Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trần Đình Sử với việc tiếp thu và ứng dụng thi pháp học hiện đại trong nghiên cứu văn học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phạm Thế Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 191 - 195
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 191 http://www.lrc-tnu.edu.vn
TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH PHÂN LẬP CURCUMIN TỪ CỦ NGHỆ VÀNG
Phạm Thế Chính*
, Phạm Thị Thắm, Phạm Thị Thu Hà,
Hoàng Thị Thanh, Nguyễn Thị Hải Duyên
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Dựa trên việc khảo sát các dung môi chiết khác nhau, chúng tôi đã lựa chọn đƣợc toluen là dung
môi chiết chọn lọc hỗn hợp curcumin dung môi toluen có thành phần hóa học đơn giản (bốn
thành phần), curcumin chiết bằng các dung môi khác có thành phần hóa học phức tạp: chiết bằng
n-hexan có sáu thành phần, bằng clorofoc có tám thành phần, bằng etyl axetat là bẩy thành phần,
chiết bằng etanol có mƣời thành phần. Từ hỗn hợp curcumin đƣợc chiết bằng dung môi touluen, sử
dụng phƣơng pháp sắc ký cột thƣờng silica gel, nhồi cột theo phƣơng pháp nhồi ƣớt, đã tách đƣợc
ba hợp chất tinh khiết là curcumin I, curcumin II và curcumin III. Cấu trúc của sản phẩm đƣợc xác
định bằng các phƣơng pháp vật lý hiện đại: phổ IR, MS, 1H-NMR, 13C-NMR và DEPT.
Từ khóa: Curcumin, tối ưu hóa, longa, nghệ vàng, demetoxicurcumin.
MỞ ĐẦU*
Nghệ vàng có tên khoa học là Curcuma longa
L. thuộc chi nghệ (Curcuma), họ Gừng
(Zingiberaceae), là cây thảo, cao 0,6 –1m.
Nghệ thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ là một gia vị
tạo màu trong thực phẩm, nghệ cũng đƣợc sử
dụng trong nhiều bài thuốc dân tộc [1].
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho biết
curcumin là thành phần chính của củ nghệ
vàng, nó có tác dụng chống ung thƣ in vitro
đối với ung thƣ ruột già [2], ung thƣ gan [3],
ung thƣ phổi, ung thƣ da và ung thƣ vú [4].
Gần đây chính phủ Mỹ cho phép sử dụng
curcumin để điều trị ung thƣ ruột già trong
lâm sàng [4].
Ở Việt Nam, thành phần hóa học của củ nghệ
vàng đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm
[5], đặc biệt là sản phẩm curcumin đã đƣợc
bán trên thị trƣờng dƣới dạng các chế phẩm
thuốc và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên
việc lựa chọn phƣơng pháp tách chiết, cũng
nhƣ phân lập các thành phần chính của
curcumin còn ít đƣợc các nhà khoa học quan
tâm. Hơn nữa, ở nƣớc ta, nghệ vàng dễ mọc,
dễ trồng nên nguồn nguyên liệu nhiều. Do
vậy trong công trình này chúng tôi tập trung
nghiên cứu lựa chọn dung môi, phƣơng pháp
tách chiết chọn lọc hỗn hợp curcumin, nghiên
cứu phân lập các thành phần hóa học của hỗn
*
Tel: 0988113933; Email:
hợp curcumin để thu đƣợc các chế phẩm
tinh khiết nhằm nâng cao giá trị sử dụng
của nghệ vàng.
THỰC NGHIỆM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Hóa chất và thiết bị nghiên cứu
Chất hấp phụ dùng cho sắc kí cột là silica gel
(0,040 – 0,063 mm, Merck). Sắc kí lớp mỏng
dùng bản mỏng tráng sẵn 60F254 (Merck). Các
dung môi chiết và chạy sắc kí đạt loại tinh
khiết (PA).
Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân 1H-NMR và 13CNMR đƣợc ghi trên máy Bruker AV 500
MHz. Phổ khối lƣợng đƣợc đo trên máy LCMSD-Trap-SL. Phổ IR đƣợc đo trên máy
Impac 410-Nicolet FT-IR. Điểm chảy đƣợc
đo trên máy Boetius.
Mẫu thực vật
Mẫu củ nghệ vàng đƣợc thu mua vào tháng
10 năm 2010 tại Thái Nguyên. Tên Khoa học
đƣợc xác định tại Viện Sinh thái Tài nguyên
Sinh vật – Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam. Tiêu bản đƣợc lƣu giữ tại Phòng thí
nghiệm Khoa Hóa học – Trƣờng Đại học
Khoa học – ĐH Thái Nguyên.
Xử lý và chiết tách
Mẫu thực vật đƣợc phơi và sấy khô ở 450C
sau đó nghiền thành bột mịn và đƣợc chia
thành năm phần phần bằng nhau. Mỗi phần
đƣợc chiết Soxlet với các dung môi: n-hexan,