Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổng quan chung về hoạt động kinh doanh và quản lý tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 2
I/ Tổng quan chung về hoạt động kinh doanh và quản lý tại Công ty CP xi
măng Bỉm Sơn…………………………………………………………………… 3
1/ Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty…………………………… 3
2/ Đặc điểm kinh doanh của Công ty…………………………………………………… 7
3/ Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty xi măng Bỉm Sơn………………… 11
4/ Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh……………………………….. 15
II/ Đặc điểm công tác kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……………. 20
1/ Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty………………………………………… 20
2/ Chế độ kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn…………………………….. 22
3/ Hệ thống Báo cáo kế toán trong Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……………….. 26
4/ Giới thiệu phần mềm FAST Accounting4……………………………………… 26
5/ Công tác kiểm tra, kiểm soát số liệu sổ sách và phân tích tài chính tại Công ty CP
xi măng Bỉm Sơn……………………………………………………………… 29
III/ Một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……30
1/ Kế toán TSCĐ…………………………………………………………………...30
2/ Kế toán thanh toán………………………………………………………………32
3/ Kế toán vật tư, hàng hoá………………………………………………………...36
4/ Kế toán lao động tiền lương…………………………………………………….37
5/ Kế toán chi phí và tính giá thành ……………………………………………….38
6/ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả…………………………………………….40
IV/ Đánh giá chung về tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty CP xi măng Bỉm
Sơn…………………………………………………………………………………46
1/ Những thành tựu đạt được và ưu điểm………………………………………….46
2/ Một số những tồn tại, hạn chế của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn………………46
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..48
phụ lục......................................................................................................................49
1
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty CP xi măng Bỉm Sơn là một trong những doanh nghiệp đầu ngành sản
xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành Công ty đã
không ngừng nỗ lực để nâng cao vị thế của mình. Sau gần hai tháng trong giai đoạn
thực tập tổng hợp tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn, được sự giúp đỡ chỉ bảo của các
cô chú trong các phòng ban của Công ty đặc biệt là sự hướng dẫn của Cô giáo-TS.
Trần Thị Nam Thanh trong suốt quá trình thực tập tổng hợp, em đã có được kết quả
nhất định. Đây là thời gian thực tập tổng hợp đồng thời là căn cứ, là điều kiện cũng
như bước đầu cho giai đoạn sau – giai đoạn thực tập chuyên đề.
Báo cáo tổng hợp là những vấn đề chung nhất, khái quát nhất của Công ty và
đặc biệt là những vấn đề về bộ máy kế toán. Báo cáo tổng hợp bao gồm 4 phần chính:
I/Tổng quan chung về hoạt động kinh doanh và quản lý tại Công ty CP xi măng
Bỉm Sơn
II/ Đặc điểm công tác kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
III/ / Một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
IV/ Đánh giá chung về tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty CP xi măng Bỉm
Sơn
2
I/ Tổng quan chung về hoạt động kinh doanh và quản lý tại Công ty CP xi
măng Bỉm Sơn
1/ Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
Công ty Xi măng Bỉm Sơn tiền thân là Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn có trụ sở
chính tại Bỉm Sơn - Thanh Hoá, nằm gần vùng núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi
dào và chất lượng tốt, đây là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất
lượng cao. Để đáp ứng nhu cầu của đất nước lúc bấy giờ, công ty xi măng Bỉm Sơn
đã được thành lập. Hơn 20 năm đi vào hoạt động, công ty xi măng Bỉm Sơn đã góp
phần không nhỏ vào sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng và đặc biệt vào sự tăng
trưởng kinh tế của đất nước. Để có được thành quả như ngày nay, mỗi cán bộ, công
nhân cũng như ban lãnh đạo đã trải qua cả một quá trình lao động lâu dài và nhiều
khó khăn. Có thể chia quá trình đó thành các giai đoạn lớn như sau:
Cuối thập kỷ 60, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân đang đi
vào giai đoạn ác liệt nhất, Đảng và Nhà nước đã hoạch định một chiến lược xây
dựng nhằm tiến hành công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước ngay khi thống nhất
đất nước.
Giai đoạn I: Tiến hành xây dựng nhà máy Xi măng Bỉm Sơn (1968 - 1981)
- Tiến hành công tác khảo sát – thăm dò địa chất(1968-1974)
Để chuẩn bị cho việc xây dựng một nhà máy xi măng lớn nhất nước, nhiệm vụ
quan trọng trước mắt là tiến hành khảo sát thăm dò địa chất. Sau một thời gian khảo
sát thăm dò vùng đất Bỉm Sơn, phương án xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được
hoạch định. Với vị thế thuận lợi về 4 phương diện cơ bản là: Thị trường tiêu tụ sản
phẩm rộng lớn, nguồn nguyên vật liệu phong phú, giao thông thuận lợi và nguồn
nhân lực dồi dào. Ví dụ về nguyên liệu: Đá vôi thuộc dãy núi Tam Điệp và các vùng
phụ cận với trữ lượng khảo sát là 270 triệu tấn; đất sét ở Bỉm Sơn… Đây là những
điều kiện thuận lợi cơ bản có tính chiến lược của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn.
- Quá trình thi công xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn (1974 – 1981)
Khi xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Đảng và Nhà nước ta nhận được sự
hợp tác, giúp đỡ của nhân dân Liên Xô. Theo ký kết giữa hai chính phủ thì Liên Xô
sẽ giúp đỡ chúng ta toàn bộ công nghệ, trang thiết bị hiện đại, thiết kế kỹ thuật để xây
dựng nhà máy với 2 dây chuyền sản xuất xi măng có công suất 1.2 triệu tấn/năm.
Đồng thời Liên Xô đưa sang ta một tập thể chuyên gia có trình độ chuyên môn cao,
giúp ta lắp đặt, xây dựng, vận hành và hiệu chỉnh nhà máy.
Sau khi kết thúc công tác thăm dò địa chất, mọi tài liệu về địa chất, địa tầng
luận chứng kinh tế kỹ thuật, phương án xây dựng thi công Nhà máy xi măng Bỉm
Sơn được Nhà nước phê duyệt. Việc thi công xây dựng nhà máy được khai triển
nhanh chóng.
Trong khoảng thời gian (1974 – 1977) tiến hành bước đầu xây dựng cơ sở vật
chất như: xây dựng hệ thống giao thông; xây dựng các trạm biến thế; xây dựng hệ
thống lấy nước - dẫn nước; các kho bãi, xưởng gia công phụ trợ; hệ thống trộn bê
tông và lắp rắp…
Sau khi hoàn thành công việc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, bước sang một
giai đoạn mới, giai đoạn tổ chức thi công lắp đặt các hạng mục công trình. Giai đoạn
3
này bắt đầu từ tháng 2/1977 đến tháng 2/1982. Đến tháng 10/1981, dây chuyền số 1
đã được lắp ráp hoàn chỉnh, nửa đầu tháng 12 cho vận hành thử và đến 28/12/1981
những bao xi măng đầu tiên mác P400 nhãn hiệu “Con voi” của Nhà máy xi măng
Bỉm Sơn chính thức xuất xưởng.
Giai đoạn II: Hoàn thành xây dựng , nhà máy đi vào sản xuất và thực hiện cơ
chế quản lý mới (1982 – 1990)
Trong giai đoạn này tập trung vào tổ chức bộ máy quản lý và đào tạo đội ngũ
cán bộ công nhân kỹ thuật cũng như nâng cao đời sống cho hàng ngàn cán bộ, công
nhân, chuyên gia. Tổ chức bộ máy quản lý được chú trọng ngay khi nhà máy đi vào
hoạt động và ngày được củng cố nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác quản
lý. Đặc biệt tham gia kèm cặp, giảng dạy cho đội ngũ công nhân của Nhà máy có các
chuyên gia Liên Xô, bên cạch đó ban lãnh đạo đã chú trọng trực tiếp tham gia cùng
với công nhân lắp máy, hiệu chỉnh các thiết bị máy móc. Nhờ vậy trình độ tay nghề
của công nhân trong Nhà máy được nâng lên nhanh chóng.
Ngày 3/2/1982, toàn bộ dây chuyền số 1 của Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt
động. Đây là thành quả và là niềm vui đầu tiên sau nhiều năm lao động xây dựng
Nhà máy. Ngay sau khi bàn giao dây chuyền sản xuất số 1, 2/1982 cán bộ công nhân
toàn công trường tập trung thi công xây lắp dây chuyền sản xuất số 2. 6/11/1982 dây
chuyền sản xuất số 2 đã hoàn thành và chính thức đi vào sản xuất. Từ 1983 – 1985
các đơn vị tiếp tục xây lắp phần còn lại, hoàn chỉnh Nhà máy. Đến 1/1985 thì Nhà
máy chính thức được xây dựng hoàn chỉnh.
Từ 1986 – 1990 là giai đoạn Nhà máy xi măng chuyển dần từ cơ chế quản lý cũ
sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đối với Nhà máy xi măng Bỉm Sơn thì
đây cũng là thời kỳ vượt qua những khó khăn thử thách mới như: Các dây chuyên sản
xuất thiếu nguyên vật liệu, thiếu phụ tùng thay thế; điện năng cung cấp chưa đáp ứng
được yêu cầu của sản xuất; ý thức tổ chức kỷ luật lao động cảu công nhân còn lỏng
lẻo, tâm lý bao cấp còn nặng trong một số cán bộ; công tác tổ chức cán bộ còn nhiều
bất cập chưa phù hợp với cơ chế mới. Nhằm đưa nhà máy thoát khỏi tình trạng của
cơ chế bao cấp cùng những khó khăn trong những năm 1986-1990, Đảng bộ Nhà máy
không ngừng phát triển và đổi mới, kiện toàn đội ngũ vững mạnh về cả chất và
lượng. Đồng thời đi đôi với việc đổi mới, cải tiến công tác tổ chức, sắp xếp các đơn
vị sản xuất. Nhà máy đã dần tự chủ về các mặt hoạt động của mình như tổ chức xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; chủ động về vốn…
Giai đoạn III: Xi măng Bỉm Sơn đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện
mục tiêu kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường (1991-nay)
Thực hiện mục tiêu sản xuất – kinh doanh thời kỳ này, ban giám đốc đã xác
định và nhận thức đúng đắn sự tác động của các chính sách, cơ chế quản lý mới .
Lãnh đạo Nhà máy đã xác định đúng mục tiêu với giải pháp tích cực, với ý chí tự lực
tự cường tìm ra bước đi phù hợp với lực lượng sản xuất của Nhà máy; khơi dậy trí
tuệ của người lao động. Điều này đã toạ điều kiện làm nảy nở nhiều biện pháp quản
lý mới , nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được ứng dụng trong sản xuất. Cán bộ
công nhân kỹ thuật của Nhà máy đã hoàn toàn làm chủ vận hành dây chuyền sản
4