Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trắc địa - Phần 1 Những kiến thức cơ bản về trắc địa - Chương 2 doc
MIỄN PHÍ
Số trang
15
Kích thước
343.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1546

Trắc địa - Phần 1 Những kiến thức cơ bản về trắc địa - Chương 2 doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

http://www.ebook.edu.vn 21

Chương 2

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT SAI SỐ

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÁC DẠNG ĐO

Đo 1 đại lượng là quá trình so sánh đại lượng cần đo với đại lượng cùng

loại được chọn làm đơn vị.

- Đo trực tiếp: Là phép đo cho ngay giá trị bằng số của đại lượng cần đo.

Ví dụ: đo chiều dài một đoạn thẳng bằng thước thép, đo một góc bằng thước

đo độ.

- Đo gián tiếp: Là giá trị của một đại lượng cần đo được tính toán dựa vào

giá trị của đại lượng đo trực tiếp .

Ví dụ: Muốn đo diện tích hình tam giác ta đo trực tiếp hai đại lượng là

cạnh đáy và chiều cao.

- Đo cùng độ chính xác và đo không cùng độ chính xác: Nếu kết quả đo nhận

được trong cùng một điều kiện thì khi đó gọi là cùng độ chính xác, còn kết quả đo

được trong điều kiện đo khác nhau thì kết quả đo đó sẽ không cùng độ chính xác.

* Các điều kiện đo là: Cùng một người đo, cùng một phương pháp đo,

cùng số lần đo, cùng một loại máy đo hoặc nếu khác loại máy nhưng có cùng độ

chính xác, cùng điều kiện ngọai cảnh giống nhau.

- Đại lượng đo: Là chiều dài một cạnh, độ lớn một góc.

- Kết quả đo: Là trị số nào đó đo được của đại lượng đo.

- Đại lượng đo cần thiết và đại lượng đo thừa.

Để xác định một đại lượng nào đó ta chỉ cần đo một số đại lượng tối thiểu,

số đại lượng tối thiểu gọi là số đại lượng cần thiết.

Ngoài số đại lượng cần thiết ta đo thừa một số đại lượng, đại lượng đo thừa

có tác dụng kiểm tra và nâng cao độ chính xác kết quả cần tìm.

Ví dụ: Trong một tam giác chỉ cần đo hai góc là đủ, góc thứ 3 tính được

bằng cách lấy 1800

trừ đi tổng hai góc đã đo. Nếu đo cả 3 góc thì ở đây đại

lượng đo cần thiết là 2, đại lượng đo thừa là 1.

II. SAI SỐ ĐO, PHÂN LOẠI SAI SỐ ĐO

II.1. Sai số đo

Bất kỳ 1 phép đo nào dù hoàn chỉnh đến đâu cũng vẫn còn sai số. Chênh lệch

giữa gía trị đo được l và giá trị thực của đại lượng đo X gọi là sai số, ký hiệu là Δ,

ta có:

Δ = l – X (2-1)

Trong đó: Δ - là sai số thực.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!