Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổng Kết Kinh Nghiệm Nuôi Cá Hồi Vân Oncorhynchus Mykiss Tại Huyện Sa Pa Tỉnh Lào Cai
PREMIUM
Số trang
53
Kích thước
7.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1064

Tổng Kết Kinh Nghiệm Nuôi Cá Hồi Vân Oncorhynchus Mykiss Tại Huyện Sa Pa Tỉnh Lào Cai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Để đánh giá kết quả 4 năm học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học

Lâm nghiệp, đồng thời bƣớc đầu làm quen với thực tiễn, đƣợc sự nhất trí của

Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, tôi thực hiện đề

tài “Tổng kết kinh nghiệm nuôi Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) tại

huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” nhằm tổng kết đƣợc kinh nghiệm nuôi Cá hồi

vân tại khu vực nghiên cứu.

Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Đỗ Quang Huy,

ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

thực hiện luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân

thành tới Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, cảm

ơn các Phòng ban của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo và anh

chị em công nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nƣớc lạnh Sa Pa

thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.

Với sự cố gắng hết sức của bản thân, tôi đã hoàn thành tốt đợt thực tập

tốt nghiệp và hoàn thành bài báo cáo này. Rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến

của quý thầy cô giáo và các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Chuyền

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1

Phần 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3

1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................................. 3

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.............................................................. 4

Phần 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC

NGHIÊN CỨU.............................................................................................. .7

2.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 7

2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội......................................................................... 12

Phần 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 14

3.1 Mục tiêu ................................................................................................. 14

3.2 Nội dung................................................................................................. 14

3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 14

3.3.1 Phƣơng pháp kế thừa tài liệu ............................................................... 14

3.3.2 Phƣơng pháp khảo sát thực tế, tham gia chăm sóc kết hợp phỏng vấn

ngƣời nuôi.................................................................................................... 14

Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ......................................... 19

4.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của Cá hồi vân ......................... 19

4.1.1 Đặc điểm hình thái .............................................................................. 19

4.1.2 Đặc điểm sinh thái.............................................................................. 20

4.1.3 Đặc điểm thức ăn................................................................................. 22

4.1.4 Đặc điểm sinh sản................................................................................ 22

4.1.5 Đặc điểm sinh trƣởng .......................................................................... 23

4.2 Kỹ thuật nuôi Cá hồi vân........................................................................ 23

4.2.1 Kỹ thuật xây dựng bể, ao nuôi ............................................................. 23

4.2.2 Kỹ thuật nuôi Cá hồi vân sinh sản, tạo giống....................................... 27

4.2.3 Mật độ nuôi thích hợp.......................................................................... 28

4.2.4 Cung cấp nƣớc..................................................................................... 29

4.2.5 Thức ăn của Cá hồi vân ....................................................................... 30

4.2.6 Sinh trƣởng của Cá hồi vân ................................................................. 33

4.2.7 Một số bệnh thƣờng gặp ở Cá hồi vân và cách phòng trị bệnh ............. 35

4.3 Đề xuất một số giải pháp nuôi Cá hồi vân hiệu quả ................................ 38

Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ...................................... 39

5.1 Kết luận.................................................................................................. 39

5.2 Tồn tại.................................................................................................... 40

5.3 Khuyến nghị........................................................................................... 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các nhóm đất chính của huyện Sa Pa ............................................. 8

Bảng 2.2: Các tiểu vùng sinh thái của huyện Sa Pa ........................................ 9

Bảng 2.3 : Đặc điểm khí hậu huyện Sa Pa (số liệu trung bình của 5 năm, từ

2003 - 2008)................................................................................................. 10

Bảng 4.1: Kích thƣớc bể nuôi tại Thác Bạc, Sa Pa, Lào Cai ......................... 26

Bảng 4.2: Mật độ nuôi Cá hồi vân theo từng giai đoạn cá nuôi..................... 29

Bảng 4.3: Lƣợng nƣớc cần cấp cho hệ thống ƣơng, nuôi (l/ph cho 1kg cá) .. 29

Bảng 4.4: Thành phần thức ăn của Cá hồi vân.............................................. 30

Bảng 4.5: Cỡ thức ăn phù hợp với các cỡ cá khác nhau................................ 31

Bảng 4.6: Nhu cầu thức ăn của Cá hồi vân (%/trọng lƣợng cá/ngày)............ 32

Bảng 4.7: Lƣợng ăn hàng ngày cho 1 kg trọng lƣợng cá............................... 33

Bảng 4.8: Tăng trƣởng trung bình của Cá hồi vân theo từng giai đoạn ......... 34

Bảng 4.9: Tăng trƣởng trung bình của Cá hồi vân thí nghiệm ...................... 34

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) trƣởng thành.......................... 20

Hình 4.2: Ao nuôi Cá hồi vân....................................................................... 24

Hình 4.3: Bể xi măng nuôi Cá hồi vân.......................................................... 25

Hình 4.4: Bể composite nuôi Cá hồi vân ...................................................... 26

Hình 4.5: Thức ăn nhập khẩu Phần Lan (viên 7 mm) ................................... 31

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Động vật rừng là một nguồn tài nguyên và là một thành phần quan

trọng của hệ sinh thái rừng, bao gồm các loài sống trên cạn và sống dƣới

nƣớc. Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật có nguồn gốc

hoang dã ngày càng cao, gây sức ép săn bắt ngoài tự nhiên làm suy giảm

nhanh chóng số lƣợng cũng nhƣ sự đa dạng loài. Chăn nuôi động vật hoang

dã là một biện pháp bảo tồn và phát triển động vật rừng. Ở nƣớc ta hiện nay,

chăn nuôi động vật hoang dã đang phát triển mạnh, tập trung vào các loài có

giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao. Việc chăn nuôi động vật hoang dã đã góp

phần đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, giảm sức ép săn bắt ngoài tự nhiên, bảo tồn

đa dạng sinh học.

Bên cạnh các mô hình chăn nuôi các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái

thì nuôi cá ở nƣớc ta hiện nay cũng rất phổ biến. Cá hồi vân là loài cá nƣớc

mặn, sinh sản trong nƣớc ngọt có giá trị kinh tế cao đƣợc nuôi khá phổ biến ở

nhiều vùng nƣớc lạnh trên thế giới. Đây là loài cá ƣa nƣớc lạnh (nhiệt độ

không quá 220

c), giàu oxy hòa tan (trên 7 mg/l), trung tính (pH 6,7 - 8,5). Vì

thế, Cá hồi vân thích hợp để nuôi ở những vùng núi có nhiều suối và khí hậu

mát mẻ.

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta có nhiều tiềm năng mặt nƣớc,

đồng bào dân tộc vùng cao có kinh nghiệm nuôi các loài cá nƣớc ngọt truyền

thống thuộc nhóm Cá chép Trung Quốc, Ấn Độ và các loài cá bản địa khác

trong thủy vực nƣớc tĩnh và nƣớc chảy. Ngoài tiềm năng thủy vực thông

thƣờng nhƣ ao, hồ, sông, suối thì một số vùng còn có suối nƣớc lạnh. Nguồn

nƣớc lạnh này phù hợp cho nuôi các loài cá nƣớc lạnh nhƣ Cá hồi vân.

Huyện Sa Pa thuộc Tỉnh Lào Cai là nơi có điều kiện khí hậu và nguồn

nƣớc lý tƣởng cho nuôi Cá hồi vân. Do vậy, nuôi Cá hồi vân ở nƣớc ta lần

đầu tiên thử nghiệm tại Thác Bạc, Sa Pa. Việc nuôi thành công Cá hồi vân tại

Thác Bạc, Sa Pa đã mở ra triển vọng lớn về tiềm năng nuôi cá nƣớc lạnh, giúp

bà con thoát nghèo và vƣơn lên làm giàu, đồng thời phục vụ du lịch, đáp ứng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!