Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Trải nghiệm và chiến lược đối phó với việc vô sinh của các cặp vợ chồng tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
PHẠM VĂN HUÂN
TRẢI NGHIỆM VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI PHÓ VỚI
VIỆC VÔ SINH CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÃ HỘI HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
PHẠM VĂN HUÂN
TRẢI NGHIỆM VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI PHÓ VỚI
VIỆC VÔ SINH CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số chuyên ngành: 8 31 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÃ HỘI HỌC
Giảng viên hướng dẫn : TS. TRƯƠNG THỊ HIỀN
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: PHẠM VĂN HUÂN
Ngày sinh: 10/06/1983 Nơi sinh: CÀ MAU
Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC Mã học viên: 1783103010003
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho
Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống
thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: TS Trương Thị Hiền
Học viên thực hiện: Phạm Văn Huân Lớp: MSOC017A
Ngày sinh: 10/06/1983 Nơi sinh: Cà Mau
Tên đề tài: “Trải nghiệm và chiến lược đối phó với việc vô sinh của các cặp vợ chồng tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.”
Giảng viên hướng dẫn Trương Thị Hiền đồng ý cho phép học viên Phạm Văn Huân được
bảo vệ luận văn trước Hội đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 3năm 2022
Người nhận xét
Trương Thị Hiền
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Trải nghiệm và chiến lược đối phó với việc vô sinh
của các cặp vợ chồng tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” là bài nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần và những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kì bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2022
Phạm Văn Huân
ii
LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu Trải nghiệm và chiến lược đối phó với việc vô sinh của các
cặp vợ chồng tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là kết quả quá trình nỗ lực của
bản thân cùng với sự đồng hành, hỗ trợ về tinh thần, tri thức và vật chất của Ơn
Trên, quý thầy cô, gia đình, bạn bè và đơn vị công tác. Qua trang viết này, tác giả
xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài nghiên cứu vừa qua.
Đầu tiên, tôi xin chân thành tri ân tiến sĩ Trương Thị Hiền, người đã luôn động
viên, khích lệ, tận tình dành thời gian đọc các bản thảo và đưa ra những nhận xét,
hướng dẫn bổ ích để tôi có thể chỉnh sửa, hoàn thiện các luận điểm trong luận văn
này.
Kế đến, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô đã truyền đạt kiến
thức, truyền cảm hứng và đồng hành cùng lớp học viên chúng tôi trên con đường
khám phá tri thức, qua chương trình cao học của trường Đại học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh.
Xin tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Cao đẳng Bách Việt, anh chị
em đồng nghiệp và bạn bè thân hữu đã tạo điều kiện để tôi theo đuổi chương trình
học và hoàn thành tốt công việc nghiên cứu của mình.
Tôi xin cảm ơn chân thành quý anh chị là những người tham gia phỏng vấn
sâu, tạo điều kiện và hỗ trợ thông tin, dữ liệu và tài liệu trong quá trình thực hiện
luận văn.
Đặc biệt, con xin gởi lời tri ân cùng lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn
yêu thương và nâng đỡ để con có được thành quả của ngày hôm nay. Cảm ơn Em -
người đã luôn động viên, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá
trình anh học tập và thực hiện luận văn này.
Từ tận đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn!
Phạm Văn Huân
iii
TÓM TẮT
Đề tài Trải nghiệm và chiến lược đối phó với việc vô sinh của các cặp vợ
chồng tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay tìm hiểu những trải nghiệm của các cặp
vợ chồng về vấn đề vô sinh dưới góc nhìn của lý thuyết kiến tạo xã hội và lý thuyết
tương tác biểu tượng về vai trò. Đồng thời, tìm hiểu những chiến lược đối phó khác
nhau mà họ lựa chọn cho vấn đề mà mình trải nghiệm. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu. Khách thể nghiên cứu của đề tài
là 8 cặp vợ chồng vô sinh hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy vô sinh không chỉ được xác định bởi các yếu tố
sinh học hay trạng thái tâm lý, nhưng còn là quá trình năng động được ảnh hưởng
bởi các bối cảnh văn hóa xã hội khác nhau. Trong bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay, trải nghiệm vô sinh bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện chức năng sinh sản
của hôn nhân và gia đình, vai trò của nam giới và phụ nữ trong việc trở thành cha
mẹ, giá trị xã hội của con cái,…
Nghiên cứu cũng cho thấy một trong những khác biệt về trải nghiệm vô sinh
liên quan đến yếu tố giới. Việc định hướng điều trị cho tình trạng vô sinh là một
hành vi về giới. Bên cạnh đó, trải nghiệm vô sinh đối với phụ nữ là trải nghiệm về
sự thất bại vai trò làm mẹ; trong khi đó, nam giới đối diện với vô sinh liên quan đến
chuẩn mực xã hội về tính nam.
Nghiên cứu cũng cho thấy việc lựa chọn các chiến lược đối phó là quá trình
phản ứng thông tin, giải thích ý nghĩa và đưa ra những quyết định của các cặp vợ
chồng. Đối với vấn đề vô sinh, các cặp vợ chồng cân nhắc nhiều phương pháp điều
trị khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của bản thân.
iv
SUMMARY
The topic The experiences and coping strategies with infertility of couples in
Ho Chi Minh city goes into analysis the experiences of infertile couples according to
the social construction and symbolic interactionism theory. At the same time, the
topic find out the differences in coping in infertility. This is a qualitative study
based on in-depth interview method. The participants included 8 intertile couples
who are living in Ho Chi Minh City.
The results show that infertility is not only to be determined by biological
factors or psychological consequences, but as a dynamic process which are
influenced by the socio-cultural context. In Ho Chi Minh City, the experiences with
infertility is shaped by reproductive function of marriage and family, the important
of parenting and the role of parenthood, social values of children, etc.
The research also shows that one of the differences in infertility experiences
is related to gender. Orientation to treatment for infertility is a gender act. Besides,
the experience of infertile women is the failure of motherhood’s role; meanwhile,
the consequence of infertile men related to social norms of masculinity.
Research also shows that choosing coping strategies is a process by which
couples interpret, respond to, give meaning to, and make decisions physiological
conditions. Infertile couples consider a variety of treatment options depend on their
economic, cultural, and social circumstances.
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ART : Các công nghệ hỗ trợ sinh sản
DHS : Những cuộc khảo sát về sức khỏe và nhân khẩu
HRP : Chương trình đặc biệt về đào tạo nghiên cứu, phát triển về sinh sản
con người
ICSI : Bơm tinh trùng vào buồng trứng
IVF : Thụ tinh trong ống nghiệm
LHQ : Liên Hiệp Quốc
Nxb : Nhà xuất bản
Tr. : Trang
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii
TÓM TẮT.............................................................................................................iii
SUMMARY ..........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................v
MỤC LỤC.............................................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
Cơ sở hình thành luận văn....................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
Mục tiêu tổng quát............................................................................................3
Mục tiêu cụ thể .................................................................................................3
Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................................4
Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................4
Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................4
Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu........................................................4
Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................4
Khách thể nghiên cứu .......................................................................................5
Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................5
Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
Phương pháp nghiên cứu định tính....................................................................5
Kỹ thuật thu thập thông tin................................................................................5
Kỹ thuật xử lý số liệu........................................................................................6
Ý nghĩa nghiên cứu ..............................................................................................7
Ý nghĩa lý luận .................................................................................................7
Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................7
Khung phân tích...................................................................................................8
Giới hạn của đề tài ...............................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG ..............................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...................10
vii
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan..................................10
1.1.1. Vô sinh như một hiện tượng y học.........................................................10
1.1.2. Vô sinh như một hiện tượng xã hội .......................................................13
1.2. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội về vô sinh trên thế giới và tại Việt Nam 17
1.2.1. Bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội về vô sinh trên thế giới.....................17
1.2.2. Bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội và thực trạng vô sinh tại Việt Nam..
..........................................................................................................22
1.3. Cơ sở lý thuyết .........................................................................................29
1.3.1. Lý thuyết kiến tạo xã hội....................................................................29
1.3.2. Lý thuyết tương tác biểu tượng về căng thẳng vai trò.........................30
1.4. Các khái niệm liên quan ..............................................................................31
1.4.1. Vô sinh, vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát..................................31
1.4.2. Vai trò và căng thẳng vai trò .................................................................32
1.4.3. Chiến lược đối phó................................................................................33
CHƯƠNG 2: TRẢI NGHIỆM CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG VỀ VẤN ĐỀ VÔ
SINH.....................................................................................................................35
2.1. Tổng quan mẫu nghiên cứu .........................................................................35
2.2. Danh tính và vô sinh....................................................................................43
2.3. Vô sinh trong bối cảnh văn hóa xã hội.........................................................49
2.3.1. Vô sinh và sự thất bại về vai trò ............................................................49
2.3.2. Giá trị của đứa con ................................................................................59
2.3.3. Nhận định chung về quan niệm xã hội liên quan đến vô sinh.................67
2.4. Nhịp điệu về trải nghiệm vô sinh.................................................................69
2.4.1. Vô sinh trong nhịp sống hằng ngày .......................................................69
2.4.2. Trải nghiệm vô sinh trong những dịp đặc biệt .......................................73
3.2. Đa dạng sự lựa chọn và theo đuổi các phương pháp chữa trị vô sinh ...........81
3.2.1. Việc tiếp cận và điều trị theo phương pháp y học cổ truyền - Đông y....81
3.2.2. Các phương pháp điều trị Tây y ............................................................84
CHƯƠNG 3: CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỐI PHÓ CỦA CÁC CẶP VỢ CHÔNG VÔ
3.1. Định hướng điều trị ..................................................................................... 77
SINH ....................................................................................................................77
viii
3.2.3. Các phương pháp điều trị dân gian khác................................................90
3.2.4. Nhận con nuôi.......................................................................................91
3.3. Chiến lược quản lý cảm xúc ........................................................................96
3.3.1. Giữ kín vấn đề sinh sản .........................................................................97
3.3.2. Niềm tin vào sự an bài của thượng đế..................................................100
3.3.3. Chủ động kiến tạo cuộc sống khác ......................................................102
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................106
Nhìn lại giả thuyết............................................................................................106
Nhận định đúc kết ............................................................................................109
Ý nghĩa của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................112
PHỤ LỤC...........................................................................................................117
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Cơ sở hình thành luận văn
Hôn nhân và gia đình có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi con
người nói riêng cũng như đối với toàn xã hội nói chung. Gia đình được hình thành,
tồn tại và phát triển do nhu cầu xã hội và nhu cầu từ chính gia đình. Theo các nhà xã
hội học, gia đình gắn với một số chức năng chính: chức năng sinh đẻ, tái sản xuất ra
con người; chức năng kinh tế; chức năng xã hội hóa và chức năng thỏa mãn nhu cầu
tâm lý, tình cảm. Trong những chức năng quan trọng được kể trên, việc sinh đẻ, tái
sản xuất ra thế hệ tương lai được kể đến hàng đầu và được xem là chức năng cố hữu
của gia đình. Gia đình thực hiện chức năng này nhằm một mặt đáp ứng nhu cầu tái
sản xuất sinh học, duy trì và phát triển dân số cho xã hội, mặt khác là đáp ứng nhu
cầu của chính những thành viên trong gia đình, đặc biệt là những người có vai trò
làm cha, làm mẹ (Lê Ngọc Văn, 2012).
Vì chức năng sinh đẻ vừa thỏa mãn nhu cầu của xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu cá
nhân, cho nên hành vi sinh đẻ chịu tác động bởi cả nhân tố xã hội lẫn động cơ cá
nhân (Lê Ngọc Văn, 2012). Ở các xã hội nông nghiệp kém phát triển, mức tử vong
trẻ sơ sinh cao, tuổi thọ trung bình thấp, nghề nghiệp không đòi hỏi chuyên môn
cao, con cái là nguồn của cải và sức lao động của gia đình. Trong các xã hội này,
“đông con nhiều cháu” là tư tưởng chủ đạo của các gia đình. Còn ở các xã hội công
nghiệp phát triển, tuổi thọ trung bình cao, trình độ học vấn của các cặp gia đình cao,
thời gian đào tạo nghề nghiệp kéo dài, quy mô gia đình nhỏ,… là những nhân tố ảnh
hưởng đến việc giảm số con của các cặp vợ chồng. Bên cạnh đó, động cơ cá nhân
trong việc thực hiện hành vi sinh đẻ của các cặp vợ chồng là những hy vọng, mong
đợi mà người làm cha mẹ gởi gắm cho con cái như động cơ kinh tế, động cơ là nơi
nương tựa khi về già, động cơ bảo đảm sự bền vững của hôn nhân, động cơ tự
khẳng định mình, động cơ nối dõi tông đường, động cơ thừa kế,…
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhu cầu về con được thể hiện qua việc
mong muốn có con, con càng đông càng tốt và nhất thiết có con trai. Có con dường
2
như được xem là nhu cầu đầu tiên của các cặp vợ chồng. Vì thế, người ta làm mọi
cách để có con “Nhà nào hiếm muộn thì cầu tự. Cầu tự có nhiều cách: người thì
uống thuốc cho bổ huyết, người thì cho tại đất tuyệt đinh, nhờ thầy địa lý định mả,
người thì đi lễ bái chùa này miếu nọ để cầu Phật, Thánh độ cho có con” (Phan Kế
Bính, 1990). Ngày nay, nhu cầu phải có đông con và nhất thiết phải có con đã có
những thay đổi nhất định qua việc giảm mức sinh, giảm số con mong muốn và nhu
cầu có con trai của các gia đình. Tuy vậy, chức năng sinh đẻ vẫn là được xem là một
chức năng vô cùng quan trọng của các gia đình.
Ở Việt Nam, tỷ lệ phát triển dân số vẫn còn cao. Tuy nhiên, bên cạnh những gia
đình “con đàn, cháu đống”, thì vẫn có những cặp vợ chồng luôn khắc khoải mong
chờ sinh được một đứa con. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng một cặp
vợ chồng không thể có thai sau 1 năm chung sống, giao hợp bình thường, không
ngừa thai được xem là tình trạng vô sinh (WHO, 2000). Vô sinh có thể được phân
thành hai loại: vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh nguyên phát là
trường hợp một cặp vợ chồng chưa từng có thai. Vô sinh thứ phát là trường hợp cặp
vợ chồng đã có thai ít nhất một lần.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 8 đến 12% các cặp vợ
chồng bị vô sinh. Tại Việt nam, theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, có khoảng 12
– 13% các cặp vợ chồng bị vô sinh. Trong đó, vô sinh nữ chiếm 40%, vô sinh nam
chiếm 23%, do cả hai vợ chồng chiếm 17% và 13% không rõ nguyên nhân. Theo số
liệu của điều tra dân số quốc gia năm 1982, tỉ lệ vô sinh toàn quốc là khoảng 13%
(Trần Thị Phương Mai, 2001). Như vậy, ước tính cả nước ta hiện nay có trên 1 triệu
cặp vợ chồng có vấn đề về vô sinh.
Thực trạng trên cho thấy nhiều cặp vợ chồng đang chịu nhiều áp lực của gia
đình và xã hội về việc không thể sinh được con. Trải nghiệm về hiếm muộn vô sinh
tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực về thể lý, tâm lý, kinh tế và xã hội. Điều này đặt ra
nhiều cách đối phó khác nhau của các cặp vợ chồng vô sinh. Tuy nhiên, tính đến
nay, những nghiên cứu đánh giá và phân tích về tác động của vấn đề vô sinh hiếm
3
muộn đến các cặp vợ chồng dưới góc nhìn xã hội học còn rất hạn chế, trong khi vấn
đề này là hết sức cần thiết để nhìn nhận khách quan. Hiện tượng vô sinh trước đây
thường được cho là hiện tượng mang tính “tự nhiên” theo nghĩa bắt nguồn từ đặc
điểm bất thường liên quan cấu tạo cơ thể của người vợ hoặc người chồng. Tuy vậy,
những yếu tố xã hội như trình độ học vấn, nghề nghiệp, lối sinh hoạt, thói quen ăn
uống hay đặc điểm nơi cư trú… cũng có thể là những yếu tố ảnh hưởng tới việc vô
sinh. Khi đối mặt với hiện tượng vô sinh, các cặp vợ chồng vô sinh thường nhận
được những lời khuyên liên quan ứng xử y học hay tâm lí nhằm đối phó với hoàn
cảnh mà mình đang gặp phải. Nhưng vấn đề là, những bối cảnh xã hội khác nhau thì
có thể sẽ có những trải nghiệm và chiến lược đối phó khác nhau.
Thực trạng đó đã và đang đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu xã hội học về
những trải nghiệm của vấn đề vô sinh của các cặp vợ chồng và các chiến lược đối
phó của họ trước hiện tượng này. Đây là một vấn đề mới mẻ và có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc. Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định triển khai đề tài
“Trải nghiệm và chiến lược đối phó với việc vô sinh của các cặp vợ chồng tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.”
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những trải nghiệm của các cặp vợ chồng về vấn
đề vô sinh tại thành phố Hồ Chí Minh tại hiện nay dưới góc nhìn của lý thuyết kiến
tạo xã hội và lý thuyết tương tác biểu tượng về vai trò. Đồng thời, tìm hiểu những
chiến lược đối phó khác nhau mà họ lựa chọn cho vấn đề mà mình trải nghiệm.
Mục tiêu cụ thể
Để làm sáng tỏ mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu tìm hiểu:
• Tìm hiểu những trải nghiệm với hiện tượng vô sinh của các cặp vợ chồng: ảnh
hưởng tâm lý, xã hội, thể lý và kinh tế.
• Sự khác biệt về giới trong trải nghiệm với hiện tượng vô sinh