Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tranh luận về sự liên đới của lý thuyết quan hệ quốc tế với thế giới thứ ba
MIỄN PHÍ
Số trang
19
Kích thước
512.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1720

Tranh luận về sự liên đới của lý thuyết quan hệ quốc tế với thế giới thứ ba

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu Quốc tế số 2 (93) Nghiên cứu - Trao đổi

6/2013 145 1 146 6/2013

TRANH LUẬN VỀ SỰ LIÊN ĐỚI CỦA LÝ THUYẾT

QUAN HỆ QUỐC TẾ VỚI THẾ GIỚI THỨ BA*

Boniface E.S. Mgonja**

- Iddi A.M. Makombe***

Tóm tắt

Năm 1935, sử gia Alfred Zimmern đã coi quan hệ quốc tế không

phải như một lĩnh vực hay bộ môn đơn lẻ mà là “một tập hợp các chủ đề

được xem xét từ một góc nhìn chung” xoay quanh những câu hỏi về sự

tiếp diễn và thay đổi trên phạm vi quốc tế và toàn cầu. Thế nhưng, kể từ

khi quan hệ quốc tế nổi lên như một “lĩnh vực nghiên cứu chính thức

chuyên biệt”, bộ môn này đã ít có được sự quan tâm, chú ý đến quan

điểm của các nước phương Nam. Nhìn chung, việc nghiên cứu quan hệ

quốc tế hầu như đã bỏ qua lập trường nhận thức luận của phương Nam

cùng các học giả của nó cũng như vai trò của họ trong sự kế thừa và sự

thay đổi ở bộ môn này. Bài viết này dựa trên quan điểm tiếp cận hậu

thực dân để phê bình bản chất trọng Âu (Eurocentric), những đặc điểm

của bộ môn quan hệ quốc tế và sự chú trọng duy nhất của nó đối với

những cái đang hoặc đã xảy ra chỉ riêng ở phương Tây. Luận điểm của

bài viết này là làm rõ việc bộ môn quan hệ quốc tế dành ưu ái ra sao cho

* Ngườì dịch: Phan Thị Thu Hằng, Nghiên cứu viên, Viện Quan hệ Quốc tế, Học viện

Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Dịch lại từ bản tiếng Anh của tạp chí

Khoa học Chính trị và Quan hệ quốc tế châu Phi, số 3 (1), trang 27-37, tháng 1/2009,

ISSN 1996-0832 © 2009 Academic Journals.

** Khoa Chính trị học, Đại học Alberta, Ca-na-đa.

*** Viện Nghiên cứu phát triển, Đại học Mzumbe, Tan-za-ni-a.

những quan điểm nhìn nhận thế giới theo xu hướng trọng Âu, đặc biệt

trong việc coi chúng như một phần không thể thiếu được trong việc duy

trì trật tự và chức năng của bộ môn này.

Quan hệ quốc tế có thể được mô tả là những phương thức mà các

quốc gia trên thế giới, các nhóm người và thậm chí là các cá nhân tương

tác và gây ảnh hưởng với nhau. Sự tương tác này xảy ra giữa các chủ thể

khác nhau bao gồm các chính phủ trên thế giới; các chủ thể phi nhà nước

(như các tổ chức quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức phi

chính phủ và các cá nhân); các cấu trúc xã hội (bao gồm các nền kinh tế,

văn hóa và chính trị của mỗi nước); những tác động về mặt địa lý và lịch

sử (Goldstein, 2002). Với tư cách là một lĩnh vực riêng biệt của khoa học

chính trị, bộ môn quan hệ quốc tế trên cơ sở những lý thuyết chính trị,

kinh tế chính trị, chủ nghĩa nữ quyền và luật quốc tế đã rút ra những quan

điểm lý thuyết của riêng nó nhằm giải thích sự xung đột và hợp tác giữa

các chủ thể nhà nước và phi nhà nước trong thế giới đương đại. Năm 1935,

sử gia Alfred Zimmern đã coi quan hệ quốc tế không phải là một lĩnh vực

riêng lẻ, mà là một “tập hợp những chủ đề được xem xét từ một góc nhìn

chung” (Zimmern, trích dẫn theo Dougherty và Pfaltzgraff, 2001) xoay

quanh những câu hỏi về sự tiếp diễn và thay đổi trên phạm vi quốc tế và

toàn cầu. Goldstein (2002) nhấn mạnh rằng quan hệ quốc tế là một lĩnh

vực liên ngành, liên quan tới kinh tế và chính trị quốc tế, lịch sử, xã hội

học và các bộ môn khác. Điều này được minh chứng bằng sự thật là bộ

môn quan hệ quốc tế thường được chia thành các phân ngành nhỏ như lý

thuyết quan hệ quốc tế, an ninh quốc tế, luật và các tổ chức quốc tế, và

kinh tế chính trị quốc tế.

Tuy nhiên, kể từ khi quan hệ quốc tế trở thành một lĩnh vực nghiên

cứu chính thức chuyên biệt (Burchill và các cộng sự, 2005) vào năm

1919 tại Đại học xứ Wales Vương quốc Anh, bộ môn này đã thể hiện rất

, 3/62013: 11345-140.81

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!