Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tóm tắt luận án đảm bảo nhu cầu năng lượng dầu khí cho sự tăng trưởng kinh tế việt nam trong tiến
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Năng lượng nói chung và năng lượng dầu khí nói riêng là nhân tố
rất quan trọng đóng góp cho sự phát triển bền vững đối với mọi quốc gia.
Ngày nay để đảm bảo cung cầu của bất kỳ một loại hàng hóa nào đó kể cả
năng lượng, hầu hết các quốc gia đều thông qua hoạt động của thị trường.
Vì tính quan trọng và thiết yếu của dầu khí, nên vấn đề cung cầu của nó
luôn được sự quan tâm và chi phối của các chính phủ trên thế giới.
Sau hơn hai thập niên song hành cùng tăng trưởng kinh tế, lượng
dầu khí được sử dụng ở Việt Nam không ngừng tăng nhanh và xu hướng
này được dự báo sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới. Từ khi chuyển đổi mô
hình kinh tế vào đầu thập niên 90, Việt Nam luôn giữ được mức tăng
trưởng kinh tế cao, nhưng không mang tính bền vững. Giá dầu thô thế giới
hiện nay luôn có xu hướng tăng cao, theo dự báo của IEA giá dầu thô sẽ
tăng lên 215 USD/ thùng vào năm 2035 (năm 2011 chỉ là 125 USD/ thùng).
Trong khi đó nguồn cung dầu khí thế giới ngày nay thường xuyên bị đe dọa
vì những nguyên nhân sau: tài nguyên này đang dần cạn kiệt; sự độc quyền
của OPEC và các công ty dầu khí đa quốc gia; bất ổn về địa chính trị tại các
nơi có trữ lượng dầu khí cao v.v… Trong bối cảnh hội nhập sâu vào kinh tế
thế giới, thì những khó khăn mang tính toàn cầu sẽ tác động càng mạnh mẽ
đến kinh tế trong nước đặc biệt là ngành dầu khí, lĩnh vực mà hàng năm
Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2/3 lượng xăng dầu và khí sử dụng (trước
năm 2009 là gần 100%). Việt Nam là một quốc gia có trữ lượng dầu khí
thuộc loại khá, nhưng các mỏ có trữ lượng lớn khai thác mạnh trước đây
nay dần cạn kiệt, trong khi các mỏ mới phát hiện lại khó khai thác vì vấn đề
tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Trong khi đó việc sử dụng năng lượng
nói chung và dầu khí nói riêng ở Việt Nam còn rất lãng phí và kém hiệu
2
quả. Nếu thực trạng cung cầu dầu khí nêu trên vẫn tiếp diễn, thì nguy cơ
thiếu hụt năng lượng dầu khí để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam sẽ sớm thành hiện thực ! Vì những lý do nêu trên, tác giả chọn
đề tài “Đảm bảo nhu cầu năng lượng dầu khí cho sự tăng trưởng kinh tế
Việt Nam, trong tiến trình hội nhập quốc tế ” làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Từ cách đặt vấn đề, các câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:
1. Ước lượng các hệ số co giãn cầu dầu khí nói chung và một số sản phẩm
quan trọng (xăng, dầu DO và dầu FO) ở Việt Nam theo thu nhập bình
quân đầu người và giá dầu khí thế giới ? Dự báo nhu cầu sử dụng dầu
khí ở Việt Nam đến năm 2030 ? Ước lượng hệ số co giãn cung dầu khí
ở Việt Nam theo giá dầu khí thế giới ?
2. Thực trạng cung cầu dầu khí ở Việt Nam hiện nay ? Khả năng sản xuất
dầu khí của Việt Nam có đảm bảo cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế từ
nay đến năm 2030 ?
3. Những mục tiêu và giải pháp cần thực hiện để đảm bảo cung cầu năng
lượng dầu khí cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu cung và cầu năng lượng dầu khí và
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: không gian nghiên cứu của luận
án là toàn bộ nền kinh tế Việt Nam và thời gian nghiên cứu từ đầu thập
niên 90 thế kỷ trước đến năm 2013. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu đến
dầu khí và một phần về nhiên liệu sinh học (trong vai trò nhiên liệu thay thế
dầu khí), mà không nghiên cứu sâu vào các nguồn năng lượng khác.
4. Những điểm mới và ý nghĩa của luận án