Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THU THỦY
TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM
HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THU THỦY
TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM
HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài là công trình do chính tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện
dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp. Những nội dung và
ý tưởng của các tác giả khác trong các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn
theo đúng quy định. Nội dung của công trình này không sao chép bất kỳ luận
văn hay bất kỳ tài liệu nào. Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung
thực của đề tài.
Người viết
Dương Thu Thủy
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH
TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ......................................... 5
1.1 Khái niệm chứng minh, ý nghĩa của chứng minh vi phạm hành chính
trong xử phạt vi phạm hành chính .............................................................. 5
1.1.1 Khái niệm chứng minh vi phạm hành chính ........................................... 5
1.1.2 Chứng cứ trong xử phạt vi phạm hành chính ......................................... 8
1.1.3 Ý nghĩa của chứng minh vi phạm hành chính trong xử phạt vi phạm
hành chính .................................................................................................... 10
1.2. Khái niệm và ý nghĩa của trách nhiệm chứng minh vi phạm hành
chính của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ................ 11
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính của người có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ...................................................... 11
1.2.2 Ý nghĩa của trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính của người có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ...................................................... 13
1.3 Nội dung trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính của người có
thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính ....................................... 13
1.3.1. Chứng minh hành vi vi phạm hành chính đã thực hiện (hành vi cụ thể
đã thực hiện, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, hậu quả) ............... 14
1.3.2. Chứng minh chủ thể thực hiện hành vi vi phạm (cá nhân, tổ chức vi
phạm, lỗi của chủ thể vi phạm, động cơ, mục đích vi phạm) ......................... 17
1.3.3. Chứng minh biện pháp trách nhiệm hành chính cần áp dụng (hình thức
và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm) .............................. 19
1.4. Quá trình chứng minh ......................................................................... 24
1.4.1. Xác minh ............................................................................................ 25
1.4.2. Thu thập chứng cứ .............................................................................. 30
1.4.3. Đánh giá chứng cứ ............................................................................. 34
1.4.4. Áp dụng quy định pháp luật đối với chủ thể vi phạm .......................... 35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CHỨNG
MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN ........................................................................................................ 38
2.1. Hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về trách nhiệm
chứng minh vi phạm hành chính ............................................................... 38
2.1.1. Về nghĩa vụ chứng minh ..................................................................... 38
2.1.2. Về chứng cứ ........................................................................................ 40
2.1.3. Về xác minh chứng cứ......................................................................... 42
2.1.4. Về thu thập chứng cứ .......................................................................... 43
2.1.5. Về đánh giá chứng cứ ......................................................................... 44
2.1.6. Về chứng minh chế tài cần áp dụng .................................................... 44
2.2. Hạn chế về thực tiễn xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ của
người có thẩm quyền .................................................................................. 45
2.2.1. Về xác minh chứng cứ......................................................................... 45
2.2.2. Về thu thập chứng cứ .......................................................................... 48
2.2.3. Về đánh giá chứng cứ ......................................................................... 49
2.3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện trách nhiệm chứng minh vi phạm
hành chính của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ....... 51
2.3.1. Hoàn thiện nguyên tắc về trách nhiệm chứng minh ............................ 51
2.3.2. Bổ sung và cụ thể hóa các quy định về nghĩa vụ chứng minh, thu thập
chứng cứ, đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật ......................................... 53
2.3.3. Năng cao kỹ năng xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ của người có
thẩm quyền. .................................................................................................. 56
2.3.4. Bảo đảm các điều kiện thu thập chứng cứ .......................................... 57
KẾT LUẬN ................................................................................................. 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 61
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã có những điểm mới, tiến
bộ, thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước về đảm bảo quyền tự do của con
người, quyền công dân. Một trong những điểm mới so với Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính là nguyên tắc “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm
chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự
mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi
phạm hành chính” được quy định tại điểm đ khoản 1 điều 3 Luật Xử lý vi
phạm hành chính.
Đây là nguyên tắc vô cùng dân chủ, thể hiện tính chất tiến bộ theo
hướng đề cao việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong xử phạt vi
phạm hành chính, bảo đảm việc xử phạt đúng người, đúng hành vi, đúng pháp
luật, nó chính là “suy đoán không có lỗi” hay “suy đoán vô phạm” như “suy
đoán vô tội” trong tố tụng hình sự1
.
Nếu được triển khai thực hiện nghiêm trong thực tiễn, nguyên tắc này
sẽ góp phần đảm bảo sự công minh, khách quan trong các quyết định xử lý vi
phạm hành chính; hạn chế được sự tùy tiện, nhũng nhiễu của người có thẩm
quyền trong xử lý vi phạm hành chính; đảm bảo quyền con người, quyền công
dân. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành
chính chưa thể hiện nội dung hướng dẫn thực hiện nguyên tắc chứng minh
trong xử lý vi phạm hành chính và ngay cả trong trình tự thủ tục xử lý vi
phạm hành chính trong Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng chưa thể hiện
giai đoạn chứng minh của người có thẩm quyền.
Do đó, đề tài nghiên cứu trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính
của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhằm phân tích trách
nhiệm chứng minh của người có thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành
chính và đề xuất cơ chế đảm bảo thực hiện trách nhiệm chứng minh trong
thực tiễn xử lý vi phạm hành chính.
1
Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), (2015), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, NXB.
Đại học Quốc gia TP HCM, TPHCM, tr.98.