Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Trách nhiệm dân sự trong các vụ án hình sự xâm phạm quyền sở hữu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ QUANG TRUNG
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ MINH HÙNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Người viết xin cam đoan luận văn thạc sĩ Luật học “Trách nhiệm dân sự
trong các vụ án hình sự xâm phạm quyền sở hữu” là kết quả nghiên cứu khoa học
nghiêm túc của người viết trong thời gian tham gia khóa học cao học tại trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Người cam đoan
Lê Quang Trung
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Bộ luật dân sự : BLDS
Bộ luật hình sự : BLHS
Bồi thường thiệt hại : BTTH
Cơ quan điều tra : CQĐT
Tiến hành tố tụng : THTT
Tòa án : TA
Tòa án nhân dân : TAND
Tố tụng dân sự : TTDS
Tố tụng hình sự : TTHS
Trách nhiệm dân sự : TNDS
Trách nhiệm hình sự : TNHS
Viện kiểm sát : VKS
Viện kiểm sát nhân dân : VKSND
Vụ án hình sự : VAHS
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU....................7
1.1. Khái quát về trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự xâm phạm
quyền sở hữu .................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự trong các vụ án hình sự xâm phạm quyền
sở hữu ...........................................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm dân sự trong các vụ án hình sự xâm phạm
quyền sở hữu.................................................................................................10
1.1.3. Mối quan hệ giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự trong quá
trình giải quyết các vụ án hình sự xâm phạm quyền sở hữu...........................16
1.2. Bảo vệ quyền sở hữu theo qui định của pháp luật dân sự..................19
1.2.1. Tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu ..................................20
1.2.2. Yêu cầu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu phải
chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại.............................................20
1.2.3. Yêu cầu Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền sở
hữu................................................................................................................21
1.2.4. Bảo vệ người thứ ba ngay tình.............................................................22
1.3. Các hình thức của trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự xâm phạm
quyền sở hữu ...............................................................................................23
1.3.1. Trả lại tài sản, hoa lợi, lợi tức.............................................................24
1.3.2. Bồi thường thiệt hại.............................................................................29
1.3.3. Trách nhiệm giao nộp vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm .........47
1.4. Chủ thể của quan hệ trách nhiệm dân sự trong các vụ án hình sự xâm
phạm quyền sở hữu.....................................................................................48
1.4.1. Nhóm chủ thể bị thiệt hại.....................................................................49
1.4.2. Nhóm chủ thể chịu trách nhiệm dân sự................................................53
Kết luận chương 1.......................................................................................57
Chương 2: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ XÂM
PHẠM QUYỀN SỞ HỮU - BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN.....................................................................................................59
2.1. Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự..................59
2.1.1. Qui định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng.......................59
2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện ...........................................................................65
2.2. Nguyên tắc giảm mức bồi thường........................................................67
2.2.1. Qui định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng.......................67
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện ...........................................................................72
2.3. Việc xác định tư cách “người bị hại” và “nguyên đơn dân sự” trong
vụ án hình sự xâm phạm quyền sở hữu .....................................................73
2.3.1. Qui định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng.......................73
2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện ...........................................................................81
2.4. Việc tịch thu sung quĩ Nhà nước đối với tài sản do phạm tội hoặc do
mua bán, trao đổi những thứ ấy mà có ......................................................82
2.4.1. Qui định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng.......................82
2.4.2. Kiến nghị hoàn thiện ...........................................................................85
2.5. Việc tịch thu sung quĩ Nhà nước đối với trường hợp tài sản không xác
định được chủ sở hữu..................................................................................86
2.5.1. Qui định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng.......................86
2.5.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật............................................................90
Kết luận chương 2.......................................................................................90
KẾT LUẬN..........................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản của mình là một quyền dân sự
tuyệt đối, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Quyền sở hữu được qui định trong
Hiến pháp cũng như các luật. Quyền sở hữu cũng được bảo vệ nhằm chống lại
những hành vi xâm phạm, thể hiện trong việc qui định những chế tài pháp lý trong
Bộ luật dân sự (BLDS), Bộ luật hình sự (BLHS)…
Khi một hành vi xâm phạm quyền sở hữu của người khác tới mức bị coi là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, thì người có hành vi nguy hiểm đó có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự (TNHS). Qua công tác thực tiễn cho thấy, trong mấy năm gần
đây tình hình tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm quyền sở hữu nói riêng có
chiều hướng gia tăng cả về số lượng cũng như phương thức, thủ đoạn phạm tội. Vấn
đề này đã đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với những nhà lập pháp là làm sao có sự
điều chỉnh, sửa đổi các qui định của pháp luật kịp thời để pháp luật phù hợp với sự
phát triển của xã hội, phát huy tối đa vai trò là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản
lý và bảo vệ các quan hệ xã hội.
BLHS là văn bản qui phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực
hình sự qui định cụ thể từng hành vi bị xem là tội phạm và hình phạt đối với từng
hành vi cụ thể. Một hành vi phạm tội xảy ra, ngoài việc xâm hại trực tiếp đến một
đối tượng cụ thể nó còn xâm hại đến những lợi ích chung của xã hội, những quan hệ
xã hội được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Ngoài việc tuyên bố một người phạm tội
có tội, áp dụng hình phạt đối với người đó, trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ
quan tiến hành tố tụng (THTT) còn xem xét đến trách nhiệm dân sự (TNDS) của
người phạm tội, buộc người phạm tội phải hoàn trả, bồi thường thiệt hại (BTTH),
khắc phục những hậu quả do tội phạm gây ra đối với người khác.
Để bảo vệ quyền sở hữu, trước khi ban hành luật, Nhà nước đã ban hành
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân. Với sự phát triển của nền
kinh tế, các qui định của pháp luật hình sự đã bộc lộ một số bất cập, đòi hỏi phải có
sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những thay đổi to lớn của thời kỳ đổi mới đất
nước, do vậy, lần lượt BLHS năm 1985, các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và mới đây nhất là BLHS năm 1999 sửa đổi bổ
sung năm 2009 ra đời. Sự ra đời của BLHS này đã cơ bản đáp ứng được các đòi hỏi
cấp thiết của xã hội và đã đi vào cuộc sống, phát huy được vai trò to lớn trong đấu
tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đáng kể vào việc giữ vững an ninh chính trị,
2
trật tự, an toàn xã hội, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi công cuộc
đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XIV BLHS hiện hành
được chia thành hai nhóm:
- Nhóm 1: Các tội phạm có mục đích tư lợi (Điều 133 đến Điều 143).
- Nhóm 2: Các tội phạm không có mục đích tư lợi (Điều 144 và Điều 145).
Căn cứ vào đặc điểm của hành vi phạm tội, các tội xâm phạm sở hữu có mục
đích tư lợi lại được chia thành hai nhóm là nhóm có tính chất chiếm đoạt (Điều 133
đến Điều 140) và nhóm không có mục đích chiếm đoạt (Điều 141đến Điều 143).
Hầu hết các tội phạm sở hữu đều có quy định về định lượng giá trị tài sản bị
chiếm đoạt hoặc bị xâm phạm. Do vậy, việc xác định chính xác giá trị tài sản có ý
nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc định tội, định khung hình phạt mà còn có ý
nghĩa đảm bảo việc quyết định về TNDS trong vụ án hình sự (VAHS).
Bên cạnh việc áp dụng các qui định của BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung
năm 2009 (Sau đây viết tắt là BLHS) và các văn bản hướng dẫn liên quan, trong quá
trình giải quyết các VAHS xâm phạm sở hữu, các cơ quan THTT còn áp dụng các
qui định của BLDS năm 2005 (Sau đây viết tắt là BLDS) và các văn bản hướng dẫn
giải quyết về vấn đề dân sự để quyết định về TNDS trong VAHS.
Đối chiếu các qui định của BLDS và văn bản hướng dẫn giải quyết vấn đề
dân sự trong VAHS với thực tiễn xét xử các vụ án xâm phạm quyền sở hữu cho
thấy còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện, vì vậy, việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung
để hoàn thiện các qui định của pháp luật về việc giải quyết TNDS trong các VAHS
xâm phạm quyền sở hữu là cần thiết. Mặt khác, trong bối cảnh Việt Nam đang trong
tiến trình hội nhập với quốc tế, đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần có sự tương đồng
với hệ thống pháp luật trên thế giới, tiếp thu những tinh hoa của pháp luật trên thế
giới để hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam là điều đáng phải quan tâm
trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu TNDS trong các VAHS xâm phạm quyền sở hữu sẽ giúp các cơ
quan THTT, người THTT nhận thức đúng đắn, đầy đủ các loại trách nhiệm pháp lý
khác khi giải quyết các VAHS xâm phạm quyền sở hữu, từ đó áp dụng pháp luật
được chính xác; bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp khi tài sản bị xâm phạm; xác định đúng đắn người phải chịu
TNDS và đảm bảo công bằng xã hội.
3
Với nhận thức như trên, người viết đã lựa chọn đề tài “Trách nhiệm dân sự
trong các vụ án hình sự xâm phạm quyền sở hữu” làm luận văn tốt nghiệp cao học luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu nội dung TNDS nói chung, trách nhiệm BTTH hay vấn đề dân
sự trong VAHS nói riêng đã có một số tác giả xem xét dưới các góc độ khác nhau.
Một số sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu có liên quan đến TNDS
trong VAHS và vấn đề BTTH như:
Nguyễn Ngọc Chí (2010), “Bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong
vụ án hình sự”. Tạp chí Khoa học – Đại học quốc gia Hà Nội, (Chuyên san Luật học
số 26). Bài viết của tác giả bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong VAHS,
phân tích nội dung, những vướng mắc để từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung một số qui
định của Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) năm 2003 (Sau đây viết tắt là Bộ luật
TTHS) liên quan đến nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong VAHS.
Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam. Bản
án và bình luận bản án. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Sách này
chuyên sâu bình luận những bản án đã được công bố liên quan đến vấn đề giải quyết
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Hoàng Thế Liên - Chủ biên (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005,
Phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự (Tái bản có sửa chữa, bổ sung),
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội
phạm-Tập II- Các tội xâm phạm sở hữu. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh. Sách
chuyên khảo này làm sáng tỏ các dấu hiệu cấu thành tội xâm phạm sở hữu được qui
định trong chương XIV của BLHS, ngoài ra, sách còn giúp cho người đọc xác định
trường hợp nào được áp dụng BLHS năm 1999, trường hợp nào áp dụng BLHS năm
1985 đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 01/7/2000 mà
sau 0 giờ ngày 01/7/2000 mới bị phát hiện, xử lý và việc xác định TNHS trong một
số trường hợp cụ thể.
Đinh Văn Quế (2005), Pháp luật hình sự. Thực tiễn xét xử và án lệ. Nhà xuất
bản Lao động xã hội. Sách này đề cập đến thực tiễn xét xử các VAHS; thủ tục, cách
thức giải quyết vấn đề dân sự trong VAHS trong từng giai đoạn tố tụng; việc kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phần dân sự trong VAHS; trách nhiệm BTTH do
hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người gây ra.
4
Hoàng Thị Sơn (1998), “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”.
Tạp chí Luật học số 6/1998.
Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức
khỏe và tính mạng. Nhà xuất bản Hà Nội. Tác giả đã phân tích sâu và có hệ thống về
các vấn đề như: căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường, BTTH trong một số trường
hợp cụ thể, chủ thể phải BTTH...do tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.
Đinh Trung Tụng (2005), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật dân sự
năm 2005. Phần trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Nhà xuất bản Tư pháp.
Ngoài ra có một số luận án tiến sỹ, luận văn cao học nghiên cứu các đề tài có
liên quan đến vấn đề bồi thường như sau:
Luận án tiến sỹ của tác giả Phạm Kim Anh (2008) Trách nhiệm dân sự liên
đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội.
Luận án đã đề cập đến vấn đề TNDS trong pháp luật dân sự nói chung và trách
nhiệm liên đới BTTH ngoài hợp đồng.
Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Nguyên Thanh (2012) Người bị thiệt hại do tội
phạm gây ra trong tố tụng hình sự Việt Nam, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Luận
án làm rõ những vấn đề lý luận về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố
tụng hình sự cùng với những bất cập của pháp luật và thực tiễn giải quyết VAHS.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Mai (2003) Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thực trạng và kiến nghị, Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh. Luận văn này nghiên cứu những vấn đề chung về BTTH ngoài hợp đồng.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương (2009) Nguyên tắc giải
quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn nghiên
cứu một số vấn đề chung về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong VAHS. Tìm
hiểu nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong VAHS theo qui định của pháp luật
TTHS Việt Nam.
Bên cạnh các luận án, luận văn, sách chuyên khảo và công trình nghiên cứu
nói trên, còn có nhiều bài báo khoa học đăng trên các Tạp chí như Tạp chí Tòa án
nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Luật học, Tạp chí khoa học pháp lý, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp, các bài viết trên các trang thông tin điện tử…cũng được người
viết nghiên cứu, tham khảo.
5
Các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên là nguồn tài liệu vô cùng quí
báu, giúp người viết có cái nhìn tổng quát về TNDS nói chung, trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng, việc giải quyết vấn đề dân sự trong VAHS, đồng thời cung cấp
nhiều thông tin quan trọng giúp cho việc thực hiện luận văn. Tuy nhiên, các công
trình này chưa đi sâu nghiên cứu thực tiễn vấn đề TNDS trong các VAHS xâm
phạm quyền sở hữu, chính vì lý do trên nên người viết mạnh dạn chọn đề tài
“Trách nhiệm dân sự trong các vụ án hình sự xâm phạm quyền sở hữu” để làm
luận văn thạc sỹ.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu TNDS trong các VAHS xâm phạm quyền sở hữu có ý nghĩa
về nhiều mặt, tuy nhiên, trong giới hạn đề tài, người viết tập trung xem xét ở hai khía cạnh:
-Về mặt lý luận: Trong VAHS xâm phạm quyền sở hữu, ngoài việc xâm
phạm đến quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật hình sự là quan hệ
sở hữu, tội phạm còn xâm hại trực tiếp đến tài sản của người khác. Do vậy, khi giải
quyết vụ án, các cơ quan THTT phối hợp vận dụng các qui định của pháp luật hình
sự và các qui định của pháp luật dân sự để giải quyết vụ án một cách toàn diện. Tuy
nhiên, còn có những vướng mắc, nhất là thủ tục khi giải quyết các vụ án trên, việc
vận dụng đồng thời các qui phạm pháp luật hình sự và qui phạm pháp luật dân sự để
giải quyết trong cùng một vụ án và các vấn đề khác liên quan đến quyền sở hữu
chưa được các cơ quan THTT áp dụng thống nhất. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề
TNDS trong VAHS có ý nghĩa về mặt lý luận, giúp cho việc xây dựng, áp dụng
pháp luật ngày một hoàn thiện hơn phù hợp với sự phát triển đa dạng của các quan
hệ xã hội.
-Về mặt thực tiễn xã hội: Thực hiện TNDS là bù đắp những tổn thất về vật
chất, tinh thần do hành vi phạm tội gây nên, là việc làm cần thiết mang tính nhân văn
sâu sắc. Để đảm bảo các giá trị này tồn tại, Nhà nước qui định các biện pháp mang
tính pháp lý để can thiệp nhằm bảo vệ nó. Việc giải quyết TNDS trong VAHS là rất
cần thiết thể hiện nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Việc
buộc người phạm tội chịu hình phạt, chịu TNHS là để răn đe, giáo dục người phạm
tội và mang tính phòng ngừa chung trong xã hội còn việc buộc người phạm tội chịu
TNDS là buộc họ phải đền bù những tổn thất cho người khác do hành vi phạm tội của
mình gây nên. Nếu chỉ buộc người phạm tội chịu TNHS mà không đề cập đến TNDS
của họ đối với người bị thiệt hại do tội phạm gây ra là không công bằng.
Việc nghiên cứu TNDS trong các VAHS xâm phạm quyền sở hữu dưới hai
khía cạnh trên sẽ giúp cho người viết đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn