Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TỔNG QUAN về THÀNH PHẦN hóa học và tác DỤNG SINH học của mướp ĐẮNG
MIỄN PHÍ
Số trang
33
Kích thước
289.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1594

TỔNG QUAN về THÀNH PHẦN hóa học và tác DỤNG SINH học của mướp ĐẮNG

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA

MƯỚP ĐẮNG

1. Cây mướp đắng

Cây mướp đắng (tên tiếng Anh: bitter gour, bitter melon, balsam pear) có tên khoa học

là Momordica charantia L. thuộc họ Bầu bí (Cucurbiaceae), và còn có các tên khoa học khác

đồng nghĩa là M. indica L., M. elegens Salisb., M. chinensis Sprengel, và M. thollonii Cogn.

Sở dĩ có tên gọi mướp đắng là do quả giống quả mướp và có vị đắng. Ở Việt Nam mướp đắng

còn có tên là khổ qua, ổ qua (miền nam), mướp mủ (dân tộc Mường, Thanh Hóa), má hói

khôm (dân tộc Tày, Cao Bằng). Mướp đắng là cây leo sống một năm được trồng để thu hái lá

và quả làm thức ăn ở rất nhiều nơi trên thế giới, như châu Á, châu Mỹ, châu Phi, và vùng biển

Caribe [1], [2]. Có hai thứ của loài này là M. charantia var. minima Williams & Ng và M.

charanta var. maxima Williams & Ng [2]. Quả mướp đắng cũng được nhân dân khắp thế giới

này dùng làm thức ăn và thuốc chữa các bệnh như đái tháo đường, bệnh giun sán, loét dạ dày,

chữa các vết thương, và rất nhiều bệnh khác [1], [2]. Ở nước ta, quả mướp đắng cũng được

dùng làm thức ăn và thuốc phòng và chữa bệnh đái tháo đường, mệt mỏi, thấp khớp, chốc đầu

[3], [4].

Các nghiên cứu ngoài nước về cây mướp đắng

2. Nghiên cứu về hóa học

Các nghiên cứu về thành phần hóa học chính của cây mướp đắng cho thấy trong mướp

đắng có các alkaloid, chất béo, tinh dầu, các protein, các steroid, triterpen thuộc nhóm

cucurbitan và nhóm olean, các glycosid (tức là các saponin) của chúng, và các vitamin và

khoáng chất [1], [2], [5].

Vitamin có trong quả là các vitamin A, B, và C [1]. Các nguyên tố vi lượng gồm có Cu,

Fe, Mg, Zn, Ca, ... [5]. Chất béo trong quả (và hạt) mướp đắng gồm các acit béo thông thường

(các acid stearic, oleic, linoleic, linolenic ...) và cả lipid (ester của các acid béo với glycerin),

glycolipid, phospholipid [2], [5]. Trong hạt chứa tinh dầu và có rất nhiều thành phần thông

thường như anethol, apiol, cineol, limonen, octanal, pinen, safrol, selinen ... [6]. Quả mướp

đắng có chứa nhiều protein (albumin, blobulin, glutelin, niacin ...) [1], [2], [7]. Parkash và

cộng sự cũng đã phân lập được từ hạt mướp đắng 1 protein có khối lượng phân tử 9,7 kD và

đặt tên cho nó là charantin [8]. Các alkaloid cũng được biết có ở trong mướp đắng là

1

momordicine [1], [2], [9], và các alkaloid này cũng được gọi là các charantin [2]. Tuy nhiên,

theo cách hiểu chung, charantin là tên gọi chung của những hoạt chất chính có tác dụng

của mướp đắng [1], [2], [9]. Theo các tài liệu nghiên cứu, thành phần hóa học và có tác dụng

sinh học chính của mướp đắng lại là các saponin và các triterpen, tồn tại trong tất cả các bộ

phận (gốc rễ, thân, lá, quả, hạt) của cây [1], [2]. Các saponin trong mướp đắng có cả hai nhóm

chính là saponin steroid và saponin triterpen. Trong phần tổng quan này, chúng tôi sẽ trình bày

sâu về cấu trúc hóa học, hàm lượng, sự phân bố của các hoạt chất có nhiều tác dụng sinh học

này.

Các steroid saponin trong mướp đắng gồm có một số dẫn xuất của β-sitosterol và

stigmastadien (Hình 1). Năm 1965, Sucrow W. đã phân lập và xác định được 6 steroid saponin

(1−6) từ quả mướp đắng [11]. Trong đó, hai chất số 1 (còn có tên là β-sitosterol glycosid hay

dauscosterol) và 2 (5,25-stigmastadien-3β-D-glucosid) được phân lập theo tỉ lệ 1 :1, và được

Sucrow đặt tên là charantin. Đến năm 1989, Guevara và cộng sự cũng công bố hai ester của

steroid saponin (7 và 8) tách được từ quả mướp đắng [12]. Năm 1997, một steroid tồn tại dưới

dạng tự do (9) được Begum và cộng sự phân lập, xác định cấu trúc là 3β-hydroxy-stigmasta￾5,14-dien-16-one, và đặt tên là momordenol [13]. Như vậy, trong quả mướp đắng có chứa

steroid cả ở dạng aglycon và dạng glycosid.

2

GluO

1

GluO

2

AcO

4

AcO

3

AcO

CH2OH

5

AcO

O

6

OH

O

7 R = palmitate

8 R = stearate

O

HO

HO

OH

O

OR

HO

9

O

Hình 1. Các steroid glycosid phân lập được từ quả mướp đắng

(Glu: β-D-glucose, Ac: acetyl)

Các nghiên cứu khác về hóa học đã cho thấy thành phần hóa học chính của cây mướp

đắng những triterpen thuộc nhóm cucurbitan, tồn tại cả dưới dạng aglycon và dạng glycosid

(saponin). Các thành phần này có nhiều trong các bộ phận của cây đặc biệt là quả và thân cây.

Ngoài ra các triterpen thuộc nhóm ursan và olean cũng được tìm thấy dưới dạng aglycon. Cấu

trúc cơ bản của các nhóm hợp chất này được mô tả trong Hình 2.

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!