Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương tây chống giai cấp phong kiến trong buổi đầu cận đại thế kỷ xvi – thế kỷ xviii.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------
LƯU THỊ VÂN
Tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai
cấp tư sản phương Tây chống giai cấp
phong kiến trong buổi đầu cận đại thế kỷ
XVI – thế kỷ XVIII
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào thế kỷ VIII-VI TCN, tồn tại nhà nước đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Từ
đây, con người bước những bước tiến dài trong quá trình tồn tại và phát triển của
mình, những hình thái nhà nước thay nhau ra đời và tồn tại từ nhà nước chiếm hữu
nô lệ đến nhà nước phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa. Hình thái nhà nước ra
đời sau ít nhiều mang tính tiến bộ hơn nhà nước bị thay thế, đó là quy luật tất yếu
của xã hội.
Trong bước tiến của mình, chúng ta không thể không nói đến chế độ phong
kiến, hình thái kinh tế xã hội có thể nói là tồn tại lâu nhất và khá phổ biển trong
lịch sử loài người tính đến giai đoạn hiện nay. Lịch sử của chế độ phong kiến nằm
trong giai đoạn lịch sử trung đại theo cách phân kỳ của các nhà sử học Mácxit.
Mặc dù giữa phương Tây và Phương Đông thời gian có sự chênh lệch nhưng
không nằm ngoài nội dung trên.
Lịch sử trung đại phương Tây là lịch sử chế độ phong kiến trên phạm vi toàn
châu Âu, trong đó chế độ phong kiến Tây Âu xuất hiện và tan rã sớm hơn nhiều
so với các khu vực khác, sự tan rã của chế độ phong kiến Tây Âu được đánh dấu
bằng cuộc cách mạng tư sản Netherland bùng nổ vào thế kỷ XVI(1556). Kế tiếp
nó là cơn bão táp cách mạng liên tiếp nổ ra ở nhiều nước như Anh, Pháp, Ý, …
giành được thắng lợi, bước đầu đã xác lập một hình thái kinh tế xã hội mới,
phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn chế độ phong kiến.
Chế độ phong kiến phương Tây có cơ sở tồn tại vững chắc hàng trăm năm với
sự câu kết chặt chẽ gữa thế lực phong kiến cùng Giáo hội Thiên chúa và Giáo
hoàng La Mã tạo thành vỏ bọc kìm kẹp xã hội, đi ngược lại sự phát triển tất yếu
của nó. Xã hội phương Tây lúc này đứng trước những mâu thuẫn giai cấp và mâu
thuẫn xã hội không thể dung hòa. Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế,
có tư tưởng tiến bộ nhưng lại bị Giáo hội và thế lực phong kiến kìm kẹp, không có
thế lực chính trị. Và tất nhiên là họ không chấp nhận thực tế đó và muốn cải tạo
xã hội. Về phía quần chúng nhân dân, họ bị Giáo hội và thế lực phong kiến bóc lột
đến cùng cực nên họ cùng có chung kẻ thù với giai cấp tư sản. Trong một chừng
3
mực nào đó, giai cấp tư sản vả quần chúng nhân dân cùng đứng trên một chiến
tuyến trong cuộc chiến chống phong kiến. Bên cạnh đó xã hội phương Tây lúc này
cũng có một mâu thuẫn nữa đó là mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân
Netherland với giai cấp thống trị ngoại lai Tây Ban Nha.
Đứng trước những mâu thuẫn không thể dung hòa đó, đấu tranh để cải biến xã
hội là quy luật tất yếu khách quan, và cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản đã nổ ra.
“Sau lưng tư sản là một đội quân hùng hậu nông dân, thợ thủ công, thị dân,
những lực lượng đông đảo nhất trong xã hội sẵn sàng chiến đấu dưới ngọn cờ tư
sản để lật đổ chế độ phong kiến” [20; 50].
Những cuộc đấu tranh đầu tiên đã diễn ra trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng thể
hiện qua phong trào văn hóa Phục hưng và phong trào cải cách tôn giáo, đây là hai
đòn đánh đầu tiên của giai cấp tư sản vào thế lực phong kiến và Giáo hội. Nó là sự
chuẩn bị về tư tưởng cho cuộc đấu tranh trực diện của giai cấp tư sản lật đổ chế độ
phong kiến mở ra thời kỳ cận đại cho lịch sử thế giới.
Để tập hợp lực lượng và đoàn kết quần chúng nhân dân trong cuộc chiến này,
giai cấp tư sản đã sử dụng thứ vũ khí sắc bén đó chính là tôn giáo và đã giành
được những thắng lợi nhất định. Tuy cách mạng chưa giải quyết triệt để những
mâu thuẫn trong xã hội nhưng bước đầu đã xác lập phương thức sản xuất mới tiến
bộ hơn phương thức sản xuất phong kiến.
Vì vậy, đề tài này về mặt lý luận, chúng tôi muốn làm làm rõ vấn đề: tôn giáo
trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản. Từ đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu
sâu hơn về các cuộc cách mạng tư sản ở buổi đầu cận đại, là một phần quan trọng
của lịch sử thế giới cận đại.
Về thực tiễn đề tài “Tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương
Tây chống giai cấp phong kiến trong buổi đầu cận đại (thế kỷ XVI – thế kỷ
XVIII)”, là đề tài trên lĩnh vực khoa học cơ bản. Vì vậy nó không chỉ có ý nghĩa
về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, cung cấp thêm những kiến
thức ngoài giáo trình, tạo điều kiện để hiểu sâu sắc hơn lịch sử thế giới. Hơn nữa
nghiên cứu khoa học là việc làm cần thiết đối với mỗi sinh viên, đặc biệt là sinh
4
viên sư phạm, nó giúp sinh viên hiểu sâu vấn đề, cung cấp thêm kiến thức phục vụ
học tập và giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài này thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, quan trọng trong chương trình lịch
sử thế giới cận đại, đặc biệt là nằm trong chuyên đề “Các cuộc cách mạng tư sản
cận đại” nên đã có một số tác giả nghiên cứu về học phần này hoặc có đề cập đến
những lĩnh vực, khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu chỉ
mới khái quát chung về các cuộc cách mạng tư sản mà chưa cụ thể đi sâu về công
cụ tôn giáo trong một số cuộc cách mạng tư sản buổi đầu cận đại. Ví dụ như:
Cuốn “Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại” của Nguyễn Văn Tân, trong
đó tác giả nghiên cứu về các cuộc cách mạng tư sản nhưng chưa đi sâu nghiên cứu
vấn đề tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản.
Trong đề tài của T.S Cao Văn Liên đăng trên tạp chí nghiên cứu châu Âu số 9
có tên “Lịch sử cổ trung đại châu Âu những nét đặc thù”, tác giả trình bày khá cụ
thể sự suy yếu của chế độ phong Tây Âu và cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa
tư tưởng trong đó có tôn giáo của giai cấp tư sản trước khi tiến hành cách mạng tư
sản nhưng chưa nghiên cứu về việc sử dụng tôn giáo khi cách mạng nổ ra.
Ph.Ăngghen trong lời tựa tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ
không tưởng đến khoa học” đã đề cập đến cuộc đấu tranh chống Giáo hội Thiên
chúa và thế lực phong kiến của giai cấp tư sản nhưng cũng chưa nghiên cứu một
cách toàn diện và cụ thể về tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản buổi
đầu cận đại.
Như vậy, chưa có một cuốn sách hay công trình nghiên cứu nào chuyên biệt về
vấn đề “Tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương Tây chống giai
cấp phong kiến trong buổi đầu cận đại (thế kỷ XVI - thế kỷ XVIII)”. Các cuốn
sách chỉ mới trình bày những khía cạnh khác nhau của các cuộc cách mạng tư sản
mà chưa đi sâu vào vấn đề sử dụng công cụ tôn giáo trong cuộc đấu tranh này.
Tuy nhiên những tác phẩm trên là nguồn tài liệu cần thiết, bổ ích giúp tôi tham
khảo để hoàn thành đề tài này.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương Tây là một bộ phận của cuộc đấu
tranh của giai cấp tư sản thế giới nhằm thiết lập phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Đó là cuộc đấu tranh cho sự tiến bộ của văn minh nhân loại.
Vì vậy để hiểu rõ hơn vai trò của tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư
sản, tôi chọn vấn đề “Tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương
Tây chống giai cấp phong kiến trong buổi đầu cận đại thế kỷ XVI – thế kỷ XVIII”
làm đối tượng nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII
Về không gian: đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản
ở một số nước phương Tây tiêu biểu như Netherland, Anh,…
3.3. Mục đích
- Mục đích: Tìm hiểu vấn đề tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản
phương Tây chông giai cấp phong kiến trong buổi đầu cận đại từ giữa thế kỷ XVI
đến đầu thế kỷ XVIII. Qua đó hiểu sâu sắc hơn về cuộc đấu tranh của giai cấp tư
sản phương Tây nói riêng và giai cấp tư sản nói chung.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản ở một số nước phương Tây(thế kỷ
XVI –thế kỷ XVIII) từ đó giải quyết vai trò của tôn giáo trong cuộc đấu tranh đó.
Cụ thể:
- Bối cảnh của xã hội phương Tây thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, đây là những cơ xở
đầu tiên để giai cấp tư sản tiến hành đấu tranh chống phong kiến và giáo hội.
- Trong buổi đầu đấu tranh, giai cấp tư sản đã sử dụng tôn giáo trong các cuộc
cách mạng tư sản.
- Rút ra mọt số nhận xét, đánh giá chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
Trước hết là phương pháp lịch sử để tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng trong
hoàn cảnh cụ thể nhất định.