Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổng hợp dẫn xuất coumarin mới áp dụng trong phân tích trắc quang : Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài:
TỔNG HỢP DẪN XUẤT COUMARIN MỚI ÁP DỤNG
TRONG PHÂN TÍCH TRẮC QUANG
Mã số đề tài : 21/1HHSV04
Chủ nhiệm đề tài : LÊ THỊ THANH TRÚC
Đơn vị thực hiện : KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 4 năm 2022
1
LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường
Đại học Công nghiệp Tp.HCM đã tạo điều kiện và cung cấp nguồn kinh phí để
chúng em có thể thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy PGS.TS.Trần
Nguyễn Minh Ân-Giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉnh sửa,
giải đáp thắc mắc cũng như khó khăn mà nhóm gặp phải trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành đề tài này.
Bên cạnh đó, nhóm chúng em cũng lời cảm ơn tới Khoa Công nghệ Hóa học đã tạo
điều kiện cơ sở vật chất cũng như máy móc và trang thiết bị để chúng em có thể
hoàn thành để tài nghiên cứu này.
Tuy nhiên, với sự cố gắng và nỗ lực hết sức trong quá trình thực hiện đề tài này
nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm nghiên cứu kính mong hội đồng
khoa học, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài có những ý kiến đóng
góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, chúng em xin chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe để tiếp tục cống
hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục.
Tp.HCM, ngày 28 tháng 4 năm 2022
Nhóm nghiên cứu
2
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
I. Thông tin tổng quát
1.1. Tên đề tài: Tổng hợp dẫn xuất coumarin mới áp dụng trong phân tích trắc
quang
1.2. Mã số: 21/1HHSV04
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT Họ và tên
(học hàm, học vị)
Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 Lê Thị Thanh Trúc Khoa Công nghệ Hóa
học
Chủ nhiệm đề tài
2 Nguyễn Ngọc Hân Khoa Công nghệ Hóa
học
Thành viên
3 Bùi Hoàng Linh Chi Khoa Công nghệ Hóa
học
Thành viên
1.4. Đơn vị chủ trì:
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021
1.5.2. Gia hạn (nếu có): không có
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 3 năm 2021 đến nay
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện;
Nguyên nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)
1.6.1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Tổng hợp mới dẫn xuất coumarin mang nhóm thế Bromo ở C-3 từ 7-
diethylamino-4-methyl coumarin, thử nghiệm hoạt tính sinh học trong in vitro theo
mô hình molecular docking model.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Tổng hợp các dẫn xuất coumarin mang nhóm thế Bromo ở vị trí C-3 từ 7-
diethylamino-4-methyl coumarin thông qua phản ứng Brom hóa.
- Nghiên cứu mô hình docking phân tử để đánh giá hoạt tính kháng tế bào ung thư,
kháng khuẩn, nấm, kháng viêm, ức chế emzym α-glucosidase.
1.6.2. Nội dung thực hiện, phương pháp nghiên cứu:
a) Nội dung 1: Tổng hợp dẫn xuất coumarin từ 7-diethylamino-4-methyl coumarin.
- Cách tiếp cận: Đọc tài liệu, xây dựng qui trình thực nghiệm, tiến hành thực
nghiệm dựa trên hình , thu nhận và phân tích kết quả.
- Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Thực nghiệm dựa trên tài liệu có hiệu
chỉnh thay đổi qui trình.
3
- Kết quả dự kiến: Bộ dữ liệu phân tích hóa lý đúng của các cấu trúc: IR, 1H,13CNMR và HR-MS.
b) Nội dung 2: Nghiên cứu, đánh giá mô phỏng hoạt tính sinh học của dẫn xuất
coumarin trong in vitro.
- Cách tiếp cận: Đọc tài liệu, tiến hành thực nghiệm dựa trên hình , thu nhận và
phân tích kết quả.
- Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Áp dụng các gói phần mềm (tin họcy sinh): Chemoffice, Avogadro, AutoDockTools-1.5.6rc3, Discovery Studio 2021
Client, Molegro Molecular Viewer và Gromacs để giải thích toàn diện mối quan hệ
cấu trúc hoạt tính ligand với các dòng tế bào ung thư, kháng khuẩn, nấm, kháng
viêm, ức chế enzym α-glucosidase.
- Kết quả dự kiến: Các giá trị năng lượng tối ưu của các cấu trúc; giá trị ΔG của các
phản ứng ligand-receptor của hợp chất, hình minh họa.
1.6.3. Kết quả nghiên cứu
Nội
dung Công việc thực hiện Kết quả phải đạt
Thời gian
(bắt đầu, kết thúc)
Cá nhân
chủ trì
1
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng
của dung môi, nhiệt độ, tỷ lệ mol,
xúc tác PEG-400 đến hiệu suất
của các phản ứng
Bảng kết quả,
yếu tố phù hợp
cho quá trình
tổng hợp
17/03/2021-
05/05/2021 3 sinh viên
2
Tổng hợp 3-bromo-7-
(diethylamino)-4-methyl-2Hchromen-2-one
Sản phẩm tinh
khiết
05/05/2021-
10/06/2021 3 sinh viên
3
Bộ dữ liệu Phân tích hóa lý của
dẫn xuất: IR, NMR, HR-Mass
Cấu trúc phù hợp
với dự đoán
10/06/2021-
10/07/2021
3 sinh viên,
cán bộ hướng
dẫn trợ giúp
4
Áp dụng các gói phần mềm công
cụ mạnh (tin học- y sinh):
Chemoffice, Avogadro,
AutoDockTools-1.5.6rc3,
Discovery Studio 2019 Client,
Molegro Molecular Viewer và
Gromacs để giải thích toàn diện
(in silico molecular docking
docking model) mối quan hệ cấu
trúc hoạt tính ligand (hợp chất
hữu cơ) và receptor (dòng tế bào
ung thư, khuẩn, nấm, kháng oxi
hóa)
Các giá trị năng
lượng tối ưu của
các cấu trúc; Giá
trị ΔG của các
phản ứng ligandreceptor của 5
cấu trúc; Hình
min họa
10/07/2021-
31/08/2021
3 sinh viên,
Cán bộ hướng
dẫn trợ giúp
5 Viết luận văn nôp luận văn 01/09/2021-
17/10/2021 3 sinh viên
1.6.4. Nguyên nhân
4
Vì điều kiện môi trường, nhiệt độ,… không đáp ứng được yêu cầu nên phản ứng
Ginard (2) theo như trong thuyết minh ban đầu khó xảy ra. Điều này nằm ngoài tính
toán của nhóm.
1.6.4. Kết quả của cơ quan quản lý
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 10 triệu đồng.
Bằng chữ: mười triệu đồng
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Coumarin và các dẫn xuất của nó được tìm thấy trong nhiều loài thực vật khác, ở
dạng tự do hoặc ở dạng heteroside như Apiaceae, Asteraceae, Fabiaceae, Rosaceae,
Rubiacae và Họ Solanaceae [1]. Chúng có nhiều tác dụng dược lý và sinh học khác
nhau và có thể được tìm thấy trong các chất có chiết xuất khác nhau, như Cortex
Fraxini, có hoạt tính chống viêm tương quan với sự hiện diện của phenolic acid và
coumarin, eculin, esculetin, fraxin và fraxetin [2]. Các hoạt tính sinh học của các
chất chiết xuất từ thực vật khác nhau của các dẫn xuất coumarin có tác dụng dược
lý và y học khác nhau [3]. Cấu trúc của nó cho phép thay thế ở sáu vị trí khác nhau,
do đó cung cấp nhiều khả năng sửa đổi tổng hợp trên cấu trúc khung coumarin có
nhiều hoạt tính sinh học mới [4]. Các dẫn xuất từ nhân dị tố coumarin có khả năng
ức chế sự tăng trưởng trong các dòng tế bào ung thư ở người như A549 (ung thư
phổi), ACHN (ung thư thận), MCF-7 (ung thư vú) và HL-60 (ung thư bạch cầu).
Hiện nay, các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên có trong các thuốc chiếm phần lớn
trên thị trường, đặc biệt là thuốc về bệnh truyền nhiễm cho thấy chúng có hiệu lực
vượt trội, tính đặc trị cao. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm tự nhiên và điều kiện hạn
chế nên việc nghiên cứu các hợp chất bán tổng hợp, tổng hợp để cung cấp các dẫn
xuất có hoạt tính sinh học cao và tiến tới thử nghiệm cận lâm sàng hoặc lâm sàng để
phát triển thuốc mới góp phần trong việc ức chế hoặc phát triển thuốc miễn dịch
còn nhiều khó khăn. Trong một số thử nghiệm lâm sàng, các dẫn xuất coumarin thể
hiện hoạt động chống tăng sinh tế bào trong ung thư tuyến tiền liệt, u ác tính và ung
thư biểu mô tế bào thận. Đây là một tác chất phản ứng với đa dạng vị trí nhóm thế
có hoạt tính sinh học cao-mang tiềm năng phát triển trong ngành dược học. Hướng
đến mục tiêu ức chế sự di căn của tế bào ung thư, thông qua sàng lọc lý thuyết
docking phân tử, nhận thấy nhóm Bromo tạo phức tốt, ưa nước hơn và khả năng
tương tác với tế bào gây bệnh tương đối cao hơn các nhóm thế thông thường, các
hợp chất này mang hoạt tính sinh học nổi bật như kháng viêm, kháng khuẩn, nấm,
kháng oxy hóa, ức chế enzyme α-glucosidase ở người [5]. Đây là lĩnh vực luôn luôn
mới mẻ và thú vị, thu hút nhiều nhà khoa học khám phá các hoạt tính của coumarin
và các dẫn xuất liên quan. Các dẫn xuất coumarin mang nhóm thế ở vị trí số 3 chưa
có nghiên cứu so với các nhóm thế ở vị trí khác đã có nhiều công trình nghiên cứu
5
thành công được công bố trên tạp chí quốc tế và trong nước. Từ những tính chất nổi
bật nêu trên, chúng tôi mong muốn tổng hợp dẫn xuất Bromo ở vị trí số 3 (C-3) từ
nguyên liệu ban đầu là 7-diethylamino-4-methyl coumarin và thử nghiệm hoạt tính
sinh học trong in vitro.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.1. Về mặt khoa học
- Công bố dữ liệu của hợp chất mới bổ sung vào dữ liệu tổng hợp hữu cơ và giảng
dạy môn học phương pháp phân tích hóa lý trong chương trình cao học.
- Nghiên cứu mô phỏng dự báo cấu trúc hoạt tính của các dẫn xuất mới dựa trên
khung coumarin, đây là xu hướng nghiên cứu hiện đại trong thời đại nền kinh tế tri
thức và số hóa.
- Đưa ra các dự báo tin cậy trong lĩnh vực sàng lọc ảo hoạt tính sinh học định hướng
tổng hợp và áp dụng.
1.2.2. Về mặt thực tiễn
- Góp phần vào phát triển thuốc và biệt dược, phát triển các thuốc điều trị ung thư
hướng đích và các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, kháng khuẩn, nấm, các bệnh
rối loạn chuyển hóa hiệu quả. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực
cho dự án.
2. Mục tiêu
2.1.Mục tiêu tổng quát
- Tổng hợp mới dẫn xuất coumarin mang nhóm thế Bromo ở C-3 từ 7-
diethylamino-4-methyl coumarin, thử nghiệm hoạt tính sinh học trong in vitro theo
mô hình molecular docking model.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tổng hợp các dẫn xuất coumarin mang nhóm thế Bromo ở vị trí C-3 từ 7-
diethylamino-4-methyl coumarin thông qua phản ứng Brom hóa.
- Nghiên cứu mô hình docking phân tử để đánh giá hoạt tính kháng tế bào ung thư,
kháng khuẩn, nấm, kháng viêm, ức chế emzym α-glucosidase.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung 1: Tổng hợp dẫn xuất coumarin từ 7-diethylamino-4-methyl
coumarin.
- Cách tiếp cận: Đọc tài liệu, xây dựng qui trình thực nghiệm, tiến hành thực
nghiệm dựa trên hình, thu nhận và phân tích kết quả.
- Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Thực nghiệm dựa trên tài liệu có hiệu
chỉnh thay đổi qui trình.
- Kết quả dự kiến: Bộ dữ liệu phân tích hóa lý đúng của các cấu trúc: IR, 1HNMR,
13C-NMR và HR-MS.
3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu, đánh giá mô phỏng hoạt tính sinh học của dẫn
xuất coumarin trong in vitro.
6
- Cách tiếp cận: Đọc tài liệu, tiến hành thực nghiệm dựa trên hình, thu nhận và phân
tích kết quả.
- Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Áp dụng các gói phần mềm (tin họcy sinh): Chemoffice, Avogadro, AutoDockTools-1.5.6rc3, Discovery Studio 2021
Client, Molegro Molecular Viewer để giải thích toàn diện mối quan hệ cấu trúc hoạt
tính ligand với các dòng tế bào ung thư, kháng khuẩn, nấm, kháng viêm, ức chế
enzym α-glucosidase.
- Kết quả dự kiến: Các giá trị năng lượng tối ưu của các cấu trúc, giá trị ΔG của các
phản ứng ligand-receptor của hợp chất, hình minh họa.
4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Nội
dung Công việc thực hiện Kết quả phải đạt
Thời gian
(bắt đầu, kết thúc)
1
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng
của dumg môi, nhiệt độ, tỷ lệ
mol, xúc tác PEG-400 đến hiệu
suất của các phản ứng
Bảng kết quả,
yếu tố phù hợp
cho quá trình
tổng hợp
1.5 tháng
1
Tổng hợp 3-bromo-7-
(diethylamino)-4-methyl-2-
thioxo-2H-chromen-2-one
Sản phẩm tinh
khiết
2 tháng
3
Bộ dữ liệu Phân tích hóa lý của
dẫn xuất: IR, NMR, HR-Mass
Cấu trúc phù hợp
với dự đoán 1 tháng
3
Áp dụng các gói phần mềm công
cụ mạnh (tin học- y sinh):
Chemoffice, Avogadro,
AutoDockTools-1.5.6rc3,
Discovery Studio 2019 Client,
Molegro Molecular Viewer và
Gromacs để giải thích toàn diện
(in silico molecular docking
docking model) mối quan hệ cấu
trúc hoạt tính ligand (hợp chất
hữu cơ) và receptor (dòng tế bào
ung thư, khuẩn, nấm, kháng oxi
hóa)
Các giá trị năng
lượng tối ưu của
các cấu trúc; Giá
trị ΔG của các
phản ứng ligandreceptor của 5
cấu trúc; Hình
min họa
1.5 tháng
4 Viết luận văn nôp luận văn 1 tháng
5. Đánh giá các kết quả đã được và kết luận
Tổng hợp và nhận danh thành công dẫn xuất 3-Bromo-7-(diethylamino)-4-
methyl coumarin với nguyên liệu ban đầu là 7-(diethylamino)-4-methyl coumarin
thông qua phản ứng Brom hóa với thời gian phản ứng ngắn, nhiệt độ thấp, hiệu suất
cao (91%).
Ligand Cou-Br đã thực hiện sàng lọc ảo với các đại phân tử protein và enzyme
(receptor) của các dòng tế bào: tế bào ung thư vú, MCF-7; tế bào ung thư gan,