Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TỔNG QUAN VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI
MIỄN PHÍ
Số trang
28
Kích thước
312.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1175

TỔNG QUAN VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI

1. Quá trình hình thành và phát triển

2. Chức năng và nhiệm vụ

Nhiệm vụ chủ yếu của Viện Khoa học lao động và Xã hội là:

* Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Lao động – Thương Binh và Xã hội, bao

gồm:

- Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực Lao

động – Thương binh và Xã hội; tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vực Lao

động – Thương binh và Xã hội;

- Phát triển nguồn lao động; di dân, dịch chuyển lao động; đào tạo nghề

nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động; tạo việc làm và đáp ứng thị trường

lao động;

- Việc làm, thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động; thị trường lao động;

tác động của toàn cầu hóa…;

- Tiền lương, tiền công, thu nhập; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân;

định mức lao động; năng suất lao động xã hội;

- Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh môi trường và điều kiện lao động;

- Lao động nữ; các khía cạnh xã hội và vấn đề giới của lao động nữ và lao

động đặc thù;

- Ưu đãi người có công; xóa đói giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; bảo trợ xã

hội; tệ nạn xã hội;

*. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành; đào tạo trình độ sau đại

học chuyên ngành Kinh tế lao động (thạc sỹ, tiến sỹ) theo quy định của pháp luật;

*. Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về Lao động và Xã hội; thu

nhập và phổ biến thông tin khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu;

*. Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính

sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý;

1

*. Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong nước và nước

ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về Lao động và Xã hội theo quy

định của pháp luật, của Bộ;

*. Quản lý, tổ chức cán bộ, công chức; tài chính, tài sản được giao theo quy

định của pháp luật và của Bộ.

3. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Viện khoa học Lao động và Xã hội (Tiền thân là Viện Khoa học Lao động)

đã có 30 năm xây dưng, trưởng thành và phát triển. Trong 2 năm qua, tổ chức bộ

máy cũng như chức năng, nhiệm vụ của Viện không ngừng đựơc hoàn thiện. Có

thể khái quát quá trình này thành ba giai đoạn: 10 năm đầu tiên xây dựng và củng

cố; 10 năm tiếp theo ổn định và phát triển và 10 năm gần đây đổi mới và khẳng

định.

Giai đoạn 1978-1988

Ngày 14/04/1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 79/CP về việc

thành lập Viện Khoa học Lao động thuộc Bộ Lao động. Trên cơ sở quyết định này,

ngày 10/07/1979, Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành quyết định số 152/LĐ – QĐ

quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện. Theo Quyết

định này, Viện Khoa học Lao động có 13 phòng chuyên môn nghiệp vụ, nhưng

thực tết mới chỉ có 10 cán bộ, và do số lượng cán bộ còn hạn chế nên tổ chức bộ

máy của Viện chỉ bao gồm:

- Phòng định mức cơ khí

- Phòng định mức xây dựng cơ bản

- Tổ chức nguồn lao động

- Tổ tiền lương

Viện trưởng đầu tiên của Viên Khoa học Lao động là đồng chí Nguyễn Hạnh

Lâm. Năm 1980, đồng chí Nguyễn Hạnh Lâm nghỉ hưu và đồng chí Nguyễn Lự -

Chánh Văn phòng Bộ Lao động được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Viện

trưởng thay đồng chí Nguyễn Hạnh Lâm nghỉ hưu.

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!