Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tong_hop_1_so_BT_hay_kho
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SỬ DỤNG DIỆN TÍCH
TRONG CHỨNG MINH HÌNH HỌC
Có nhiều bài toán hình học tưởng như không liên quan đến diện tích, nhưng nếu ta
sử dụng diện tích thì lại dễ dàng tìm ra lời giải của bài toán.
Bài toán 1 : Tam giác ABC có AC = 2 AB. Tia phân giác của góc A cắt BC ở D.
Chứng minh rằng DC = 2 DB.
Phân tích bài toán (h.1)
Để so sánh DC và DB, có thể so sánh diện tích hai tam giác ADC và ADB có
chung đường cao kẻ từ A. Ta so sánh được diện tích hai tam giác này vì chúng có
các đường cao kẻ từ D bằng nhau, và AC = 2 AB theo đề bài cho.
Giải : Kẻ DI vuông góc với AB, DK vuông góc với AC. Xét ΔADC và ΔADB :
các đường cao DI = DK, các đáy AC = 2 AB nên SADC = 2 SADB.
Vẫn xét hai tam giác trên có chung đường cao kẻ từ A đến BC, do SADC = 2 SADB
nên DC = 2 DB.
Giải tương tự như trên, ta chứng minh được bài toán tổng quát :
Nếu AD là phân giác của ΔABC thì DB/DC = AB/AC.
Bài toán 2 : Cho hình thang ABCD (AB // CD), các đường chéo cắt nhau tại O.
Qua O, kẻ đường thẳng song song với hai đáy, cắt các cạnh bên AC và BC theo thứ
tự tại E và F.
Chứng minh rằng OE = OF.
Giải :
Cách 1 : (h.2) Kẻ AH, BK, CM, DN vuông góc với EF. Đặt AH = BK = h1, CM =
DN = h2.
Ta có :
Từ (1), (2), (3) => :
Do đó OE = OF.
Cách 2 : (h.3) Kí hiệu như trên hình vẽ. Ta có SADC = SBDC .
Cùng trừ đi S5 được :
S1 + S2 = S3 + S4 (1)
Giả sử OE > OF thì S1 > S3 và S2 > S4 nên S1 + S2 > S3 + S4, trái với (1).
Giả sử OE < OF thì S1 < S3 và S2 < S4 nên S1 + S2 < S3 + S4, trái với (1).
Vậy OE = OF.
Bài toán 3 : Cho hình bình hành ABCD. Các điểm M, N theo thứ tự thuộc các cạnh
AB, BC sao cho AN = CM. Gọi K là giao điểm của AN và CM. Chứng minh rằng
KD là tia phân giác của góc AKC.
Giải : (h.4) Kẻ DH vuông góc với KA, DI vuông góc với KC.
Ta có :
DH . AN = 2 SADN (1)
DI . CM = 2 SCDM (2)
Ta lại có SADN = 1/2.SABCD (tam giác và hình bình hành có chung đáy AD, đường
cao tương ứng bằng nhau), SCDM = 1/2.SABCD nên SADN = SCDM (3)
Từ (1), (2), (3) => DH . AN = DI . CM.
Do AN = CM nên DH = DI. Do đó KI là tia phân giác của góc AKC.
Như vậy khi xét quan hệ giữa độ dài các đoạn thẳng, ta nên xét quan hệ giữa diện
tích các tam giác mà cạnh là các đoạn thẳng ấy. Điều đó nhiều khi giúp chúng ta đi
đến lời giải của bài toán.
Bạn hãy sử dụng diện tích để giải các bài toán sau :
1. Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M là một điểm bất kì thuộc cạnh đáy BC. Gọi
MH, MK theo thứ tự là các đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AC. Gọi BI là
đường cao của tam giác ABC. Chứng minh rằng MH + MK = BI.
Hướng dẫn : Hãy chú ý đến
SAMB + SAMC = SABC.
2. Chứng minh rằng tổng các khoảng cách từ một điểm M bất kì trong tam giác đều
ABC đến ba cạnh của tam giác không phụ thuộc vị trí của M.
Hướng dẫn : Hãy chú ý đến
SMBC + SMAC + SMAB = SABC.
3. Cho tam giác ABC cân tại A. Điểm M thuộc tia đối của tia BC. Chứng minh
rằng hiệu các khoảng cách từ điểm M đến đường thẳng AC và AB bằng đường cao
ứng với cạnh bên của tam giác ABC.
Hướng dẫn : Hãy chú ý đến
SMAC - SMAB = SABC.
4. Cho hình thang ABCD (AB // CD, AB < CD). Các đường thẳng AD và BC cắt
nhau tại O. Gọi F là trung điểm của CD, E là giao điểm của OF và AB. Chứng
minh rằng AE = EB.
Hướng dẫn : Dùng phương pháp phản chứng.
MỘT PHƯƠNG PHÁP VẼ ĐƯỜNG PHỤ
Bài toán 1 : Cho góc xOy. Trên Ox lấy hai điểm A, B và trên Oy lấy hai điểm C, D
sao cho AB = CD. Gọi M và N là trung điểm của AC và BD. Chứng minh đường
thẳng MN song song với phân giác góc xOy.
Suy luận : Vị trí đặc biệt nhất của CD là khi CD đối xứng với AB qua Oz, phân
giác góc xOy.
Gọi C1 và D1 là các điểm đối xứng của A và B qua Oz ; E và F là các giao điểm của
AC1 và BD1 với Oz. Khi đó E và F là trung điểm của AC1 và BD1, và do đó vị trí
của MN sẽ là EF. Vì vậy ta chỉ cần chứng minh MN // EF là đủ (xem hình 1).
Thật vậy, do AB = CD (gt), AB = C1D1 (tính chất đối xứng) nên CD = C1D1. Mặt
khác ME và NF là đường trung bình của các tam giác ACC1 và BDD1 nên NF //
DD1, NF = 1/2DD1 , ME // CC1 , ME = 1/2 CC1 => ME // NF và NE = 1/2 NF => tứ
giác MEFN là hình bình hành => MN // EF => đpcm.
Bài toán 1 có nhiều biến dạng” rất thú vị, sau đây là một vài biến dạng của nó, đề
nghị các bạn giải xem như những bài tập nhỏ ; sau đó hãy đề xuất những “biến
dạng” tương tự.
Bài toán 2 : Cho tam giác ABC. Trên AB và CD có hai điểm D và E chuyển động
sao cho BD = CE. Đường thẳng qua các trung điểm của BC và DE cắt AB và AC
tại I và J. Chứng minh ΔAIJ cân.
Bài toán 3 : Cho tam giác ABC, AB ≠ AC. AD và AE là phân giác trong và trung
tuyến của tam giác ABC. Đường tròn ngoại tiếp tam giác ADE cắt AB và AC tại M
và N. Gọi F là trung điểm của MN. Chứng minh AD // EF.
Trong việc giải các bài toán chứa các điểm di động, việc xét các vị trí đặc biệt càng
tỏ ra hữu ích, đặc biệt là các bài toán “tìm tập hợp điểm”.
Bài toán 4 : Cho nửa đường tròn đường kính AB cố định và một điểm C chuyển
động trên nửa đường tròn đó. Dựng hình vuông BCDE. Tìm tập hợp C, D và tâm
hình vuông.
Ta xét trường hợp hình vuông BCDE “nằm ngoài” nửa đường tròn đã cho (trường
hợp hình vuông BCDE nằm trong đường tròn đã cho được xét tương tự, đề nghị
các bạn tự làm lấy xem như bài tập).
Suy luận : Xét trường hợp C trùng với B. Khi đó hình vuông BCDE sẽ thu lại một
điểm B và các điểm I, D, E đều trùng với B, trong đó I là tâm hình vuông BCDE.
Vậy B là một điểm thuộc các tập hợp cần tìm.
Xét trường hợp C trùng với A. Dựng hình vuông BAD1E1 khi đó D trùng với D1, E
trùng với E1 và I trùng với I1 (trung điểm của cung AB ). Trước hết, ta tìm tập hợp
E. Vì B và E1 thuộc tập hợp cần tìm nên ta nghĩ ngay đến việc thử chứng minh
BEE1 không đổi. Điều này không khó vì ACB = 90o
(góc nội tiếp chắn nửa
đường tròn) và ΔBEE1 = ΔBCA (c. g. c) => BEE1 = BCA = 90o
=> E nằm trên
nửa đường tròn đường kính BE1 (1/2 đường tròn này và 1/2 đường tròn đã cho nằm
ở hai nửa mặt phẳng khác nhau với “bờ” là đường thằng BE1).
Vì DEB = E1EB = 90o
nên D nằm trên EE1 (xem hình 2)
=> ADE1 = 90o
= ABE1 => D nằm trên đường tròn đường kính AE1, nhưng
ABE1D1 là hình vuông nên đường tròn đường kính AE1 cũng là đường tròn đường
kính BD1. Chú ý rằng B và D1 là các vị trí giới hạn của tập hợp cần tìm, ta => tập
hợp D là nửa đường tròn đường kính BD1 (nửa đường tròn này và điểm A ở về hai
nửa mặt phẳng khác nhau với bờ là đường thẳng BD1).
Cuối cùng, để tìm tập hợp I, ta cần chú ý II1 là đường trung bình của ΔBDD1 nên II1
// DD1 => BII1 = 90 => tập hợp I là nửa đường tròn đường kính BI1 (đường tròn
này và A ở về hai nửa mặt phẳng khác nhau với bờ là BD1).
Để kết thúc, xin mời bạn giải bài toán sau đây :
Bài toán 5 : Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB cố định và 1 điểm C chuyển
động trên nửa đường tròn đó. Kẻ CH vuông góc với AB. Trên đoạn thẳng OC lấy
điểm M sao cho OM = CH. Tìm tập hợp M.