Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trắc nghiệm sinh học 10 bài 3 4 5 _ Có đáp án
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 (BÀI 3-4-5)
Câu 1: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là
A. Tập hợp tất cả các loài từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
B. Tập hợp tất cả các sinh vật sống từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
C. Tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
D. Tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong cơ thể sống.
Câu 2: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm
A. Phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái. B. Tế bào, cơ thể, loài, quần xã, hệ sinh thái.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – sinh quyển. D. Bào quan, tế bào, cơ thể, loài, quần xã, hệ sinh thái.
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất. Các đặc trưng sống cơ bản của các cấp độ tổ chức sống là
A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,…
B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, di chuyển, cảm ứng,…
C. Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, có giác quan,…
D. Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, di chuyển, phản xạ,…
Câu 4: Nhiều tế bào có cùng chức năng tập hợp lại thành
A. Cơ quan. B. Mô. C. Bào quan. D. Nhóm tế bào.
Câu 5: Đâu không phải cấp độ tổ chức của thế giới sống
A. Loài. B. Cơ thể. C. Sinh quyển D. Quần thể.
Câu 6: Tế bào được cấu tạo từ
A. Các phân tử vô cơ khác nhau. B. Nhiều bào quan khác nhau. C. Các phân tử hữu cơ khác nhau D. Các mô.
Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Nhiều mô tập hợp tạo thành (1)…….., tiếp đến là các (2)…….. và (3)……..”
A. (1) nhóm mô; (2) cơ quan; (3) cơ thể. B. (1) bào quan; (2) cơ quan; (3) hệ cơ quan.
C. (1) nhóm mô; (2) cơ quan; (3) hệ cơ quan. D. (1) cơ quan; (2) hệ cơ quan; (3) cơ thể.
Câu 8: Tập hợp các cá thể cùng loài phân bố ở một khu vực nhất định tạo thành
A. Lớp. B. Loài. C. Quần xã. D. Quần thể.
Câu 9: Các quần thể khác loài tồn tại trong một khu vực địa lý nhất định, tại một thời điểm nhất định tạo thành
A. Hệ sinh thái. B. Quần xã. C. Sinh quyển. D. Giới.
Câu 10: Sắp xếp các cấp độ tổ chức trong thế giới sống dưới đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
(1) Quần xã – hệ sinh thái. (2) Sinh quyển. (3) Mô. (4) Cơ quan.
(5) Tế bào. (6) Cơ thể. (7) Quần thể. (8) Hệ cơ quan.
A. 5, 1, 4, 3, 6, 7, 8, 2. B. 5, 3, 4, 8, 6, 7, 1, 2. C. 5, 8, 4, 2, 6, 7, 1, 3. D. 5, 4, 6, 8, 1, 7, 3, 2.
Câu 11: Các sinh vật trong quần xã tương tác với nhau và với môi trường hình thành
A. Hệ sinh thái. B. Quần thể. C. Sinh quyển.D. Thế giới tự nhiên.
Câu 12: Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm chung
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 13: Nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là
A. Tổ chức sống cấp dưới luôn chiếm phần diện tích nhỏ hơn tổ chức sống cấp trên.
B. Tổ chức sống cấp dưới luôn tồn tại bên trong tổ chức sống cấp trên.
C. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
D. Tổ chức sống cấp dưới luôn nhỏ hơn và thuộc tổ chức sống cấp trên.
Câu 14: Đặc điểm hệ thống mở và tự điều chỉnh của các cấp độ tổ chức sống có nghĩa là
A. Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, tác dộng qua lại với môi
trường.
B. Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng, chịu sự tác động của môi trường.
C. Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, chịu sự tác động của môi
trường.
D. Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng, tác dộng qua lại với môi trường.
Câu 15: Hoàn thành sơ đồ sau về thứ tự từ thấp đến cao của các cấp độ tổ chức sống
A. (1) Hệ cơ quan; (2) Quần xã; (3) Quần thể; (4) Hệ sinh thái.
B. (1) Tế bào; (2) Quần xã; (3) Quần thể; (4) Sinh quyển.
C. (1) Hệ cơ quan; (2) Quần thể; (3) Quần xã; (4) Sinh quyển.
D. (1) Tế bào; (2) Quần thể; (3) Quần xã; (4) Hệ sinh thái.