Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX qua thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn | 44
TRÀO LƯU CHỦ TÌNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII
ĐẦU THẾ KỶ XIX QUA THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
Hoàng Thị Tuyết Mai, Vũ Thị Ngọc
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Giai đoạn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kì phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam. Nhìn từ
góc độ nhân học văn hóa có thể nói đây là thời kỳ văn học lấy con ngƣời tự nhiên, phàm trần làm
đối tƣợng thể hiện. Đề cao tình cảm, bộc bạch những cảm xúc đa dạng, phong phú, có màu sắc cá
nhân, thầm kín, riêng tƣ thay vì các lý tƣởng thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ của con ngƣời xã hội, con ngƣời cộng đồng. Trào lưu chủ tình là cách gọi mang hàm nghĩa đề
cao cảm xúc, tình cảm một cách có ý thức, có cơ sở triết học. Trào lưu chủ tình trong văn học
thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một khái niệm sử dụng theo nghĩa ƣớc lệ, nhằm định danh một
xu hƣớng văn học chiếm vị trí nổi bật nhất, làm nên thành tựu quan trọng nhất của văn học giai
đoạn này: trào lƣu văn học đề cao tình (emotions, feelings, cantiment). Trào lưu chủ tình gợi ra
một hƣớng nghiên cứu mới trong tiến trình văn học trung đại, đặc biệt là thế kỉ XVIII – đầu thế
kỉ XIX. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi tìm hiểu thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng dƣới ánh sáng
của Trào lƣu chủ tình.
Từ khóa: văn học, trào lưu chủ tình, thất chủ tình, nhân học văn hóa, thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Giai đoạn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là
thời kì phát triển rực rỡ của văn học Việt
nam. Nếu nhìn từ góc độ nhân học văn hóa có
thể nói đây là thời kỳ văn học lấy con ngƣời
tự nhiên, phàm trần làm đối tƣợng thể hiện.
Đề cao tình cảm, bộc bạch những cảm xúc đa
dạng, phong phú, có màu sắc cá nhân, thầm
kín, riêng tƣ thay vì các lý tƣởng thành ý,
chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ của con ngƣời xã hội, con ngƣời cộng
đồng. Văn học giai đoạn này đƣợc PGS.TS
Trần Nho Thìn gọi là Trào lưu chủ tình – tức
là cách gọi mang hàm nghĩa đề cao cảm xúc,
tình cảm một cách có ý thức, có cơ sở triết
học. Trào lƣu chủ tình gợi ra một hƣớng
nghiên cứu mới trong tiến trình văn học trung
đại, đặc biệt là thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
Trong phạm vi bài viết này chúng tôi tìm hiểu
thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng dƣới ánh sáng của
Trào lƣu chủ tình.
HỒ XUÂN HƢƠNG VỚI TRÀO LƢU
CHỦ TÌNH
Hồ Xuân Hƣơng là một hiện tƣợng độc đáo
trong văn học Việt Nam. Thơ Nôm của Hồ
Xuân Hƣơng là mảng văn học thú vị và hấp
dẫn. Lâu nay, nhiều nhà nghiên cứu dành giấy
Tel: 0986222413
bút cho mảng thơ độc đáo của thiên tài kĩ nữ
này. Các tác giả: Đông Châu Nguyễn Hữu
Tiến, Nguyễn Văn Hạnh, Văn Tân, Xuân
Diệu, Nguyễn Đức Bính, Chế Lan Viên, Vũ
Đức Phúc, Trần Thanh Mại, N.I. Niculin, Lê
Trí Viễn… đã giải mã những tín hiệu nghệ
thuật ở những khía cạnh khác nhau và đạt
đƣợc những thành công nhất định. Tuy vậy,
tiếp cận thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng từ góc
độ nhân học văn hóa là một hƣớng đi hoàn
toàn mới. Gần đây, tác giả luận văn thạc sĩ
Trần Thị Hƣơng có đi theo hƣớng nghiên cứu
này nhƣng chƣa hình dung Hồ Xuân Hƣơng
trong mạch chung của trào lƣu chủ tình. Vì
vậy tìm hiểu thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng
dƣới ánh sáng của Trào lưu chủ tình chúng tôi
hi vọng phát hiện ra những nét mới trong sáng
tác của Bà.
Trào lưu chủ tình trong văn học thế kỷ
XVIII đầu thế kỷ XIX là một khái niệm sử
dụng theo nghĩa ƣớc lệ, nhằm định danh một
xu hƣớng văn học chiếm vị trí nổi bật nhất,
làm nên thành tựu quan trọng nhất của văn
học giai đoạn này: Trào lƣu văn học đề cao
tình (emotions, feelings, cantiment), tức thiên
về xúc cảm thay vì lý trí tỉnh táo của nhà Nho
truyền thống [1, tr 548].
MÔ TẢ TRÀO LƢU CHỦ TÌNH