Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU, THỰC TR&.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mục Lục
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI
PHIẾU
I. Tổng quan về trái phiếu
1. Khái niệm
2. Đặc trưng:
2.1. Mệnh giá
2.2.Tỷ suất sinh lời của trái phiếu:
2.3. Giá mua:
2.4. Thời hạn:
2.5. Quyền mua lại:
3. Phân loại trái phiếu
3.1. Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng:
3.2. Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu:
3.3. Theo thời gian đáo hạn:
3.4. Căn cứ theo phương thức trả lãi
3.5. Căn cứ theo phạm vi lưu thông
4. Điều kiện phát hành
II. Thị trường trái phiếu
1. Khái niệm
2. Phân loại thị trường trái phiếu
2.1. Thị trường sơ cấp
2.2. Thị trường thứ cấp
2.3. Mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT
NAM
I. Các chủ thể phát hành.
II. Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu VN hiện nay
1. Trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước
2. Trái Phiếu chính quyền địa phương
3. Trái Phiếu Doanh Nghiệp
3.1. Ưu nhược điểm của trái phiếu doanh nghiệp
3.2. Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay
3.3. Thực trạng phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay
4. Các Phương Pháp Phát Hành Trái Phiếu Việt Nam Hiện Nay
5. Phát Hành Trái Phiếu Quốc Tế
Chương 3: Một Số Giải Pháp Kiến Nghị
I. Giải pháp cho thị trường Trái phiếu Chính phủ Việt Nam
II. Giải pháp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.
III. Giải pháp cho việc phát hành trái phiếu quốc tế.
M ở đầu
Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức rất lớn,
tác động tiêu cực đến nước ta. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô chưa vững chắc. Lạm phát
vẫn còn ở mức cao, sản xuất kinh doanh còn không ít ách tắc, hàng tồn kho lớn. Đời
sống nhân dân, nhất là người nghèo, ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Trong hoàn cảnh này việc huy động vốn dài hạn để thực hiện những chính sách nhằm ổn
định nền kinh tế của chính phủ, cũng như nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Làm sao để đảm bảo được lượng vốn huy động?
Đây quả thật là một câu hỏi khó cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như chính phủ
trong tình hình khó khăn hiện nay. Vấn đề nan giải này chính là lý do khiến chúng em
chọn đề tài “Những giải pháp để hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu tại Việt
Nam” bởi lẽ trái phiếu là một công cụ vay nợ số lượng lớn và dài hạn hữu hiệu đối với
doanh nghiệp và chính phủ.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
I. Tổng quan về trái phiếu
1. Khái niệm
Trái phiếu (TP) là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích
hợp pháp của người sở hữu (Trái chủ) đốivới một phần vốn nợ của tổ chức phát hành,
gồm Chính phủ, Chính quyền địa phương và doanh nghiệp.
2. Đặc trưng:
Một trái phiếu thường có những đặc trưng sau:
2.1. Mệnh giá:
Là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu, đại diện cho
số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn.
Ở VN, mệnh giá của trái phiếu được ấn định là 100.000 VNĐ và các mệnh
giá khác là bội số của 100.000 VNĐ. Mệnh giá của trái phiếu được xác định phụ
thuộc vào số tiền huy động trong kỳ và số trái phiếu phát hành.
Công thức tính:
MG = VHĐ/SPH Với:
MG: mệnh giá trái phiếu
VHĐ: số vốn huy động
SPH: số trái phiếu phát hành
2.2.Tỷ suất sinh lời của trái phiếu:
Là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy định mức lãi mà nhà đầu tư hưởng hàng
năm. Thông thường có 2 phương thức trả lãi: 6 tháng/lần và 1 năm/ lần.
Mỗi trái phiếu có ghi lãi suất của tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho
chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ.
Lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm chào
bán trái phiếu.
Số tiền lãi nhà đầu tư nhận được hàng năm = lãi suất coupon x MG
Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu:
+ Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào
chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân
sách của chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó.
+ Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của
lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao.
+ Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau,
nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
2.3. Giá mua:
Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà nhà đầu tư bỏ ra để có được quyền sở
hữu trái phiếu. Giá mua có thể bằng, cao, hoặc thấp hơn mệnh giá. Tuy nhiên dù giá
mua thế nào thì tiền lãi luôn được xác định theo mệnh giá. Và đến ngày đáo hạn, trái
chủ sẽ được trả lại vốn gốc bằng với mệnh giá trái phiếu.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu:
+ Kỳ hạn của trái phiếu: kỳ hạn càng dài, tính biến động của trái phiếu càng lớn
trước sự biến động của lãi suất thị trường.
+ Lãi suất tín dụng dài hạn: khi lãi suất này hạ thấp thì nhiều nhà đầu tư mua TP
làm cho cầu TP tăng và giá TP tăng và ngược lại
+ Tình hình lạm phát: khi nhà đầu tư mua TP các công ty phát hành cam kết sẽ
trả một lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn của TP. Do đó khi lạm phát xảy ra, giá TP sẽ
giảm.
+ Tình hình kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp phát hành
+ Rủi ro về tỷ giá