Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN KIỀU TRINH
TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số cn: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Tƣờng Vy
Học viên: Nguyễn Kiều Trinh
Lớp: Cao học Luật, khóa 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi,
chưa được công bố ở các công trình nghiên cứu khác, việc sử dụng tài liệu tham
khảo của tác giả khác được sử dụng trích dẫn đúng quy định. Bản án được sử
dụng để bình luận là có thật, thực tiễn trong quá trình xét xử và đã có hiệu lực
pháp luật trên cả nước. Nếu không đúng như đã nêu, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Kiều Trinh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Viết tắt
1 Bộ luật hình sự BLHS
2 Bộ luật tố tụng hình sự BLTTHS
3 Hội đồng thẩm phán HĐTP
4 Hội đồng xét xử HĐXX
5 Hình sự phúc thẩm HSPT
6 Hình sự sơ thẩm HSST
7 Tòa án nhân dân TAND
8 Tòa án nhân dân Tối Cao. TANDTC
9 Trách nhiệm hình sự TNHS
10 Thông tư liên tịch TTLT
11 Viện kiểm sát nhân dân VKSND
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI
PHÉP CHẤT MA TUY .......................................................................................8
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vận chuyển trái phép chất
ma tuý.................................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm tội vận chuyển trái phép chất ma túy ...................................8
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội vận chuyển trái phép chất ma tuý ........13
1.2. Phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý với một số tội phạm
khác trong Luật hình sự Việt Nam................................................................21
1.2.1. Phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250 BLHS) và
Tội mua bán trái phép chất ma tuý(Điều 251 BLHS)....................................21
1.2.2. Phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250 BLHS) với
Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý(Điều 249 BLHS).....................................22
1.3. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của tội vận chuyển trái
phép chất ma tuý trong pháp luật hình sự Việt Nam..................................23
1.3.1. Pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý từ năm
1945 đến trước năm 1985..............................................................................23
1.3.2. Pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý từ sau năm
1985 đến trước năm 1999..............................................................................26
1.3.3. Pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý từ năm
1999 đến nay..................................................................................................28
1.4. Pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới với các quy định về tội
vận chuyển trái phép chất ma tuý .................................................................31
1.4.1. Vấn đề nội luật hóa các quy định của các quy định trong các Công
tước quốc tế về kiểm soát ma túy...................................................................31
1.4.2. Tội vận chuyển, mua bán chất ma túy trong Bộ luật hình sự nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.....................................................................33
1.4.3. Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự
Liên Bang Nga. ..............................................................................................34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...................................................................................36
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO
ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI VẬN CHUYỂN
TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ ..........................................................................37
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội vận
chuyển trái phép chất ma tuý ........................................................................37
2.1.1. Tổng quan tình hình xét xử Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý .....37
2.1.2. Đánh giá kết quả đạt được ..................................................................42
2.2. Một số bất cập trong việc quy định và áp dụng các quy định của
BLHS hiện hành về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý .........................42
2.2.1 Nhầm lẫn trong việc định tội giữa tội tàng trữ trái phép chất ma tuý(
Điều 249 ) và tội vận chuyển trái phép chất ma tuý(Điều 250)....................43
2.2.2. Vướng mắc trong việc xác định tình tiết định tội theo loại chất ma túy
.......................................................................................................................50
2.2.3. Vướng mắc trong việc xác định trọng lượng/ hàm lượng chất ma túy52
2.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.......................................................55
2.3.1. Nhu cầu và các yêu cầu của việc hoàn thiện quy định Luật hình sự
Việt Nam về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý ........................................55
2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Luật hình sự Việt Nam
về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý ........................................................59
2.3.3. Ban hành án lệ về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.....................63
2.3.4. Giải pháp vể công tác tổ chức cán bộ .................................................64
2.3.5. Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ quan tiến hành tố
tụng đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử.
.......................................................................................................................66
2.3.6. Đào tạo phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất
chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Tạo điều kiện cho đội ngũ luật
sư tham gia bào chữa trong các giai đoạn tố tụng........................................67
2.3.7. Nâng cao chất lượng phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng...67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................................................................69
KẾT LUẬN .........................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ma túy là hiểm họa của toàn nhân loại, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và
hạnh phúc của con người, ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế, văn hóa, chính
trị xã hội của các quốc gia. Trước những tác hại và lo ngại về xu hướng gia tăng
các tội phạm về ma túy, Liên Hợp Quốc (LHQ) - tổ chức liên chính phủ đã có
những hành động thiết thực như ban hành các công ước kiểm soát ma túy1
; thành
lập Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm; tổ chức các Phiên họp đặc biệt
của Đại hội đồng LHQ về vấn đề ma túy toàn cầu và thông qua Tuyên bố chính
trị khẳng định nhận thức và cam kết tăng cường các hoạt động phòng, chống ma
túy trên toàn cầu.
Việt Nam với vai trò là thành viên của LHQ đã tham sự phiên họp Phiên
họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ về vấn đề ma túy toàn cầu 2016 tại trụ sở
LHQ, New York, Hoa Kỳ. Tại phiên họp này, Việt Nam cùng với các nước
ASEAN và Ban Thư ký ASEAN xây dựng và hoàn thiện Tuyên bố chung
ASEAN về vấn đề ma túy toàn cầu, đồng thời chia sẻ quan điểm với các nước
ASEAN coi ba công ước quốc tế về kiểm soát ma túy tiếp tục là nền tảng của
chính sách kiểm soát ma túy toàn cầu; nhấn mạnh không khoan nhượng với ma
túy và theo đuổi mục tiêu hướng tới một khu vực và thế giới không có ma túy;
không chấp nhận xu hướng hợp pháp hóa sử dụng ma túy.
Theo đó, những khẳng định về quyết tâm đấu tranh đối với tội phạm ma
túy của Việt Nam đã được cụ thể hóa trong BLHS năm 2015. So với BLHS
1999 tội phạm ma túy đã được quy định cụ thể hơn về cấu thành tội phạm và
định lượng đối tượng tác động, hậu quả do tội phạm gây ra, cá thể hóa trách
nhiệm hình sự các hành vi phạm tội. Trong đó, nhằm thực hiện chủ trương
giảm quy định hình phạt tử hình đối với tội phạm về ma túy, tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho việc định tội và cá thể hóa hình phạt BLHS năm 2015 đã
tách Điều 194 BLHS năm 1999 về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thành 4 tội độc lập (Tội tàng trữ trái phép
1 Công ước Thống nhất về các chất ma túy năm 1961; Công ước Về các chất hướng thần năm 1971 và Công
ước LHQ về chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và chất hướng thần năm 1988.