Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổng hợp lý thuyết quản trị sản xuất điều hành
PREMIUM
Số trang
52
Kích thước
792.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
927

Tổng hợp lý thuyết quản trị sản xuất điều hành

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Contents

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH........................................................................2

CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC ĐIỀU HÀNH.............................................................................................4

Chương 3 DỰ BÁO TRONG QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH.......................................................................14

KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA DỰ BÁO.........................................................................................14

PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO.....................................................................................................................15

CHÖÔNG 6: QUAÛN TRÒ HAØNG TOÀN KHO..............................................................................16

CHÖÔNG 7: HOẠCH ÑÒNH NHU CAÀU NGUYEÂN VAÄT LIEÄU............................................23

CHƯƠNG 8: LẬP LỊCH ĐIỀU HÀNH..................................................................................................25

Chương 9: Phân bố và đo lường công việc.............................................................................................28

I.Phân bố công việc ................................................................................................................................28

II. Tiêu chuẩn sản xuất và hoạt động Đo lường công việc .....................................................................33

III.Đo lường công việc............................................................................................................................34

Chương 10 : Độ tin cậy và bảo trì...........................................................................................................38

CHƯƠNG 12 : ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG..............................................................................41

Chương 13 HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC VÀ ĐỒNG BỘ.........................................45

- 1 -

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH

I/ Một số khái niệm:

- Điều hành quản lý là một vấn đề rất cần thiết cho hệ thống điều hành sản xuất, sẽ giúp cho

doanh nghiệp đạt được: sản xuất ra hàng hóa chất lượng tốt và cung ứng các dịch vụ hoàn hảo hay

là các phương pháp và kỹ thuật sản xuất được ứng dụng một cách linh hoạt trong một phạm vi rộng

và cả những lĩnh vực bên ngoài sản xuất.

- Làm sao kiểm soát tốt được quá trình sản xuất: Phải thực hiện quá trình sản xuất đúng thời

gian, sản xuất ra đúng loại sản phẩm, bố trí đúng người, đúng việc và giảm chi phí đúng mức.

- Có 3 chức năng quan trọng nhất trong tổ chức kinh doanh là: điều hành , tài chính và

marketing. Ba chức năng này tồn tại một cách độc lập hoặc có mối quan hệ qua lại lẩn nhau để đạt

được mục tiêu đề ra và các mục tiêu của tổ chức.

+ Quản trị điều hành (OM: Operations Management) là một trong ba hoạt động chính của tổ

chức kinh doanh. Nó bao gồm những vấn đề có liên quan đến tất cả các hoạt động có ảnh hưởng trực

tiếp đến lĩnh vực sản xuất ra hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Chức năng của điều hành sản xuất không

chỉ là sản xuất và nhóm người điều hành sản xuất để sản xuất ra số lượng sản phẩm đã xác định mà còn

liên quan đến các vấn đề khác như chăm sóc sức khỏe, vận chuyển, thức ăn nhanh, hàng bán lẻ…

+ Quản trị tài chính: Hoạt động tài chính bao gồm các hoạt động liên quan việc đảm bảo nguồn

tài chính, tiền tệ đầy đủ trong nền kinh tế thị trường và tổ chức phân phối nguồn tài chính đó. Tổ chức

tài chính và nhân sự có mối quan hệ với nhau nhằm mục đích trao đổi những hoạt động thông tin và

chuyên môn như: nguồn vốn, phân tích tình hình kinh tế và kế hoạch đầu tư, các nguồn dự phòng.

+ Quản trị marketing: Vấn đề quan trọng nhất của hoạt động marketing là tổ chức bán hàng hóa

hay cung cấp dịch vụ. Nó kết hợp với hoạt động tổ chức điều hành có ảnh hưởng đến sản phẩm và quá

trình thiết kế, dự báo, đánh giá kết quả đạt được quyết định chất lượng và số lượng, ngoài ra giúp công

ty đánh giá được điểm mạnh và yếu của công ty.

II/ Hệ thống tổ chức điều hành sản xuất:

- Qúa trình sản xuất là sự kết hợp về mặt kỹ thuật, thể hiện mối quan hệ về lượng của các yếu

tố sản xuất nhằm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng thỏa mãn yêu cầu người tiêu dùng.

- Kết hợp về mặt kinh tế cho ra sản phẩm với chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo về mặt chất

lượng.

Mô hình quá trình sản xuất:

- 2 -

Qúa trình chuyển hóa

Các yếu tố sản xuất đầu vào -------------------------> Các yếu tố đầu ra

III/ Năng suất:

- Năng suất là thước đo mối quan hệ giữa đầu ra hay (hàng hóa hay dịch vụ) và đầu vào (nhân

sự, khả năng thực hiện, nguyên vật liệu hay các nguồn khác…) sử dụng để sản xuất ra chúng.

Năng suất = Đầu ra/đầu vào

- Hai yếu tố cơ bản của năng suất được đo lường thông qua toàn bộ các yếu tố sử dụng để sản

xuất như: năng suất lao động và năng suất của nhiều yếu tố khác. Năng suất phản ánh số lượng sản

phẩm sản xuất so với tổng thời gian làm việc và hiệu suất máy móc thiết bị phản ánh mối quan hệ toàn

bộ nguồn tài sản được sử dụng để tạo thành sản phẩm.

IV/ So sánh hệ thống sản xuất cổ điển và hiện đại:

- Khác nhau:

Cổ điển Hiện đại

- Còn tồn kho nhiều

- Công nhân chuyên môn hóa ( Biến người

công nhân làm việc giống như một cái

máy)

- Sử dụng hệ thống đẩy

- Hạn chế tồn kho

- Công nhân đa năng

- Sử dụng hệ thống kéo

- Giống nhau:

+ Đều là khái niệm quá trình sản xuất là có yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra.

+ Quản trị có một tầm quan trọng trong sản xuất.

IV/ So sánh quản trị sản xuất và quản trị điều hành:

- Khác nhau:

QTSX(POM) QT điều hành (OM)

- Quản trị sản xuất chỉ quản trị trong giới

hạn sản xuất.

- Đối tượng quản trị là các xí nghiệp, nhà

- Điều hành qui mô rộng hơn.

- Đối tượng ngoài xí nghiệp, nhà máy còn

- 3 -

Gồm 5M:

- Lao động

- Máy móc, thiết bị

- Nguyên vật liệu

- Vốn

- Quản lý

- Sản phẩm, hàng

hóa, vật chất

- Sản phẩm dịch

vụ

máy. có liên quan đến tổ chức khác, trường học,

bệnh viện, cửa hàng, UBND tỉnh rộng hơn

trong lĩnh vực hoạt động.

- Giống nhau:

+ Đều là khái niệm quá trình sản xuất là có yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra.

CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC ĐIỀU HÀNH

I. Ý NGHĨA CỦA CHIẾN LƯỢC

Hỗ trợ công ty thông qua việc sử dụng một cách kinh tế các nguồn lực.

Kết hợp các yếu tố con người, tài chính,vật liệu thông tin lại với nhau - các yếu tố cần thiết cho

hoạt động công ty có hiệu quả.

Định hướng cả hệ thống nhằm đạt đến những mục tiêu chung của tổ chức.

II. QUI TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

Để xây dựng một chiến lược hiệu quả

B1: Xác định các cơ hội trong một nền kinh tế

B2: Đề ra các mục tiêu của tổ chức hoặc các mục đích của tổ chức muốn đóng góp cho xã hội

(hay còn gọi là sứ mạng của tổ chức)

B3: Hướng các hoạt động của các phòng ban trong tổ chức như: Marketing, Tài chính, Kế toán,

bộ phận sx theo sứ mệnh của tổ chức

B4: Hoàn thành sứ mệnh thông qua chiến lược của tổ chức

- 4 -

1. Xác định sứ mạng của tổ chức

Sứ mạng được xác lập nhằm đảm bảo hoạt động tập trung vào một mục đích chung của

tổ chức. Đề ra sứ mạng dựa trên những cơ hội, nguy cơ và điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức. Sứ mạng

có thể được coi như mục tiêu của chiến lược, là cái mà chiến lược cần đạt đến. Sứ mạng phải nêu ra

được:

 Lý do của sự tồn tại của tổ chức

 Tại sao xã hội nên tán thành việc phân bổ các nguồn lực cho tổ chức

 Giá trị tạo ra cho khách hàng là gì ?

- 5 -

Phân tích tình hình cạnh tranh

Tìm hiểu về môi trường

Tìm hiều nhu cầu của công chúng

Nhận dạng các đặc điểm kinh tế của ngành và môi trường

Nhận dạng các yếu tố then chốt của ngành

Đánh giá nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh

Nhận dạng các vị thế cạnh tranh của các đối tượng trong

ngành

Đánh giá các cơ hội ngành

Nhận dạng các động thái của đối thủ cạnh tranh

Phân tích tình hình công ty

Đánh giá tình hình hiện tại của công ty

Phân tích SWOT

Đánh giá những điểm mạnh cạnh tranh có liên

quan đến công ty

Xác định những vấn đề mang tính chiến lược

mà công ty cần hướng đến

Nhận dạng các điểm yếu của công ty

Xây dựng chiến lược

Những thay thế chiến lược

Những điểm mạnh của công ty có thể thích hợp với các cơ hội trên thị trường ?

Những điểm yếu của công ty có thể khắc phục không ?

Công ty có nhận biết trước được các động thái của đối thủ cạnh tranh và đưa ra các phản ứng phù hợp không ?

Công ty có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh không ?

Công ty có nhiều đơn hàng với chiến lược trong môi trường hiện nay ?

Hình thành chiến lược

Công ty cần tiến hành các bước chiến lược nào để xây dựng lợi thế cạnh tranh ?

Những hành động nào của công ty để Xây dựng thị phần ?

Công ty cần tiến hành các hoạt động nào để đạt qui mô toàn cầu ?

Công cần đưa ra các chiến lược then chốt gì cho sự thành công của công ty ?

Công ty có thể thực hiện được chiến lược không ?

Hình thành và thực hiện các quyết định mang tính chiến lược ở những bộ phận chức năng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!