Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1545

Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu Âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và kinh nghiệm cho Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHÚC THIỆN

TỔN THẤT KINH TẾ THUẦN TÚY

TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU ÂU

VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TỔN THẤT KINH TẾ THUẦN TÚY

TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU ÂU

VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Việt Dũng

Học viên: Nguyễn Phúc Thiện

Lớp: Cao học Luật dân sự và Tố tụng dân sự, khóa 30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này với tiêu đề: “Tổn thất kinh tế thuần túy trong

pháp luật một số quốc gia châu Âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và

kinh nghiệm cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của cá nhân

tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Việt Dũng

nhằm đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp Thạc sĩ Luật tại trường Đại học Luật Thành phố

Hồ Chí Minh. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính

xác, tin cậy và trung thực, chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi

xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Người cam đoan

Nguyễn Phúc Thiện

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BGB Bộ luật dân sự Đức

BLDS Bộ luật dân sự

BTTH Bồi thường thiệt hại

Nghị quyết số 03

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao ngày 08 tháng 7 năm 2006 hướng

dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005

về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔN THẤT KINH TẾ THUẦN

TÚY ........................................................................................................................12

1.1. Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu Âu về

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng................................................................12

1.1.1. Khái niệm tổn thất kinh tế thuần túy .....................................................12

1.1.2. Đặc điểm của tổn thất kinh tế thuần túy................................................17

1.1.3. Vai trò của tổn thất kinh tế thuần túy....................................................18

1.2. Quan điểm của một số quốc gia châu Âu về tổn thất kinh tế thuần túy ....

............................................................................................................................20

1.2.1. Quan điểm về tổn thất kinh tế thuần túy của nhóm các quốc gia châu Âu

theo cơ chế tự do.............................................................................................21

1.2.2. Quan điểm về tổn thất kinh tế thuần túy của nhóm các quốc gia châu Âu

theo cơ chế thực dụng.....................................................................................27

1.2.3. Quan điểm về tổn thất kinh tế thuần túy của nhóm các quốc gia châu Âu

theo cơ chế bảo thủ.........................................................................................33

1.3. Sự cần thiết phải xác định tổn thất kinh tế thuần túy trong chế định bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam.....................................................43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................46

CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ TỔN THẤT KINH TẾ THUẦN TÚY TRONG

KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT

HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP .................................48

2.1. Các tổn thất mang bản chất tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật

dân sự Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..............................48

2.1.1. Tổn thất lợi nhuận.................................................................................52

2.1.2. Mất cơ hội đạt được lợi ích...................................................................55

2.1.3. Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất, giảm sút của người chăm sóc .

........................................................................................................................57

2.1.4. Chi phí cấp dưỡng ................................................................................60

2.1.5. Chi phí hợp lý cho việc mai táng...........................................................61

2.1.6. Tổn thất kinh tế thuần túy trong trường hợp ô nhiễm môi trường.........62

2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng......................................................................64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................71

KẾT LUẬN............................................................................................................72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tổn thất kinh tế thuần túy (pure economic loss) là một trong những vấn đề

pháp lý được thảo luận và gây tranh cãi ở châu Âu ngày nay, đặt ra những câu hỏi

phức tạp ảnh hưởng đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách

nhiệm pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể mở rộng đến mức nào

mà không tạo ra gánh nặng quá mức cho hoạt động cá nhân? Và liệu có cốt lõi

chung của các nguyên tắc, chính sách và quy tắc điều chỉnh trách nhiệm pháp lý đối

với tổn thất kinh tế thuần túy ở châu Âu không?

Trong thực tiễn tư pháp quốc tế, tòa án tại một số quốc gia châu Âu đã có

những nỗ lực làm rõ giới hạn cũng như cách thức để áp đặt trách nhiệm đối với tổn

thất kinh tế thuần túy, làm rõ “vùng xám” tồn tại giữa tổn thất kinh tế thuần túy và

tổn thất kinh tế do hậu quả (consequential economic loss), những tổn thất kinh tế

thuần túy nào có thể phục hồi và không thể phục hồi,… nhằm giải quyết những

quan điểm khác nhau về khả năng yêu cầu bồi thường đối với các trường hợp tổn

thất kinh tế thuần túy.

Tại Việt Nam, Bộ luật dân sự có thể xem là đạo luật gốc trong hệ thống luật

tư. Các chế định trong Bộ luật dân sự trước tiên phải quy định rộng hết những vấn

đề cơ bản trong lĩnh vực dân sự, trong đó bao gồm chế định bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng. Theo tiến trình lịch sử phát triển của chế định bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng, các khoản bồi thường thiệt hại ngày càng được mở rộng. Thiệt hại

giờ đây không chỉ còn là thiệt hại trực tiếp mà còn bao gồm thiệt hại gián tiếp, tổn

thất kinh tế thuần túy và tổn thất về tinh thần. Theo đó, nhóm các quy định về xác

định thiệt hại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chế định bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng. Các quy định về xác định thiệt hại của Việt Nam hiện nay không

bóc tách được từng loại chi phí bồi thường cũng như chưa đưa ra được công thức

tính mức bồi thường hợp lý. Chi phí bồi thường thiệt hại chưa đảm bảo nguyên tắc

bồi thường toàn bộ, do đó chưa đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa các đương sự.

Ngoài ra, nó còn gây trở ngại cho hoạt động giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác.

Vì vậy, việc nghiên cứu quy định về “tổn thất kinh tế thuần túy” có ý nghĩa

quan trọng trong việc hoàn thiện vấn đề xác định thiệt hại trong chế định bồi thường

2

thiệt hại ngoài hợp đồng tại Việt Nam, loại bỏ các tổn thất nhân danh tổn thất kinh

tế thuần túy nhằm tạo ra tính công bằng trong việc bồi thường thiệt hại và đảm bảo

nguyên tắc bồi thường toàn bộ được Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận.

Chính vì những lý do trên, tôi tâm huyết chọn đề tài “Tổn thất kinh tế thuần

túy trong pháp luật một số quốc gia châu Âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

và kinh nghiệm cho Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

(i) Tình hình nghiên cứu trong nước

Tổn thất kinh tế thuần túy là một vấn đề mới mẻ và không được giới học thuật

Việt Nam bàn luận nhiều; qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu của tác giả thì dường

như hiện nước ta chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu đầy đủ tập trung về tổn thất

kinh tế thuần túy. Tuy nhiên, các vấn đề khác liên quan đến chế định bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam có số lượng công trình nghiên

cứu đồ sộ, Luận văn này nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu phù hợp với mục đích

nghiên cứu đặt ra, có thể kể đến các tài liệu như sau:

1. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật

về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tái bản lần thứ nhất, có sửa

đổi và bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Giáo trình này tập trung

làm rõ nét các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại chương V (Các

quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) và chương VI

(Các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể). Đây là tài liệu cung cấp cái nhìn tổng

quan trong pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, căn cứ phát

sinh, các nguyên tắc bồi thường, các thiệt hại được bồi thường,… Bằng cách tiếp

cận với mục đích riêng của Luận văn này, các nội dung cơ bản trong giáo trình là

điểm khởi đầu quan trọng để nghiên cứu sâu hơn các loại thiệt hại được bồi thường

trong pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

2. Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học bộ luật dân

sự năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công an nhân

dân: Cuốn sách này đã tập trung phân tích làm rõ nội dung của từng điều luật, bình

luận các nội dung tích cực và phù hợp với thực tiễn thực hiện và áp dụng các quy

định của Bộ luật dân sự năm 2015, phát hiện những nội dung còn hạn chế, chồng

chéo, trùng lặp, thiếu khuyết từ đó có định hướng hoàn thiện. Luận văn này dành

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!