Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trắc nghiệm lý thuyết về rom, sắt, đồng ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về crom – sắt – đồng Biên soạn: [email protected]
1. Tính chất hoá học điển hình của hợp chất Fe ( III) là :
A. Tính axít yếu.
B. Tính khử.
C. Tính oxi hoá
D. Tính bazơ yếu
2. Phương pháp thực tế dùng để điều chế CuSO4 :
A. Cho Cu tác dụng trực tiếp với H2SO4 đặc nguội
B. Cho CuS tác dụng với H2SO4 đặc nóng.
C. Sục không khí vào CuS ẩm
D. Hoà tan Cu bằng dung dịch H2SO4 loãng với sự có mặt của Oxi ( sục không khí )
3. Cho hỗn hợp X ( Mg, Fe ) vào dung dịch HNO3 loãng đến phản ứng hoàn toàn tạo dung dịch
Y và 1 phần Fe không tan, cô cạn cẩn thận dung dịch Y được rắn khan Z. Nung Z đến khối
lượng không đổi được rắn E và hỗn hợp 3 khí, chất tan trong dung dịch Y là :
A. Mg(NO3)2 ; Fe(NO3)2
B. Mg(NO3)2 , Fe(NO3)2 , HNO3
C. Mg(NO3)2 ; Fe(NO3)3 ; NH4NO3
D. Mg(NO3)2 ; Fe(NO3)2 ; NH4NO3
4. Cho M (g) hỗn hợp X ( Na , Al , Fe ) tác dụng với H2O dư tạo ra V1 ( lít ) khí và chất rắn Y .
Cho M (g) X tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra V2 ( lít ) khí . Các khí đó ở cùng điều
kiện và V2 > V1 . Kết luận nào sau đây là đúng :
A. Chất rắn Y là Fe
B. Chất rắn Y gồm Fe và Al dư
C. Dung dịch sau phản ứng với H2O chứa NaAlO2 và NaOH
D. Dung dịch sau phản ứng với H2O chỉ chứa NaOH
5. Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng :
A. O3 + Ag ( Nhiệt độ thường )
B. O2 + Ag ( Nhiệt độ cao )
C. CuO + Cu ( Nhiệt độ cao )
D. CuO + NH3 ( Nhiệt độ cao )
6. Chất không lưỡng tính là : A. Al B. Al(OH)3 C. NaHCO3 D. (NH4)2CO3
7. Cho X mol Fe phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 tạo ra Y mol NO2 và dung dịch chứa hỗn hợp
hai muối . Mối quan hệ giữa X và Y là :
A. Y/3 < X < Y/2 B. Y/2 < X < Y
C. Y/2 < X < 3Y/4 D. 3Y/4 < X < Y
8. Bốn dung dịch riêng biệt CuCl2 , ZnCl2 , FeCl3 , AlCl3 . Nếu thêm dung dịch KOH dư rồi thêm
tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là :
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
9. Một oxít Fe trong đó oxi chiếm 30% khối lượng . Công thức oxit đó là :
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định
10. Nung nóng hoàn toàn 16,8 g Fe trong O2 cần vừa đủ 4.4 lít O2 ( đktc) tạo thành một oxít sắt .
Công thức phân tử của oxít đó là : A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định