Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo luật hình sự Việt Nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG THỊ BÍCH THƯ
TỘI VI PHẠM CÁC QUY ðỊNH VỀ KHAI THÁC
VÀ BẢO VỆ RỪNG THEO LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP.HCM, NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG THỊ BÍCH THƯ
TỘI VI PHẠM CÁC QUY ðỊNH VỀ KHAI THÁC
VÀ BẢO VỆ RỪNG THEO LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự.
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Thế Hòe
TP.HCM, NĂM 2012
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan Luận văn với ñề tài “Tội vi phạm các quy ñịnh về khai
thác và bảo vệ rừng theo Luật Hình sự Việt Nam” này là công trình do chính tôi
nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sỹ Hồ Thế Hòe. Các
tài liệu tham khảo ñều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; các số liệu, thông tin sử dụng
trong luận văn này là trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam ñoan của mình.
Tác giả
Trương Thị Bích Thư
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự
TTLT : Thông tư liên tịch
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TNHS : Trách nhiệm hình sự
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1: Số liệu xử lý hành chính và hình sự ñối với hành vi vi phạm các quy
ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng từ năm 2007-2011 tại tỉnh Gia Lai (Tổng hợp
nguồn số liệu thống kê từ Chi cục Kiểm lâm và Cơ quan Cảnh sát ñiều tra - Công an
tỉnh Gia lai).
Bảng 2: Số liệu xử lý hành chính và hình sự ñối với hành vi vi phạm các quy
ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng từ năm 2007-2011 tại tỉnh ðăk Lăk (Tổng hợp
nguồn số liệu thống kê từ Chi cục Kiểm lâm và Cơ quan Cảnh sát ñiều tra - Công an
tỉnh ðăk Lăk).
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ðẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ðỊNH VỀ
KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG ...................................................................................... 6
1.1. Lịch sử lập pháp hình sự về tội vi phạm các quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng ........... 6
1.2. Khái niệm tội vi phạm các quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng và ý nghĩa của việc
quy ñịnh tội phạm này trong Luật Hình sự Việt Nam ............................................................ 15
1.3. Tội vi phạm các quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng trong pháp luật hình sự của một
số nước trên thế giới ............................................................................................................. 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2. QUY ðỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI VI PHẠM
CÁC QUY ðỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG ................................................ 28
2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm các quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng ................... 28
2.2. Phân biệt tội vi phạm các quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng với một số tội phạm
khác có dấu hiệu tương ñồng trong Bộ luật hình sự năm 1999 .............................................. 35
2.3. Hình phạt ....................................................................................................................... 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 48
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN KHỞI TỐ, ðIỀU TRA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN,
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY
ðỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG .................................................................. 49
3.1. Thực tiễn khởi tố, ñiều tra tội vi phạm các quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng tại
tỉnh Gia Lai và ðăk Lăk ....................................................................................................... 49
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng Luật Hình sự về tội vi phạm
các quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng .............................................................................. 58
3.3. Kiến nghị hướng hoàn thiện và giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng Luật Hình
sự về tội vi phạm các quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng .................................................. 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 73
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 75
1
PHẦN MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cương lĩnh xây dựng ñất nước trong thời kỳ quá ñộ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) của ðảng Cộng sản Việt Nam nhận ñịnh: “Nhân dân thế
giới ñang ñứng trước những vấn ñề toàn cầu cấp bách có liên quan ñến vận mệnh
loài người. ðó là… bảo vệ môi trường và ứng phó với biến ñổi khí hậu toàn
cầu…”(1). Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương ðảng khóa X về các văn kiện
ðại hội XI của ðảng xác ñịnh một trong tám phương hướng cơ bản ñể thực hiện
mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá ñộ ở nước ta là “ñẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện ñại hóa ñất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi
trường”(2). Báo cáo cũng khẳng ñịnh: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát,
ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát
triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch…”(3)
.
Nhận thức ñược tầm quan trọng của rừng ñối với sự phát triển bền vững của
quốc gia và trước tình trạng rừng ngày càng bị xâm hại nghiêm trọng, thời gian qua,
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ñã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ
rừng, trong ñó có việc sử dụng biện pháp hình sự. Một trong các hành vi mà các nhà
lập pháp hình sự Việt Nam tội phạm hóa và hình sự hóa là hành vi vi phạm các quy
ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn,
việc áp dụng các quy ñịnh của pháp luật hình sự về tội phạm này tại một số ñịa
phương còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Thực tế, tình hình tội phạm vi phạm các
quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng vẫn diễn ra ngày càng phức tạp với những thủ
ñoạn tinh vi và hậu quả tội phạm gây ra hết sức nặng nề. ðặc biệt trong thời gian
gần ñây, tình trạng xâm hại rừng càng trở nên nghiêm trọng và có chiều hướng gia
tăng do nhu cầu về gỗ và lâm sản ngày càng lớn, lợi nhuận tăng cao, kích thích lòng
tham của một số ñối tượng ñầu nậu. Chúng ñã bất chấp mọi thủ ñoạn, cấu kết với
người dân sống gần khu vực rừng tiến hành khai thác, mua bán, vận chuyển trái
(1) ðảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng ñất nước trong thời kỳ quá ñộ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) - Văn kiện ðại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.
69.
(2) ðảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện ðại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr. 26.
(3) ðảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện ðại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr. 42-43.
2
phép lâm sản và ñộng vật quý hiếm ñể thu lợi bất chính, khiến tình hình khai thác
rừng trái phép càng “nóng” lên.
Thiệt hại do tội phạm vi phạm các quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng gây
ra ảnh hưởng xấu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Về kinh tế, làm thất thoát lượng
lâm sản ñáng kể, vì thế gây thiệt hại lớn cho nguồn thu nhập quốc dân; xâm phạm
các quy ñịnh của Nhà nước về trật tự quản lý kinh tế, gây thiệt hại, ñe dọa gây thiệt
hại lợi ích của Nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Về an
ninh quốc phòng, làm ảnh hưởng ñến thế trận phòng thủ ñất nước. Về môi trường,
hành vi phạm tội vi phạm các quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng là một trong
những nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng ngày càng giảm diện tích rừng ở
nước ta, ñẩy nhiều loài ñộng vật ñi ñến tuyệt chủng, làm mất cân bằng sinh thái, ảnh
hưởng nghiêm trọng ñến môi trường, gây ra nhiều tác hại như hạn hán, lũ lụt, mưa
gió, vì vậy, ảnh hưởng tiêu cực ñến ñời sống kinh tế, văn hoá xã hội của nhân dân.
Trên mặt trận ñấu tranh với tội phạm này, các lực lượng chức năng phải ñối
mặt với nhiều khó khăn bởi hoạt ñộng của bọn tội phạm ngày càng tinh vi, xảo
quyệt. Trước những khó khăn, các lực lượng chức năng ñã phối hợp chặt chẽ và ñã
phát hiện, bắt giữ, lập hồ sơ, ñồng thời phối hợp ñiều tra, xác minh, xử lý nhiều vụ
vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, tỉ lệ truy tố, xét xử ñối
với tội phạm vi phạm các quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng là không cao, thậm
chí ở một số ñịa phương có diện tích rừng ñáng kể, tỉ lệ này là rất thấp. Các ñối
tượng vi phạm hầu như chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, bởi ña số các trường hợp
sau khi khởi tố vụ án ñều bị ñình chỉ ñiều tra (trong ñó, có nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan khác nhau), sau ñó, hồ sơ ñược chuyển ñến cơ quan có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính. Một trong những nguyên nhân quan trọng của
tình trạng này là tội vi phạm các quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng theo Bộ luật
hình sự năm 1999 (sửa ñổi, bổ sung năm 2009) chưa ñược quy ñịnh một cách phù
hợp ñể phát huy tác dụng thật sự trong ñấu tranh với tội phạm này, tạo ñiều kiện sót
lọt tội phạm.
Tình hình tội phạm về môi trường nói chung và tội vi phạm các quy ñịnh về
khai thác và bảo vệ rừng nói riêng trên ñây ñòi hỏi phải nhận diện ñầy ñủ và xây
dựng, thực hiện hệ thống giải pháp ñồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác ñấu
tranh phòng, chống trong thời gian tới. Vì lẽ ñó, tác giả chọn vấn ñề “Tội vi phạm
các quy ñịnh về khai thác và bảo vệ rừng theo Luật Hình sự Việt Nam” làm luận
văn thạc sỹ luật học.