Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tóm tắt phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế
MIỄN PHÍ
Số trang
25
Kích thước
278.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1122

tóm tắt phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, dưới tác động và sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía Chính

phủ, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhà nước, đã từng bước tăng

trưởng và thích nghi dần với môi trường cạnh tranh của cơ chế kinh tế thị trường,

tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có quy mô nhỏ, hiệu quả sản

xuất kinh doanh còn thấp, năng lực cạnh tranh yếu, kể cả các doanh nghiệp nhà

nước đã nhận được nhiều ưu đãi nhất từ các chính sách của Chính phủ. Trước tình

hình đó, Chính phủ đã có chủ trương thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước quy

mô lớn của Việt Nam nhằm mục tiêu để các tập đoàn trở thành các đầu tàu dẫn dắt

thị trường, giúp Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ kinh tế – xã hội đã hoạch

định. Việc thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế đến nay vẫn chưa có sự tổng kết

đánh giá những mặt được và chưa được của các tập đoàn, nhất là trong thời gian vừa

qua, các tập đoàn không tập trung vào những lĩnh vực sản xuất chủ yếu mà mình có

thế mạnh, lại đầu tư vốn sang những lĩnh vực mới mà mình chưa có kinh nghiệm

kinh doanh như tài chính, chứng khoán, ngân hàng....đã gây bức xúc trong dư luận

xã hội.

Sở dĩ xảy ra điều đó bởi vì việc nghiên cứu làm rõ sự cần thiết khách quan

thành lập các tập đoàn kinh tế chưa thực sự được quan tâm đúng mức của các

ngành, các cấp, mà chủ yếu việc thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam diễn ra

có tính chất phong trào và mang tính chất chủ quan. Xuất phát từ những lý do đó, tôi

đã chọn đề tài “PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ” làm luận án tiến sỹ kinh tế của

mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Hiện nay đã có một số công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về tập đoàn

kinh tế như:

-“Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” do PGS. TS

Nguyễn Đình Phan làm chủ biên, NXB Chính trị quốc gia năm 1996.

2

-“Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020” của nhóm tác

giả do Phạm Quang Trung chủ biên xuất bản năm 2013.

-“Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua hệ số ICOR”, của tác giả

Bùi Trinh (2009).

- “Báo cáo về thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước”, của nhóm tác giả

Trần Tiến Cường, Nguyễn Cảnh Nam (2011), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý

Trung ương.

Nhìn chung, ngoài công trình của nhóm tác giả do Phạm Quang Trung chủ

biên và bảng báo cáo thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước của nhóm Trần

Tiến Cường và Nguyễn Cảnh Nam có phân tích sơ bộ về tình hình thực tế hoạt động

của các tập đoàn kinh tế nhà nước, còn các công trình nghiên cứu khác đã liệt kê ở

trên chỉ tập trung nghiên cứu về khía cạnh lý thuyết của mô hình tập đoàn kinh tế.

Trong thực tế, qua những năm thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước

trên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty nhà nước đã bộc lộ nhiều vấn đề về lý luận và

thực tiễn của mô hình tập đoàn kinh tế cần phải giải quyết như: Sự cần thiết tồn tại

và phát triển mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, vị trí vai trò của các tập đoàn kinh

tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, tính kinh tế và phi kinh tế của mô hình tập

đoàn, các mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước hiệu quả, con đường hình thành và

phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tiêu chí thành lập và đánh giá hiệu quả

của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước....cần phải tập trung nghiên cứu nhằm có

những giải pháp phù hợp cho sự phát triển mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước tại

Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Đây cũng là những

câu hỏi nghiên cứu cho luận án này phải giải quyết.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục tiêu của đề tài

Đề tài luận án nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

Thứ nhất, trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về sự hình thành tập đoàn kinh

tế. Kinh nghiệm về sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế trên thế giới cho

Việt Nam. Sự cần thiết hình thành và phát triển các tập đoành kinh tế nhà nước ở

Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!