Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trẻ sơ sinh đủ tháng thiếu tháng.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và thiếu tháng
ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG VÀ THIẾU THÁNG
Mục tiêu
1. Giải thích được đặc điểm sinh lý - bệnh lý thời kỳ sơ sinh.
2. Mô tả những đặc điểm giải phẫu sinh lý tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh,
máu, chuyển hóa, nội tiết ở trẻ sơ sinh.
3. Phân lọai được các nhóm trẻ sơ sinh.
Thời kỳ sơ sinh là thời kỳ bắt đầu cuộc sống bên ngoài từ lúc sinh ra đến 4 tuần tuổi.
Về mặt dịch tễ phần lớn các trẻ sơ sinh sống là đủ tháng (hơn 80%), tỉ lệ đẻ non chiếm 8 -
15% trong tổng số trẻ sinh sống (ở các nước phát triển tỉ lệ thấp 5 - 7%).
1. Đặc điểm sinh lý - bệnh lý thời kỳ sơ sinh
1.1. Đặc điểm sinh lý
- Đặc điểm sinh lý chủ yếu là sự thích nghi với môi trường bên ngoài. Có một sự khác biệt rất
lớn giữa môi trường tử cung và môi trường bên ngoài khi ra đời, trẻ sơ sinh muốn tồn tại bằng
mọi hoạt động của chính cơ thể thì cần phải có một sự thích nghi tốt về hô hấp (phổi bắt đầu
hoạt động để tự cung cấp oxy), tuần hoàn (vòng tuần hoàn khép kín thay thế vòng tuần hoàn
nhau - thai), máu (thay HbF của bào thai thành HbA1, giảm số lượng hồng cầu), cũng như các
bộ phận khác như tiêu hoá, thận, thần kinh... đều có những biến đổi thích nghi.
- Chức năng của các bộ phận và hệ thống đều chưa hoàn thiện, nhưng nó biến đổi rất nhanh,
đặc biệt trong tuần đầu cuộc sống.
1.2. Đặc điểm bệnh lý
- Đặc điểm bệnh lý tùy thuộc tác nhân ảnh hưởng vào từng thời kỳ
+ Trước đẻ: Nhiễm trùng bào thai, dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hoá, đẻ non...
+ Trong đẻ: Ngạt, sang chấn, nhiễm trùng sớm...
+ Sau đẻ: Nhiễm trùng mắc phải toàn thân hoặc tại chỗ...
- Về mặt thời gian được chia ra
+ Sơ sinh sớm là ở tuần đầu sau đẻ: Bệnh thường liên quan đến mẹ và cuộc đẻ, bệnh do thiếu
trưởng thành các hệ thống hoặc do dị tật.
+ Sơ sinh muộn là ở 3 tuần sau: Bệnh thường do nuôi dưỡng, chăm sóc kém và môi trường
gây ra.
2. Đặc điểm giải phẫu sinh lý các cơ quan
2.1. Hô hấp
- Nhịp thở nhanh 60 - 80 lần/phút ở 1 - 2 giờ đầu sau đẻ, rồi ổn định 40 - 50 lần/phút; có thể
có dưới 2 cơn ngưng thở < 10 giây, nhất là ở trẻ đẻ non thấy thở kiểu Cheyne-Stock.
- Mỗi lần thở thể tích 30 ml (đủ tháng), 15ml (đẻ non); áp lực hít vào là 20 - 25 cmH2O.
- Phổi trẻ đẻ non dễ bị xẹp hoặc sung huyết, xuất huyết.
Việc theo dõi nhịp thở giúp tiên lượng chức năng hô hấp. Trẻ sơ sinh dễ bị rối loạn về hô hấp
bởi bất kỳ biến cố nào.
2.2. Tim mạch
- Ống thông động mạch và lỗ Botal được đóng kín sau vài ngày, muộn hơn vài tuần ở trẻ đẻ
non; nhưng có thể mở lại khi có rối loạn tăng PaCO2, giảm PaO2, giảm pH máu.
- Tim to, tỷ lệ tim ngực 50 - 60 %. Nhịp tim nhanh 140 - 160 lần/phút. Huyết áp tối đa 50 - 60
mmHg. Thể tích máu 80 - 85 ml/kg.
- Thành mạch rất dễ vỡ gây xuất huyết nhất là phổi, não, gan (liên quan với giảm oxy máu).
Ngược lại khi PaO2 > 150 mmHg và quá 24 giờ thì mạch máu bị co lại, hạn chế nuôi dưỡng tế
bào hoặc trẻ đẻ quá non khi thở oxy > 40% kéo dài có thể mù do xơ teo võng mạc.
2.3. Tiêu hoá
- Chức năng tiêu hóa còn kém vì men tiêu hóa còn rất ít. Nhu động của ống tiêu hóa yếu.
53
53