Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

trang phục truyền thống - Văn hóa mặc của người đàn ông Việt doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Văn hóa mặc của người đàn ông Việt
Cách ăn mặc của người đàn ông Việt cổ truyền ở vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ,
một vùng văn hóa gốc và là cái nôi sinh thành dân tộc Việt có rất nhiều nét đặc
sắc. Cách ăn mặc của cư dân đàn ông trồng lúa ở đây, trước hết cũng vẫn là một
ứng xử văn hóa trong việc thích ứng với thiên nhiên vùng châu thổ Bắc Bộ, vốn
là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc, bao gồm lưu vực sông Hồng, sông Thái
Bình và sông Mã. Ở đây có cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Tuy nhiên, hai
mùa nổi bật nhất ở Bắc Bộ vẫn là mùa đông và mùa hạ, thể hiện nét đặc thù khí
hậu thất thường của vùng này: gió mùa Hè nóng ẩm, hầm hập. Gió mùa Đông giá
buốt, làm rét run cầm cập, cắt ruột cắt gan. Vì vậy, cả đàn ông đàn bà đều ưa màu
sẫm, nhất là màu nâu đất, với các loại biến tấu, từ nâu non đến nâu già... Đàn bà
đi làm bận váy thâm, áo nâu yếm nâu đã đành, đàn ông đi làm, trong lúc ứng phó
với cái nắng nóng ghê gớm của châu thổ Bắc Bộ vào mùa hạ, khi lao động "hai
sương một nắng" trên cánh đồng, thường để lưng trần cho "lộ thiên" hoàn toàn
phần trên còn phía thân người dưới, thì đóng khố. Thời xưa, đàn ông Việt thì "cởi
trần đóng khố", còn đàn bà Việt thì "váy vận yếm nang", là những đồ mặc phổ
biến nhất trong mùa nóng bức, khi cả đàn ông, đàn bà phải làm lụng "chồng cày
vợ cấy con trâu đi bừa". Thế nhưng, sau đó, cách mặc này lại được nâng cấp lên
thành cái đẹp trong văn hóa mặc của người Việt cổ truyền. Đàn ông đóng khố