Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TRẮC NGHIỆM HOÁ 10 - CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRẮC NGHIỆM HOÁ 10
CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
Câu 1: Trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử kim loại
A. chỉ thể hiện tính oxi hoá.
B. chỉ thể hiện tính khử.
C. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
D. không thể hiện tính oxi hoá hoặc tính khử.
Câu 2: Phương pháp thăng băng electron dựa trên nguyên tắc
A. tổng số electron do chất oxi hoá cho bằng tổng số electron mà chất khử nhận.
B. tổng số electron do chất oxi hoá cho bằng tổng số electron chất bị khử nhận.
C. tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.
D. tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron do chất bị oxi hóa nhận.
Câu 3: Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH
NaNO3 + NaNO2 + H2O. NO2 đóng vai trò
A. chất oxi hoá.
B. chất khử.
C. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá.
D. không phải chất oxi hoá, không phải chất khử.
Câu 4: Tìm định nghĩa sai
A. Chất oxi hoá là chất có khả năng nhận electron.
B. Chất khử là chất có khả năng nhận electron.
C. Chất khử là chất có khả năng nhường electron.
D. Quá trình oxi hoá (sự oxi hoá) là quá trình nhường electron.
Câu 5: Cho phản ứng sau: aFe + bHNO3
cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Trong đó a, b, c, d, e là các hệ số tối giản của phương
trình. Tổng (a+b) bằng
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 6: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng không phải là phản ứng oxi hoá - khử là
A. Fe + 2HCl
FeCl2 + H2.
B. AgNO3 + HCl
AgCl + HNO3.
C. MnO2 + 4HCl
MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
D. 6FeCl2 + KClO3 + 6HCl
6FeCl3 + KCl + 3H2O.
Câu 7: Trong phản ứng: 2KClO3
0
t
2KCl + 3O2. KClO3 là
A. chất oxi hoá.
B. chất khử.
C. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
D. không phải chất oxi hoá, không phải chất khử.
Câu 8: Trong hoá học vô cơ, phản ứng nào có số oxi hoá của các chất luôn luôn không đổi?
A. phản ứng hoá hợp. B. phản ứng trao đổi. C. phản ứng phân huỷ. D. phản ứng thế.
Câu 9: Cho 0,1 mol Zn và 0,2 mol Ag tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Zn(NO3)2, AgNO3, H2O và V lít khí NO2 (đktc). Giá trị
của V là
A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 8,96 lít. D. 17,92 lít.
Câu 10: Cho phương trình phản ứng sau:
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4
Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Hệ số cân bằng tối giản của FeSO4 là
A. 10. B. 8. C. 6. D. 2.
Câu 11: Phản ứng Cu0
Cu2+ + 2e biểu thị quá trình nào sau đây?
A. quá trình oxi hoá. B. quá trình hoà tan. C. quá trình phân huỷ. D. quá trình khử.
Câu 12: Trong phản ứng HCl + MnO2
MnCl2 + Cl2 + H2O, có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là
A. 2, 1, 1, 1, 1. B. 2, 1, 1, 1, 2. C. 4, 1, 1, 1, 2. D. 4, 1, 2, 1, 2.
Câu 13: Cho phản ứng sau: Cu + HNO3
Cu(NO3)2 + NO + H2O, có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là
A. 3, 4, 3, 2, 2. B. 3, 8, 3, 2, 4. C. 3, 2, 3, 2, 1. D. 3, 2, 2, 3, 1.
Câu 14: Theo quan niệm mới, sự khử là
A. sự thu electron. B. sự nhường eletron. C. sự kết hợp với oxi. D. sự khử bỏ oxi.
Câu 15: Trong phản ứng sau: MnO2 + 4HCl
MnCl2 + Cl2 + 2H2O. HCl đóng vai trò
A. chất oxi hoá. B. chất khử.
C. môi trường. D. vừa là chất khử, vừa là môi trường.
Câu 16: Chọn định nghĩa đúng về chất khử
A. chất khử là các ion cho electron.