Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tóm tắt quá trình xây dựng Hiến pháp Mỹ potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tóm tắt quá trình xây dựng Hiến pháp Mỹ
“Liệu có phải cuộc sống quá đáng yêu và hòa bình quá ngọt ngào tới mức
phải mua bằng xiềng xích và nô lệ không? Ơn Chúa tối cao, hãy đừng bao
giờ như vậy. Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào.
Nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hay là chết”.
Bài phát biểu của Patrick Henry, tại Đại hội tiểu bang Virgina, Ngày 23
tháng Ba năm 1775.
Hội nghị Lập hiến
Thứ Sáu, ngày 25 tháng Năm năm 1787, một lớp đất mới được trải lên con
đường rải sỏi phía trước tòa nhà Hạ viện tiểu bang Pennsylvania, trên đường
Chestnut , giúp những người đàn ông đang họp bên trong tránh khỏi những
tiếng ồn ào của những chiếc xe ngựa chạy bên ngoài. Lính gác đứng ở cửa
ngăn không cho những đám đông tò mò vào bên trong và giữ họ ở một
khoảng cách xa.
Đây là những đại biểu tham dự Hội nghị Liên bang, được các tiểu bang cử
đến với nhiệm vụ sửa đổi những thiếu sót của chính quyền đương thời. Hội
nghị dự định khai mạc từ ngày 14 tháng Năm, nhưng lúc đó chỉ có mặt các
đại biểu của tiểu bang Virginia và Pennsylvania, nên buộc phải hoãn lại.
Trong ngày đầu khai mạc Robert Morris, đại biểu tiểu bang Pennsylvania,
nhà "tài chính" của cuộc Cách mạng Mỹ, đã mở đầu Hội nghị bằng việc đề
cử Tướng George Washington cho chức Chủ tịch Hội nghị Lập hiến. Phiếu
bầu hoàn toàn nhất trí. Với sự nghiêm trang và khiêm tốn, vị Tổng tư lệnh đã
thể hiện sự bối rối của mình trong việc làm chủ tọa một Hội nghị trang trọng
như vậy và xin lỗi nếu có bất kỳ sai sót nào mà ông có thể mắc phải trong
quá trình thảo luận kỹ lưỡng này.
Nhiều tháng trước đó, đau ốm vì căn bệnh thấp khớp, chán nản vì cái chết
của người anh trai, mải mê với cuộc sống yên bình ở khu trang trại Mount
Vernon và nghi ngờ sự thành công của Hội nghị cũng như nghĩ rằng nhiều
nhân vật nổi tiếng sẽ vắng mặt, Washington luôn trì hoãn việc nhận lời mời
tham dự. Nhưng rồi bực bội với nguy cơ trong việc trao uy tín của ông cho
một cuộc họp mà rồi có thể phải thất bại và khả năng công chúng sẽ đánh giá
sự tham dự miễn cưỡng của ông với con mắt hoài nghi, viên tướng cuối
cùng đã chấp nhận công việc này.
Nhiều đại biểu tham dự cuộc họp, đặc biệt là James Madison, đại biểu trẻ
trung mới 36 tuổi của Virginia, cảm thấy rất hài lòng, vì chỉ riêng sự có mặt
của viên tướng Tổng tư lệnh Washington, cùng với uy tín to lớn của ông
cũng đủ để mang lại một không khí trang nghiêm và bảo đảm sự thành công
cho Hội nghị.
Cùng ngày 25 tháng Năm, theo đề nghị của C. Pinckney, Hội nghị cũng bổ
nhiệm Thiếu tá William Jackson của tiểu bang Nam Caroline, làm Thư ký,
với nhiệm vụ ghi chép lại mọi ý kiến trong quá trình thảo luận, đồng thời
cũng bổ nhiệm một ủy ban gồm Wythe, Hamilton và C. Pinckney có nhiệm
vụ soạn thảo những qui tắc cho Hội nghị.
Những buổi họp của Hội nghị được tổ chức kín và không có phóng viên hay
khách mời nào được phép tham dự. Mặc dù nhiều thành viên với bản chất ba
hoa và lắm lời, thường bị kích động trong các quán rượu hay trên đường
phố, thì hầu hết mọi đại biểu đều giữ được bí mật một cách ngạc nhiên.
Ðối với những người hoài nghi về Hội nghị, việc giữ bí mật đó càng làm
tăng mối lo âu của họ. Từ Paris, Thomas Jefferson đã viết cho John Adams:
"Tôi cảm thấy tiếc là họ đã bắt đầu các cuộc tranh luận bằng một quyết định
thật tồi tệ là đóng chặt miệng lưỡi của tất cả mọi người". Nhưng sau này, đại
biểu Luther Martin của tiểu bang Maryland đã phán xét rằng sứ mạng ở
Philadelphia cần một môi trường hoàn toàn yên tĩnh.
Mặc dù viên thư ký Hội nghị là Jackson đã ghi chép lại nội dung các cuộc
họp, nhưng bản ghi chép đầy đủ nhất lại chính là nhờ công sức của James
Madison. Hết ngày này sang ngày khác, người đàn ông đến từ Virginia này
đã ngồi ngay hàng đầu tiên của phòng họp, ghi chép lại tất cả các cuộc tranh
luận, không để lỡ bất cứ một ngày nào, hoặc một bài phát biểu quan trọng
nào. Sau này, Madison kể lại rằng việc tự giam mình trong cái sảnh nóng
bức và ngột ngạt đó suốt mùa hè ở Philadelphia suýt nữa đã giết chết ông.
Các điều khoản Hợp bang
Hội nghị Lập hiến được triệu tập trong một bối cảnh được coi là giai đoạn
sống còn trong lịch sử nước Mỹ. Những người dân Mỹ vừa trải qua một
cuộc chiến tranh dài, cam go và tàn phá, chỉ vừa mới bắt đầu giai đoạn phục
hồi kinh tế từ đống đổ nát.
Nền kinh tế trong thời kỳ thương mại bình thường với nước Anh và vùng
Tây Ấn (các hòn đảo vùng vịnh Caribê) giờ đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng
do việc tách khỏi Vương quốc Anh. Ðó là một nền kinh tế "dị dạng": tiền
giấy có ở khắp mọi nơi gây lạm phát kinh khủng. Các bằng chứng khác cho
thấy chủ nghĩa dân tuý đang hồi sinh mà ví dụ điển hình là cuộc nổi loạn của
một nhóm nông dân trang bị vũ khí.
Những kích động chính trị do những khẩu hiệu từ thời chiến như "bình đẳng
và quyền của mọi người" đã trở nên không thể kiểm soát được. Tư tưởng
phe cánh, bè phái và chủ nghĩa địa phương đang là lời cảnh báo đối với
Madison và nhiều người khác. Thái độ thù địch đối với chính quyền mà biểu
hiện là sự chống đối thuế khóa có ở tất cả mọi tầng lớp. Trong tâm trí nhiều
người, cuộc sống, sự tự do và thịnh vượng không hề được đảm bảo.
Ðối mặt với những khó khăn này, chính quyền Mỹ cố gắng vận hành theo
Hiến pháp đương thời là Các điều khoản Hợp bang, được phê duyệt năm
1781. Thứ hiến pháp mà Hamilton, chính trị gia xuất sắc thuộc thế hệ thứ hai
của cuộc Cách mạng Mỹ, sau này trở thành một trong những kiến trúc sư
cho hệ thống chính quyền và kinh tế Mỹ, gọi là "một sự khờ dại". 13 tiểu
bang thuộc địa tập hợp trong một thể chế hợp bang lỏng lẻo khi chỉ có một
cơ quan chính quyền duy nhất là Quốc hội Hợp bang điều hành mọi vấn đề
của đất nước.
Chính phủ Hợp bang khi đó không điều hành trực tiếp với người dân mà
thông qua trung gian là các chính quyền tiểu bang . Không có nhánh hành