Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổng quan về thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tổng quan về thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp
1.1.1. Tóm tắt đại cương về bệnh viêm đa khớp dạng thấp
*Theo Y học hiện đại :
Viêm đa khớp dạng thấp (VĐKDT) là một bệnh tự miễn khá điển hình ở
người, dưới dạng viêm mạn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc
trưng: sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài biểu
hiện chính tại khớp, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh
xao, sốt, gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác [1], [23], [31].
VĐKDT diễn biến từng đợt, ở giai đoạn đầu, nếu được phát hiện sớm và
chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể thuyên giảm tốt. Nếu bệnh đã chuyển
sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có
nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của
khớp.
Dịch tễ học [1], [9], [23], [31]
Bệnh Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mang tính xã hội vì tỷ lệ mắc bệnh
cao, bệnh diễn biến kéo dài, hậu quả dẫn đến tàn phế.
Tỷ lệ mắc bệnh chung : khoảng 0,5 -5% dân số người lớn trên thế giới, ở Việt
Nam tỷ lệ này vào khoảng 0,5 – 0,55% dân số, còn ở một số nước phát triển tỷ lệ
này có thể tới 10%.
Số người mới mắc bệnh hàng năm : 25–30 người/100.000 dân/mỗi năm.
Khoảng 50 % bệnh nhân bị ảnh hưởng chức năng nặng nề và bị giảm tuổi
thọ.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là tuổi 30 – 60.
Bệnh gặp nhiều ở nữ, tỷ lệ Nữ/Nam là 3/1.Tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ béo
phì cao gấp 5 lần so với những phụ nữ bình thường.
Sinh bệnh học
1
Những năm gần đây, đã có những hiểu biết sâu hơn về đáp ứng viêm và cơ
chế hủy hoại tổ chức của bệnh VĐKDT. Tuy nhiên nguyên nhân của bệnh, yếu tố
khởi phát và duy trì sự tồn tại lâu dài của bệnh vẫn còn là ẩn số. Gần đây người ta
cho rằng viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các
yếu tố sau [1], [37]:
- Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác
định chắc chắn.
- Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ)
và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).
- Yếu tố di truyền: VĐKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa
hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này
ở cộng đồng chỉ là 30%).
- Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi,
nhiễm lạnh, phẫu thuật.
Quan niệm về điều trị:
Cho đến nay, bệnh VĐKDT vẫn là bệnh chưa có khả năng chữa khỏi. Mục
đích cao nhất của điều trị VĐKDT là làm giảm đau, giảm các khó chịu, ngăn chặn
các biến dạng và giữ gìn các chức năng bình thường của khớp. Do các nguyên
nhân xác thực của bệnh vẫn chưa được biết rõ, việc điều trị hiện nay vẫn chỉ nhắm
vào các yếu tố trong quá trình viêm mạn. Các hậu quả của VĐKDT cấp tính và
mạn tính đều do viêm kéo dài, không điều khiển và kiểm soát được gây nên phá
hủy mô và mất chức năng của các khớp. Vì vậy nguyên tắc điều trị là phải kiểm
soát trọn vẹn, lâu dài và cơ bản quá trình viêm đó [31].
*Theo Y học cổ truyền :
Y học cổ truyền (YHCT) quan niệm tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp
xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng
tý hay bệnh tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông.
+ Viêm khớp dạng thấp tiến triển : Đợt cấp của viêm khớp dạng thấp với
các triệu chứng các khớp sưng, nóng, đỏ, đau xuất hiện đối xứng, có tính chất tiến
triển (sưng, đau, nóng đỏ từ khớp này chuyển sang khớp khác, nhưng khớp ban
2