enzyme đã được nghiên cứu rõ ràng và có
nhiều ứng dụng cụ thể là bromelain và papain thì ficin cũng là một enzyme quan trọng
có nhiều ứng dụng cần được đầu tư nghiên cứu.
Ficin được sử dụng nhiều nhất trong một số ngành sản xuất như: chế biến thực
phẩm (làm formage, làm mềm thịt, bổ sung để chống lại hiện tượng tủa protein trong
quá trình làm trong bia, ngăn cản sự hóa nâu rau củ, xử lý phụ phế phẩm trong chế
biến thực phẩm…), trong y học như làm thuốc hỗ trợ tiêu hóa, tẩy giun...Ngoài ra, có
nhiều ứng dụng đang được nghiên cứu như sản xuất thuốc làm tan máu bầm, trị bệnh
ngoài da, mụn nhọt.
Có thể thấy, sung là một loại cây dễ trồng, phát triển nhanh và enzyme ficin
được trích từ mủ sung là một loại enzyme có nhiều ứng dụng to lớn do đó đề tài “Trích
ly enzyme ficin từ mủ cây sung” được thực hiện nhằm tạo cơ sở cho các nghiên cứu
ứng dụng về sau.
1.2. Mục tiêu đề tài
Khảo sát khả năng thu nhận enzyme ficin.
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độ enzyme ficin.
Khảo sát khả năng bất hoạt sự hóa nâu ở rau quả sơ chế.
Chuyên ngành Công nghệ sinh học Viện NC&PT Công nghệ sinh học
1
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34 - 2011 Trường ĐHCT
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Enzyme protease
2.1.1. Sơ lược enzyme protease
Nhóm enzyme protease (peptide – hydrolase 3.4) xúc tác quá trình thuỷ phân
liên kết peptide R1-CO-NH-R2 trong phân tử protein và polypeptide tạo sản phẩm là
pepton, di-, tri-peptide, amino acid và là một trong những nhóm enzyme quan trọng
phổ biến có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và có thể thu nhận từ nhiều nguồn khác
nhau: protease thực vật (papain, bromelain, ficin), động vật (pepsin, trypsin,
pancretin,...), vi sinh vật (protease từ nấm mốc, vi khuẩn...). (Đồng Thị Thanh Thu,
1996)
Ngoài ra, nhiều protease cũng có khả năng thuỷ phân liên kết este và vận
chuyển acid amin.
Protease (peptidase) thuộc nhóm chính 3, nhóm phụ 4 (EC.3.4)
Hình 1. Sơ đồ phân loại nhóm enzyme thủy phân protein
Protease được phân chia thành hai nhóm: endopeptidase và exopeptidase.
Exopeptidase: cắt cầu nối peptidic ở đầu mạch (carboxipeptidase,
aminopeptidase, dipeptidase…). Dựa vào vị trí tác động trên mạch polypeptide,
exopeptidase được phân chia thành hai loại:
o Aminopeptidase: xúc tác thủy phân liên kết peptide ở đầu N tự do của
chuỗi polypeptide để giải phóng ra một amino acid, một dipeptide hoặc một tripeptide.
Chuyên ngành Công nghệ sinh học Viện NC&PT Công nghệ sinh học
2
Protease
(EC.3.4)
Exopeptidase
(E.C. 3.4.11-17)
Endopeptidase
(E.C. 3.4.21-99)
Aminopeptidase
Carboxypeptidase
Serine proteinase
Cystein proteinase
Aspartic proteinase
Metallo proteinase
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34 - 2011 Trường ĐHCT
o Carboxypeptidase: xúc tác thủy phân liên kết peptide ở đầu C của chuỗi
polypeptide và giải phóng ra một amino acid hoặc một dipeptide.
Endopeptidase: tác dụng vào các phần trung tâm của mạch polypeptid (pepsin,
tripsin, chymotripsin, papain…). Dựa vào động học của cơ chế xúc tác, endopeptidase
được chia thành bốn nhóm:
o Serin protease: là những protease chứa nhóm –OH của gốc serine trong
trung tâm hoạt động và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động xúc tác của
enzyme. Nhóm này bao gồm hai nhóm nhỏ: chymotrypsin và subtilisin. Nhóm
chymotrypsin bao gồm các enzyme động vật như chymotrypsin, trypsin, elastase.
Nhóm subtilisin bao gồm hai loại enzyme vi khuẩn như Subtilisin carlsberg, Subtilisin
BPN. Các serine protease thường hoạt động mạnh ở vùng kiềm tính và thể hiện tính
đặc hiệu cơ chất tương đối rộng.
o Cysteine protease: Các protease chứa nhóm –SH trong trung tâm hoạt
động. Cystein protease bao gồm các protease thực vật như papain, bromelin, một vài
protein động vật và protease ký sinh trùng. Các cystein protease thường hoạt động ở
vùng pH trung tính, có tính đặc hiệu cơ chất rộng.
o Aspartic protease: Hầu hết các aspartic protease thuộc nhóm pepsin.
Nhóm pepsin bao gồm các enzyme tiêu hóa như: pepsin, chymosin, cathepsin, renin.
Các aspartic protease có chứa nhóm carboxyl trong trung tâm hoạt động và thường
hoạt động mạnh ở pH trung tính.
o Metallo protease: Metallo protease là nhóm protease được tìm thấy ở vi
khuẩn, nấm mốc cũng như các vi sinh vật bậc cao hơn. Các metallo protease thường
hoạt động vùng pH trung tính và hoạt độ giảm mạnh dưới tác dụng của EDTA.
Ngoài ra, protease được phân loại một cách đơn giản hơn thành ba nhóm:
- Protease acid: pH 2-4
- Protease trung tính: pH 7-8
- Protease kiềm: pH 9-11
Nguồn thu nhận enzyme protease:
a. Protease vi sinh vật
Hầu hết các nhóm vi khuẩn, nấm mốc và xạ khuẩn đều có khả năng tổng hợp
protease. Các chủng có khả năng tổng hợp mạnh protease là Bacillus subtilis, B.
mesentericus, B. Thermorpoteoliticus, Aspergillus oryzae, A. terricola, A. fumigatus,
Chuyên ngành Công nghệ sinh học Viện NC&PT Công nghệ sinh học
3
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34 - 2011 Trường ĐHCT
A. saitoi, Penicillium chysogenum, A. candidatus, P. cameberti, P. roqueforti…) (Lê
Ngọc Tú, 1982)
b. Protease động vật
Nguồn protease từ động vật đã được ứng dụng từ lâu đời với nguồn gốc từ nội
tạng như pepsin, tripsin, từ dạ dày bê như renin, và cả protease được trích từ ruột cá
basa.
c. Protease thực vật
Có 3 loại protease thực vật phổ biến nhất là bromelain, papain và ficin. Papain
thu được từ nhựa của lá, thân, quả đu đủ (Carica papaya) còn bromelain thu từ quả,
chồi, và vỏ dứa (Pineapple plant) và ficin thu được từ nhựa cây họ sung (Ficus).
2.1.2. Ứng dụng của enzyme protease
Protease được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau:
- Trong công nghiệp thực phẩm:
Trong công nghiệp thịt, đồ hộp: làm mềm thịt, tăng hương vị và
giá trị thịt sau khi chế biến.
Trong công nghiệp chế biến sữa: dùng các protease làm đông tụ
sữa (renin), protease vi sinh vật khác (Bacillus mensentericus, Mucor…) trong sản xuất
fomage.
Công nghiệp nước giải khát: làm trong bia, rượu, nước quả.
Công nghiệp nước chấm, nước mắm: rút ngắn quá trình thủy
phân, chế biến nước mắm, muối cá, sản xuất bột cá…
- Trong y học: thuốc tiêu hóa, dùng cô đặc tinh chế huyết thanh miến dịch, thuốc
điều trị nghẽn tĩnh mạch, tiêu mủ vết thương…
- Trong công nghiệp nhẹ:
Mỹ phẩm: dùng trong sản xuất xà phòng, dầu gôi, kem bôi da…
Bột giặt: tăng khả năng tẩy rửa các vết bẩn.
Thuộc da: làm sạch lông, mềm da.
Tơ tằm: có thể sử dụng để làm bóng và tách rời các sợi tơ tằm do thủy phân
lớp sericine làm dính bết các sợi tơ tự nhiên. (Lê Ngọc Tú, 2004)
2.2. Enzyme ficin
Enzyme ficin hay còn gọi là ficain là một thiol-protease có trong dịch nhựa của
các loài sung,vả thuộc giống Ficus, họ Moraceae. Tương tự các protease thực vật khác
Chuyên ngành Công nghệ sinh học Viện NC&PT Công nghệ sinh học
4