Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TỔNG QUAN – THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN6.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN – THỰC
TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI NHCT-CN6
2.1. Khái quát về hoạt động xuất nhập khẩu........................................................14
2.1.1. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế.............................14
2.1.2. Vai trò của nhập khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế............................17
2.2. Những vấn đề chung về tài trợ xuất nhập khẩu...........................................18
2.2.1. Lịch sử, khái niệm và đặc trưng..................................................................18
2.2.2. Vai trò của tài trợ xuất nhập khẩu...............................................................21
2.2.3. Nhu cầu tài trợ trong ngoại thương và cách xác định nhu cầu tài trợ ..........22
2.2.4. Rủi ro trong tài trợ xuất nhập khẩu..............................................................23
2.2.4.1. Rủi ro tín dụng và tài sản bảo đảm tín dụng...........................................24
2.2.4.2. Rủi ro hối đoái và lãi suất......................................................................24
2.2.4.3. Rủi ro chuyển tiền.................................................................................25
2.2.4.4. Rủi ro bảo quản chứng từ......................................................................25
2.2.5. Biện pháp phòng ngừa rủi ro.......................................................................25
2.2.5.1. Xếp hạng quốc gia có quan hệ ngoại thương.........................................25
2.2.5.2. Thu thập và xử lý thông tin đa chiều.....................................................26
2.2.5.3. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.................................................................26
2.2.5.4. Quản trị ngân quỹ ngoại hối..................................................................26
2.3. Các loại nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu....................................................27
2.3.1. Trên cơ sở hối phiếu...................................................................................27
2.3.1.1. Chiết khấu thương phiếu.......................................................................27
2.3.1.2. Bảo lãnh thanh toán thương phiếu.........................................................28
2.3.1.3. Tài trợ bằng chấp phiếu ngân hàng........................................................28
2.3.2. Dựa trên phương thức thanh toán nhờ thu...................................................28
2.3.2.1. Ứng trước giá trị nhờ thu.......................................................................28
2.3.2.2. Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu............................................................29
2.3.3. Tín dụng chứng từ......................................................................................29
2.3.3.1. Phát hành L/C.......................................................................................29
2.3.3.2. Xác nhận L/C........................................................................................30
2.3.3.3. Chiết khấu L/C......................................................................................30
2.3.4. Tài trợ trực tiếp dạng cổ điển......................................................................31
2.3.4.1. Tín dụng từng lần..................................................................................31
2.3.4.2. Tín dụng hạn mức.................................................................................32
SVTH: Bùi Vũ An Trang 12
Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6
2.3.4.3. Tín dụng tuần hoàn...............................................................................32
2.3.5. Tài trợ chuyên biệt......................................................................................32
2.3.5.1. Bảo lãnh................................................................................................33
2.3.5.2. Bao thanh toán (Factoring)....................................................................34
2.4. Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam và hướng phát triển
trong thời gian tới....................................................................................................36
2.4.1. Xuất khẩu...................................................................................................37
2.4.2. Nhập khẩu..................................................................................................39
2.4.3. Hướng phát triển xuất nhập khẩu trong thời gian tới của Việt Nam.............39
2.5. Thực tiễn tài trợ xuất nhập khẩu tại NHCT-CN6........................................41
2.5.1. Sơ lược hình thành và phát triển.................................................................41
2.5.1.1 Các dịch vụ chính ngân hàng cung cấp...................................................41
2.5.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT-CN6.....................................42
2.5.2. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại NHCT-CN6.......................................46
2.5.2.1. Nguyên tắc tài trợ, đối tượng, điều kiện vay vốn và lãi suất..................46
2.5.2.2. Loại hình tài trợ và quy trình nghiệp vụ.................................................48
2.5.2.3. Kết quả hoạt động tài trợ ngoại thương.................................................50
2.5.3. Những thuận lợi, khó khăn trong tài trợ tại NHCT-CN6.............................52
2.5.3.1. Môi trường hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.........................................52
2.5.3.2. Thuận lợi và khó khăn từ phía NHCT-CN6...........................................54
SVTH: Bùi Vũ An Trang 13
Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN – THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN6
2.1. Khái quát về hoạt động xuất nhập khẩu
Hoạt động ngoại thương có thể được hiểu là các giao dịch thương mại xuyên biên
giữa các quốc gia. Có 3 đặc điểm để xác định một giao dịch thương mại quốc tế:
Các chủ thể của giao dịch là những người có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ
sở kinh doanh ở các nước khác nhau.
Đồng tiền dùng trong giao dịch là ngoại tệ đối với ít nhất một bên.
Hàng hóa mua bán được vận chuyển xuyên biên giới quốc gia.
- Quá trình giao dịch ngoại thương được hiểu là toàn bộ diễn biến của thương
vụ xuất khẩu (đối với bên bán) hoặc nhập khẩu (đối với bên mua). Quá trình này là
trọn gói thương vụ XNK, từ lúc tìm kiếm đối tác, thiết kế sản phẩm xuất khẩu, chào
hàng – đặt hàng, kết lập hợp đồng, đến khi giao hàng-nhập khẩu và hoàn thành hợp
đồng ngoại thương.
- Quá trình giao dịch thương mại thường là ngắn hạn, nghĩa là kéo dài không
quá một năm, nhưng cũng có khi kéo dài nhiều năm như đối với các dự án, công trình
hoặc thương vụ giá trị lớn.
- Đối tượng giao dịch trong các thương vụ yêu cầu tài trợ phải mang tính
thương mại hoặc vì mục tiêu thương mại. Thông thường đối tượng này là hàng hóa,
dịch vụ, hoặc các công trình, dự án nên chủ thể tham gia tài trợ chỉ có thể là các pháp
nhân có đăng ký sản xuất kinh doanh.
2.1.1. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế
Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuất trong nước
mà còn phải giao dịch với các nước khác. Sự khác nhau về vị trí địa lý, tài nguyên
thiên nhiên, khí hậu, trình độ công nghiệp, kinh tế, chính trị, xã hội…tạo ra lợi thế so
sánh riêng của từng quốc gia. Trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế
vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước, còn có thể tạo ra những
thặng dư có thể xuất khẩu sang các nước. Chính vì thế, một nền kinh tế muốn phát
triển không có con đường nào khác là phải mở rộng giao thương, buôn bán .
SVTH: Bùi Vũ An Trang 14
Chương 2: Tổng Quan-Thực Tiễn Tài Trợ XNK tại NHCT-CN6
Xuất khẩu không chỉ thúc đẩy sự phát triển duy nhất của một ngành nghề
sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà còn là động lực thúc đẩy các ngành nghề sản xuất
vật tư, nguyên vật liệu đầu vào phát triển.
Chẳng hạn khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho
việc sản xuất ngành nguyên vật liệu như bông, đay hay thuốc nhuộm và sự phát triển
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu có thể sẽ kéo theo sự phát triển các
ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản
xuất phát triển và ổn định xuất khẩu còn tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp
đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Có thể chứng minh bằng “sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc -
một hiện tượng của nền kinh tế thế giới”. Sau 5 năm gia nhập WTO, nền kinh tế
Trung Quốc liên tục tăng trưởng với tốc độ hai con số và giúp nước này trở thành
nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Nhật, Đức.
Hay ở Việt Nam, về thị trường có sự bùng nổ kể từ khi bắt đầu thực hiện
chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, nếu như ở thời điểm năm 1986, hàng hóa của Việt
Nam có mặt ở 40 quốc gia và lãnh thổ thì con số này sau một thập kỷ là 105 (năm
1995, tăng 2,63 lần), còn hiện nay là 226, tăng 5,56 lần so với năm 1986.
Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống của nhân dân. Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút
hàng triệu lao động vào làm việc. Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng
tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống tiêu dùng của nhân dân.
Chẳng hạn, hiện nay Cộng hòa Liên Bang Đức đang dẫn đầu các nước
châu Âu về công nghệ na-nô, việc phát triển công nghệ na-nô đã góp phần tạo công
ăn việc làm cho một bộ phận lớn lực lượng lao động. Đến cuối năm 2006, Đức có
hơn 500 công ty nghiên cứu phát triển và sản xuất liên quan đến kỹ thuật na-nô và đã
tạo ra hơn 50.000 việc làm.
Ở Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế đã giải quyết việc làm ổn định cho
800.000 lao động, chưa kể hàng trăm ngàn lao động có việc làm theo mùa hoặc các
SVTH: Bùi Vũ An Trang 15