Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổng quan các nghiên cứu về quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2019, tr 117-120
117 Email: [email protected]
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
VỀ QUAN ĐIỂM “LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”
TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
Nguyễn Thị Phương Anh - Nguyễn Thị Mỹ Hà - Huỳnh Sương
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 10/6/2019; ngày chỉnh sửa: 10/7/2019; ngày duyệt đăng: 12/8/2019.
Abstract: In this article, an overview of the child-centered education perspectives through studies
in Vietnam and abroad is given with a view to recommending to apply this viewpoint in organizing
learning activities for preschool children 5-6 years old, meeting the requirements of Vietnam
preschool education in the current period.
Keywords: Overview, research, perspective, child-centered.
1. Mở đầu
Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (LTLTT)
được triển khai rộng rãi trong giáo dục (GD) nói chung
và GDMN nói riêng, bắt đầu từ các nghiên cứu của các
nhà tâm lí học, giáo dục học Liên Xô (cũ). Đến nay, giáo
dục LTLTT trở thành quan điểm cơ bản trong xây dựng
và thực hiện, đánh giá việc thực hiện Chương trình
GDMN của các nhà quản lí giáo dục, cũng như định
hướng cho giáo viên mầm non (GVMN) trong xây dựng
kế hoạch giáo dục, tổ chức môi trường giáo dục, tổ chức
hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non (MN).
Thực tiễn các nước có nền GDMN tiên tiến cho thấy: khi
áp dụng quan điểm giáo dục LTLTT một cách hiệu quả
sẽ dẫn đến kết quả phát triển toàn diện của trẻ em và chất
lượng GDMN từng bước được khẳng định và đáp ứng
yêu cầu của xã hội trong thời đại mới.
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (CĐSPTW)
TP. Hồ Chí Minh có bề dày trên 40 năm trong công tác
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN đáp ứng nhu cầu của
xã hội, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp
phần chăm sóc - GD trẻ MN - tương lai của đất nước.
Trường mầm non Thực hành (MNTH) là một đơn vị trực
thuộc Trường CĐSPTW TP. Hồ Chí Minh. Trường có
sứ mệnh lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo
dục trẻ MN như một trường MN chất lượng cao. Bên
cạnh đó, Trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng một tập thể sư phạm tốt, phục vụ hoạt động đào tạo,
thực hành của sinh viên các ngành khác nhau, đặc biệt là
sinh viên ngành GDMN, đồng thời là nơi bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và triển khai các đề
tài nghiên cứu khoa học giáo dục. Tuy nhiên, chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà trường nói chung, chất
lượng hoạt động học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng
vẫn còn một số hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu chất
lượng của GDMN ở TP. Hồ Chí Minh như là “đầu tàu”
trong phát triển KT-XH nói chung và giáo dục nói riêng
ở Việt Nam.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục trẻ của
trường MNTH, cần vận dụng hiệu quả quan điểm giáo
dục LTLTT trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu
giáo, đặc biệt, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Để có thể khuyến
nghị các biện pháp vận dụng quan điểm giáo dục LTLTT
một cách hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu
tổng quan các quan điểm khác nhau về giáo dục LTLTT
trong dạy học cho trẻ mẫu giáo qua các nghiên cứu trong
và ngoài nước.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quanở nước ngoài
Sokrates (469-399 trước Công nguyên) với phương
pháp truy vấn biện chứng thể hiện việc dạy học tích cực,
vừa mang tính truyền thống vừa là cơ sở của phương
pháp dạy học hiện đại mà người đời gọi là “phương pháp
đỡ đẻ của Sokrates”. Ông cho rằng người thầy giữ vai trò
là “bà đỡ”, dẫn dắt người đối thoại đến một nhận thức
sáng rõ, khôn ngoan [dẫn theo 1; tr 44].
Khổng Tử (551-479 trước Công nguyên) nêu lên
nhiều nguyên tắc và phương pháp giáo dục, đáng chú ý
là nguyên tắc phát huy tính tích cực của người học. Ông
không giải đáp cho học trò những vấn đề một cách có sẵn
mà quan tâm đến cắt nghĩa những điểm quan trọng và để
học trò tự giải quyết các vấn đề còn lại. Những học trò
khác nhau sẽ có sự giải đáp khác nhau phù hợp với từng
đối tượng cụ thể [dẫn theo 1; tr 52].
Thế kỉ XVII, Giáo dục thời kì tiền tư bản chủ nghĩa
xuất hiện một số nhà giáo dục mang tư tưởng tiến bộ, tiêu
biểu là J.A.Kômenski và J.J. Rousseau.
Nhà sư phạm nổi tiếng người Tiệp Khắc
J.A.Kômenski cho rằng: Giáo dục có mục đích đánh thức
năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân
cách… Hãy tìm ra những biện pháp để phát huy tính tích