Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổng luận về văn học Phật giáo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TỔNG LUẬN VỀ VĂN HỌC PHẬT GIÁO
Tham khảo từ trang mạng Thư viện
trường Đại học Phúc Đán Trung Quốc
Dịch giả: Thích Nữ Nguyện Liên
Phật điển từ khi truyền vào Trung Quốc, vì tính đặc thù về hình thức và nội dung của thể loại
văn học này, đã tạo sự hấp dẫn và chú ý rất lớn đối với giới văn nhân Trung Quốc. Tuy tập đoàn
giới nhân văn trong mỗi thời đại đều có sự nhận thức khác biệt về Phật giáo, thậm chí hoàn toàn trái
ngược nhau, nhưng đều chịu sự ảnh hưởng văn học Phật điển. Bởi vì Phạn văn không thuộc hệ Hán
ngữ hay Tạng ngữ. Song cả hai cũng có sự sai biệt rất lớn, ngoài ra, giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa
Trung Quốc cũng có sự sai khác rất xa, khiến những kinh điển truyền nhập vào đất nước Trung
Quốc thời kỳ đầu, tương đối khó khăn. Và do quá trình dịch ra Hán ngữ, dẫn đến ý nghĩa có sự biến
đổi. Mặt khác, kinh điển Hán dịch do được các giai tầng xã hội và những người thống trị tiếp nhận,
dần dần được phát triển tương đối rộng rãi. Đặc biệt là khi Đường Thái Tông xuất hiện, đã tổ chức
hội trường phiên dịch rộng lớn trên ba ngàn người, đồng thời những nhà phiên dịch vĩ đại cũng bắt
đầu có mặt, như Cưu Ma La Thập, Đạo An, Huyền Trang… Từ đó những Phật điển Hán dịch đã trở
thành nền văn học Trung Quốc, nhất là bộ phận văn học phiên dịch Trung Quốc. Do sự hấp dẫn độc
đáo ấy và sự ảnh hưởng rộng lớn đối với xã hội, Phật điển Hán dịch đã khiến cho nền văn học
truyền thống Trung Quốc, về văn thể vốn có đã tăng thêm nhiều nội dung mới.
Chúng ta biết, thi ca cổ đại Trung Quốc là một trong những hình thức văn học đầy sức hấp dẫn,
được giới nhân văn yêu thích, tuy nhiên cũng không ngoại lệ, đều chịu ảnh hưởng của Phật điển.
Mục đích chủ yếu nhất của Phật điển là tuyên truyền, giúp cho nội dung câu cú dễ hiểu, rõ ràng.
Tăng sư thời cổ đại Trung Quốc do đây đã khơi dậy và sáng tác được số lượng lớn về thể loại thi ca
phổ thông, nhằm truyền bá rộng rãi Phật pháp. Nói cách khác, giới nhân văn do đây đã chịu sự ảnh
hưởng rất lớn, đồng thời họ cũng tận sức sử dụng lượng từ ngữ đơn giản, để biểu đạt sự cảm nhận
sâu xa trong nội tâm, cộng thêm sự tán thán, ca ngợi, thông hiểu và hướng về đối với giáo điển Phật
giáo.
Qua nghiên cứu cho thấy, giới nhân văn Trung Quốc rất yêu thích Thiền tông, do vậy trong thơ
ca phần nhiều họ đều biểu đạt ý cảnh, thông hiểu về Thiền tông và thấm đượm sâu sắc thiền ý, đưa
dẫn tác giả thâm nhập đạo lý, sống với cảnh giới tự tại giải thoát. Đối với nội dung văn xuôi cổ đại
Trung Quốc cũng vậy, do quá trình phiên dịch Phật điển đã mở rộng và tiến xa hơn về nghệ thuật
miêu tả nội dung, không còn bị cục hạn như trước. Bởi vì bản thân văn học Phật điển vốn có một
nội dung mang tính tưởng tượng, giới nhân văn cổ đại Trung Quốc nhờ vay mượn nội dung và nghệ
thuật sinh động đó, làm cho sự nghiệp sáng tác văn xuôi của họ ngày càng phong phú hơn, nghệ
thuật biểu hiện về nội dung ngày càng sống động và linh hoạt hơn. Về phương diện tiểu thuyết cổ
đại Trung Quốc, nội dung cũng được mở rộng, đặc biệt là hình thức miêu tả đã đưa vào hình ảnh
thần linh và báo ứng, nhấn mạnh đời trước, đời nay và đời sau đã tạo cho hình tượng nhân vật xuất
hiện ở nhiều góc độ, khiến cho nội dung tác phẩm càng thêm phong phú, câu chuyện mang tính tự
nhiên và đượm màu sắc lãng mạn. Đề tài trong tiết mục hý kịch cũng vậy, không những vay mượn
nhiều câu chuyện trong Phật điển, thậm chí có một số nội dung vốn dĩ được trích từ nguyên văn,
như đương thời kịch chuyện về Mục Liên rất phổ biến, thịnh hành, tất nhiên kịch chuyện này đều
xuất xứ từ trong Phật điển thuật kể. Do vậy mà nghệ thuật hý kịch dần dần được phát triển rộng rãi,
nội dung câu chuyện cũng không còn câu nệ bởi Phật điển.
Từ đó chúng ta có thể khẳng định, Phật điển Phật giáo quả thật đã ảnh hưởng sâu sắc từ tư
tưởng nội dung cho đến nghệ thuật sáng tác, đều thể hiện rõ nét trong thơ, văn, hý kịch, thi, họa…
thậm chí có rất nhiều thi nhân, học sĩ đã trở thành những tác gia tín ngưỡng Phật giáo. Điều này
trong sáng tác của họ đã biểu hiện rất cụ thể. Nói cách khác, trong sáng tác văn học cổ đại Trung
Quốc đã thấm đượm sâu đậm mùi vị Phật giáo. Do sự ảnh hưởng to lớn như vậy, cho nên trong nền
văn học Trung Quốc bất kể là người sáng tác, các thể loại sáng tác hay tác phẩm đều không ngoại
lệ, hết thảy đều được thay đổi từ nghệ thuật cho đến nội dung tư tưởng. Nói tóm lại, thể loại văn
học Trung Quốc đã trở thành nhất thể, nội dung bộ phận và phong cách nghệ thuật đa dạng, mới lạ,
kết hợp với nhịp điệu uyển chuyển, tự nhiên, đó gọi là văn học Phật giáo Trung Quốc.
I. Tính xuất chúng, quý lạ trong Hán dịch
Phật điển còn gọi là Phật kinh, tức văn tự truyền bá Phật giáo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc
đầu sáng lập Phật giáo, hoàn toàn không có lưu truyền kinh Phật, sau khi Đức Phật nhập Niết bàn,
chúng đệ tử của Ngài mới cùng nhau bàn luận và hồi ức lại, sau đó mới tổng kết và ghi chép lại
bằng văn tự gọi là Phật điển. Theo sử liệu biên soạn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện trước
sự áp bức của bối cảnh xã hội lịch sử, Ngài đã sáng lập ra Phật giáo, sau đó ra sức giảng dạy, tuyên
thuyết giáo pháp mà Ngài tự chứng và nhận thức được, từ đó bắt đầu thành lập giáo đoàn. Trong đó
bao gồm cả vương tộc đương thời, giai cấp Bà la môn và dân lao động hạ tầng. Từ thành quả truyền
giáo kiệt xuất của Đức Phật có thể thấy được, Đức Phật là một người rất có tài năng về văn học. Bởi
vì đối tượng mà Ngài hóa độ gồm nhiều giai cấp khác nhau, tầng thứ khác nhau, đương nhiên pháp
mà Ngài nói ra phải dựa vào những tình huống và đối tượng sai khác để trình bày những đối sách
bất đồng. Điều này yêu cầu Đức Phật phải là một bậc có năng lực diễn đạt hùng biện và nghệ thuật
diễn thuyết cao siêu, từ ngôn ngữ biện tài chuyển biến thành ngôn ngữ văn bản, đồng thời cũng cần
phải có sức cảm hóa mạnh mẽ về văn tự. Sau khi Đức Phật nhập diệt, đệ tử Đức Phật thông qua sự
truyền giáo bằng ngôn thuyết của Ngài. Tiến đến tổng kết, phát triển và biên tập thành vô số hình
thức văn bản, dần dần trở thành Phật điển được lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay.
Tạng Phật điển bao hàm văn học nhân gian của Ấn Độ cổ đại, từ đó trở thành toàn bộ tài sản
tinh thần của nhân dân Ấn Độ thời cổ đại, trong đó còn có một số tác phẩm tự thân vốn là những tác
phẩm văn học ưu tú. Thế nên nói Phật điển có tính văn học, ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng đến nền
văn học Trung Quốc.
Xét về tổng thể, Phật điển có thể phân thành ba bộ phận, đó là kinh, luật và tạng, ba bộ phận
này hợp thành “Tam Tạng”. “Kinh” nói theo nghĩa rộng là chỉ luật và những người tín ngưỡng đời
sau giải thích “luận” của “kinh”. Nói theo nghĩa hẹp, “Kinh” tức chỉ cho những văn tự do Phật
thuyết giảng và được ghi chép lại. Nghĩa gốc của “Tạng” trong Hán ngữ là nghĩa bao hàm rộng lớn.
Sau khi thu thập, tập hợp lại những tùng thư của tam tạng, trong Hán ngữ khái quát thành “Nhất
Thiết Kinh”. Phật giáo sau khi được lưu truyền đến Trung Quốc rất nhiều kinh điển đều thu thập
vào trong “Đại Tạng Kinh” tiếng Hán, tuy trong đó rất nhiều tác phẩm chẳng phải hoàn toàn đều do
Phật giáo tuyên thuyết, nhưng căn cứ theo những quy định thông thường, những tác phẩm trong
“Đại Tạng Kinh” đều được gọi là “Kinh Phật”.
Những người tín ngưỡng Phật giáo trong thời cổ đại Trung Quốc, ngoài tăng chúng thuyết giáo
ra, rất nhiều người thông qua quá trình Hán dịch Phật điển mà được thông hiểu Phật giáo. Nghĩa là
họ tiếp nhận Phật giáo, chẳng phải từ kinh điển tiếng Phạn ban đầu, mà do trải qua quá trình phiên
dịch Hán tạng Phật điển. Theo sử liệu ghi chép, kinh điển thông qua tiến trình phiên dịch chắc chắn