Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

trẻ em và một số khái niệm liên quan
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề Trẻ em lang
thang
LỜI MỞ ĐẦU
Quyền được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, vui chơi…
là những quyền cơ bản nhất của trẻ em. Điều này đã được ghi nhận trong
công ước quốc tế và trong hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam về quyền trẻ em. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng vẫn còn một lượng không nhỏ trẻ em rơi vào hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, không được hưởng đầy đủ những quyền lợi của mình.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường, một mặt đã tác động tích cực tạo nên những chuyển biến của đời sống
kinh tế - xã hội. Nhưng mặt trái của nó đã đem đến những thay đổi trong phân
tầng xã hội, là mảnh đất tốt cho các tệ nạn xã hội nảy sinh, tồn tại và phát
triển dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là việc gia tăng đội ngũ
nhũng người lang thang kiếm sống, trong đó có trẻ em.
Như vậy trẻ em lang thang là một thực tế khách quan của mọi xã hội và
là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Tình trạng này khiến các em không
được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu, gây ảnh hưởng sâu sắc tới quá
trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy những trẻ
em này rất cần được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên của gia
đình, cộng đồng và toàn xã hội.
Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang là việc bảo đảm quyền được chăm
sóc giúp đỡ đặc biệt của trẻ. Mặt khác còn góp phần ổn định tình hình kinh tế
xã hội đất nước, và nhằm bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ
em.
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, có nền kinh tế kém phát triển so với các địa
phương khác trên toàn quốc. Hiện trạng trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh
khá phổ biến, ngày càng gia tăng và đang trở thành vấn đề nhức nhối. Vì vậy
1
Sinh viên thực hiện: Lê Thị
Oanh
1
Chuyên đề Trẻ em lang
thang
cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, đưa các em quay trở về
gia đình, tái hoà nhập cộng đồng và có định hướng tốt cho tương lai.
Với những lí do thiết thực trên em đã chọn viết chuyên đề này.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm trẻ em và một số khái niệm liên quan
1.1. Khái niệm trẻ em
- Theo pháp luật quốc tế: "Trẻ em là những người dưới 18 tuổi" (Điều 1
Công ước Quốc tế về quyền trẻ em).
Công ước giải thích rõ thêm định nghĩa này bằng cách nhắc lại điều đã
nêu trong tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 "Trẻ em do còn non nớt về
thể chất và trí tuệ, cần phải được bảo vệ chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ
thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời".
- Theo pháp luật Việt Nam: "Trẻ em là công dân dưới 16 tuổi" (Điều 1,
Luật BVCS và GDTE).
Như vậy, trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền tự
do đã được nêu ra trong các công ước quốc tế về quyền con người mà không
bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào.
Nhưng trẻ em lại là những người chưa trưởng thành nên có quyền được
chăm sóc sự sống, phát triển, được bảo vệ và bày tỏ ý kiến. Đặc biệt là đối với
những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
1.2. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường
về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện các quyền cơ bản
và hoà nhập với gia đình và cộng đồng (điều 3 Luật Bảo vệ - chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004).
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em dưới 16 tuổi do nhiều lí do khác
nhau mà rơi vào các hoàn cảnh sau:
2
Sinh viên thực hiện: Lê Thị
Oanh
2