Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ CHÂU LY
TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng
Học viên : Nguyễn Thị Châu Ly
Lớp : Cao học Luật, Khóa 31
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với
sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, số liệu viện dẫn trong
luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc, đảm bảo tính khách
quan, trung thực./.
Người cam đoan
Nguyễn Thị Châu Ly
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 BLHS BLHS
2 BLHS năm 2015 BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017
3 BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
4 CQĐT Cơ quan điều tra
5 TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao
6 VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG
TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY .................................................................................8
1.1. Khái niệm của Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.....................8
1.1.1. Định nghĩa về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ...............8
1.1.2. Đặc điểm của Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ..............11
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy.................................................................................................................12
1.2. Phân biệt Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với một số tội
phạm về ma túy.................................................................................................13
1.2.1. Phân biệt Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với Tội tàng
trữ trái phép chất ma túy (Điều 249)..........................................................13
1.2.2. Phân biệt Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với Tội mua
bán trái phép chất ma túy (Điều 251).........................................................14
1.2.3. Phân biệt Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với Tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào
việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 254)..................15
1.2.4. Phân biệt Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với Tội chứa
chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256).................................15
1.2.5. Phân biệt Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với Tội cưỡng
bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257) ......................16
1.2.6. Phân biệt Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với Tội lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258) .............................17
1.3. Khái quát lịch sử quy định về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy trong pháp luật hình sự của Việt Nam.....................................................18
1.3.1. Quy định từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban
hành Bộ luật Hình sự năm 1985................................................................18
1.3.2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 và các Luật sửa đổi bổ
sung Bộ luật Hình sự năm 1985 ................................................................18
1.3.3. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 và các Luật sửa đổi bổ
sung Bộ luật Hình sự năm 1999 ................................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................22
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015, PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VỀ TỘI
TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY ........................................23
2.1. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 ...............................................23
2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý ........................................................................23
2.1.1.1. Khách thể ........................................................................................23
2.1.1.2. Mặt khách quan...............................................................................24
2.1.1.3. Mặt chủ quan ..................................................................................39
2.1.1.4. Chủ thể ............................................................................................40
2.1.2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về dấu hiệu định khung
hình phạt......................................................................................................41
2.1.2.1. Dấu hiệu định khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 255 của
Bộ luật Hình sự năm 2015 ...........................................................................42
2.1.2.2. Dấu hiệu định khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 255 của
Bộ luật Hình sự năm 2015 ...........................................................................42
2.1.2.3. Dấu hiệu định khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 255 của
Bộ luật Hình sự năm 2015 ...........................................................................46
2.1.2.4. Dấu hiệu định khung hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 255 của
Bộ luật Hình sự năm 2015 ...........................................................................47
2.1.3. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về hình phạt ..................48
2.2. Quy định của pháp luật hình sự quốc tế về Tội tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy ........................................................................................49
2.3. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về Tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy .......................................................................................52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................56
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ
DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY...................................................................57
3.1. Thực tiễn xét xử Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ............... 57
3.1.1. Tổng quan về tình hình xét xử Tội tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy ..........................................................................................................57
3.1.2. Các hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của Bộ
luật Hình sự năm 2015 về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ....61
3.1.2.1. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu định tội của Tội tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy ..........................................................................................61
3.1.2.2. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu định khung của Tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy ...................................................................................76
3.1.2.3. Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với Tội tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy ...................................................................................................78
3.1.2.4. Các hạn chế khác trong thực tiễn áp dụng pháp luật đối với Tội tổ
chức sử dụng trái phép chất ma túy.............................................................79
3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ................................................. 80
3.2.1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Bộ luật Hình sự
năm 2015 .....................................................................................................80
3.2.2. Kiến nghị ban hành quy định, hướng dẫn về Tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy trong các văn bản dưới luật....................................83
3.3. Kiến nghị khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ
luật Hình sự năm 2015 đối với Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy84
3.3.1. Nâng cao năng lực của những người tiến hành tố tụng ................84
3.3.2. Tăng cường quan hệ phối hợp và chế ước giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng ................................................................................................85
3.3.3. Tăng cường bảo đảm cơ sở vật chất cho các cơ quan, tổ chức có
liên quan trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy....85
3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp...........................................85
3.3.5. Kiến nghị ban hành Án lệ về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy.................................................................................................................86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................87
KẾT LUẬN..............................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ĐỀ XUẤT ÁN LỆ
PHỤ LỤC BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỘI TỔ CHỨC SỬ
DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
PHỤ LỤC KHẢO SÁT DANH SÁCH BẢN ÁN KHẢO SÁT VỀ SỐ NGƯỜI
SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
PHỤ LỤC DANH MỤC BẢN ÁN
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình hình sử dụng trái phép chất ma túy có xu hướng gia tăng và diễn biến
vô cùng phức tạp, nhất là từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009) có hiệu lực thi hành thì hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không bị coi là
tội phạm và không bị xử lý hình sự. Sự phát triển bùng nổ của các loại hình kinh
doanh có điều kiện về an ninh trật tự như vũ trường, quán Bar, nhà hàng vì chạy
theo lợi nhuận đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng tổ chức sử dụng ma túy
tổng hợp. Cá biệt, một số cơ sở còn tiếp tay cho việc sử dụng ma túy với quy mô
lớn, chuyên nghiệp, tinh vi hòng qua mặt các cơ quan chức năng. Đáng chú ý là
hiện nay các hoạt động tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có xu hướng chuyển
vào các vũ trường, khách sạn, v.v... và nhằm vào các đối tượng thanh thiếu niên đua
đòi trong các gia đình khá giả.
Đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy hiện nay chỉ có duy
nhất một tội danh điều chỉnh đó là Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy
định tại Điều 255 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, các quy định hiện
hành của luật hình sự Việt Nam về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy còn
chưa hoàn thiện, nhất là thiếu quy phạm định nghĩa và một số quy định liên quan
các yếu tố định tội và định khung hình phạt chưa rõ ràng nên dẫn đến nhiều cách
hiểu khác nhau, không thống nhất trong việc nhận thức về dấu hiệu pháp lý, đường
lối xử lý và định tội danh đối với tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Vì vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này còn nhiều nhận
định khác nhau giữa những cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về
việc định tội danh và định khung hình phạt hoặc không phân biệt được sự khác nhau
giữa Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với một số tội phạm về ma túy khác
trong Bộ luật Hình sự năm 2015.
Do vậy, để khắc phục những khó khăn, vướng mắc về quy định của pháp luật
và thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, bảo
đảm cho quá trình thực thi pháp luật hình sự được chính xác, xử lý đúng người,
đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, đáp
ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực tiễn để qua đó có những kiến nghị hoàn thiện pháp
luật, và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong
2
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là
điều cần thiết. Từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên
cứu "Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam" làm
Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu các tội phạm về ma túy đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu lý luận, luật gia hình sự và cán bộ thực tiễn. Đến nay, ở các
mức độ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp đã có nhiều công trình nghiên cứu được
công bố, đồng thời được thể hiện ở một số luận văn, luận án, sách chuyên khảo,
tham khảo, bình luận và giáo trình như:
- Giáo trình: Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo
trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung, NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam.
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình luật hình sự Việt
Nam phần các tội phạm – quyển 1, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam;
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần các tội
phạm – quyển 1, NXB Công an nhân dân. Tập thể tác giả do TSKH.PGS Lê Văn
Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nội dung các giáo trình trên phân tích về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy một cách cơ bản về các yếu tố cấu thành tội phạm: khách thể, chủ thể, mặt
chủ quan, mặt khách quan và hình phạt trên cơ sở các nội dung mà điều luật quy
định chứ không làm rõ lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật
hình sự qua các thời kỳ về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cũng như
không đi sâu phân tích, đánh giá những điểm tích cực, hạn chế, những khó khăn,
vướng mắc gặp phải trong quá trình giải quyết vụ án đối với Tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy.
- Sách bình luận: Ngoài ra, các vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử còn được
nghiên cứu trong một số công trình nghiên cứu của GS. TSKH Lê Văn Cảm (2004),
Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự
(Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận
khoa học BLHS, Tập IV: Các tội phạm về ma túy, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh;
Đinh Văn Quế (2021), Bình luận BLHS 2015, Chương XX: Các tội phạm về ma túy,
Nxb Thông tin và truyền thông. Phạm Minh Tuyên (2013), Các tội phạm về ma túy
3
ở Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử (tài liệu tham khảo dùng cho các Thẩm
phán, thư kí Tòa án), Nxb Hồng Đức. PGS,TS. Trần Minh Hưởng (2014), Bình luận
khoa học BLHS, Nxb Hồng Đức. Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp (2017), Bình luận
khoa học phần các tội phạm, Nxb Thế giới.
So với nội dung về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong các giáo
trình luật hình sự, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự có sự phân tích kỹ hơn về
các yếu tố cấu thành tội phạm cũng như khung hình phạt tăng nặng được áp dụng.
Mặc dù vậy, nội dung được bình luận cũng nằm trong phạm vi điều luật mà Bộ luật
Hình sự quy định chứ không đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật để có hướng
giải quyết đối với những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.
- Bài viết khoa học: Bên cạnh đó, còn có các bài viết của các tác giả như
Hoàng Ngọc Bích, Ma túy - con đường hình thành và phát triển ở Việt Nam, Tạp
chí Tòa án nhân dân số 6/1999; Phạm Gia Khiêm, Ma túy đã tiếp thêm nhiên liệu
cho một nền kinh tế phi pháp và ảnh hưởng đến an ninh xã hội, Tạp chí Phòng
chống ma túy, số 10/2000; TS. Nguyễn Tuyết Mai, Một số đặc điểm cần chú ý về
nhân thân của người phạm tội về ma túy ở Việt Nam, Tạp chí Luật học số 11/2006;
TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, Quyền tài phán đối với tội phạm về ma túy – so sánh
quy định của các Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy với pháp luât Việt Nam,
Tạp chí Luật học số 7/2007.
Trong các bài viết này, hầu hết các tác giả đã phân tích một cách sơ lược về
tình hình tội phạm ma túy và chỉ ra một số hạn chế vướng mắc về các tội phạm ma
túy nói chunh. Tuy nhiên, chưa có bài viết nào phân tích chuyên sâu về Tội tổ chức
sử dụng trái phép chất ma túy cũng như những vướng mắc, bất cập gặp phải khi áp
dụng pháp luật.
- Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ: Phạm Minh Tuyên (2006), Trách
nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy trong luật hình sự Việt Nam, Luận án
tiến sĩ luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật. Hoàng Thị Thu Chang,
(2016) Luận văn thạc sĩ Luật học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội tổ chức
sử dụng trái phép chất ma túy trong Luật hình sự Việt Nam” tại Trường Đại Học
Cần Thơ. Hạp Thị Thu Thủy, (2020) Luận văn thạc sĩ Luật học “Tội tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” tại Học viện Khoa học xã
hội. Nguyễn Xuân Thức, (2021) Luận văn thạc sĩ Luật học “Tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh” tại
Học viện Khoa học xã hội.
4
Đối với Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Minh Tuyên phân tích đối với các
tội phạm ma túy chứ không chuyên sâu đối với Tội tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy. Trong các Luận văn thạc sĩ, có tác giả Hoàng Thị Thu Chang đã nghiên cứu
rất kĩ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy tuy nhiên về phần thực tiễn chưa phản ánh hết được những vướng mắc của Tội
tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và là phân tích đến thời điểm của Bộ luật
Hình sự năm 1999 nên vẫn chưa có những vấn đề lý luận thực tiễn mới của Bộ luật
Hình sự năm 2015. Các luận vặn còn lại chủ yếu phân tích thực tiễn từ một địa
phương nhất định nên cũng chưa phản ánh hết được những vấn đề bất cập hiện nay
trong điều tra, truy tố, xét xử đối với Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy một số công trình có phạm vi nghiên
cứu rộng và chung cả nhóm tội, trong đó tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy chỉ là một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu của các tác giả trong các
giáo trình, sách bình luận, luận văn, luận án. Một số công trình nghiên cứu độc lập
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhưng chưa đưa ra được các vướng mắc
cụ thể trong thực tiễn xét xử, các giải pháp hoàn thiện chỉ mang tính chung chung,
đặc biệt từ khi Bộ luật Hình sự năm 2015 được han hành thì chưa có công trình nào
nghiên cứu độc lập và đánh giá thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp về Tội
tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nhằm làm rõ nội dung pháp lý của Tội tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy, dựa trên những vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử ở Việt
Nam. Dựa trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật về Tội tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy, thực tiễn áp dụng pháp luật đối với Tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định
pháp luật hiện hành cũng như bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đặt ra, luận văn xác định các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về Tội tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam.
- Phân tích quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, pháp luật hình sự quốc
tế và pháp luật hình sự một số nước về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
5
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Trên cơ sở đó phân tích, đánh
giá những vướng mắc bất cập còn tồn tại và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định
của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam, pháp luật quốc tế và luật hình sự của một số nước về Tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy; thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự thông qua các bản án, số
liệu thống kê về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu quy định về Tội tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy tại các Bộ luật Hình sự Việt Nam (Điều 185i Bộ luật Hình sự năm
1985, Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 1999, Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015),
quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự một số nước.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn định tội danh Tội tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam trên phạm vi cả nước.
Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở số liệu cụ thể về Tội tổ chức
sử dụng trái phép chất ma túy được thu thập trong phạm vi cả nước cùng với các
bản án đã được Tòa án nhân dân địa phương xét xử giai đoạn từ năm 2017 đến năm
2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx–Lenin.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp lý thuyết
luật học, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu vụ
án điển hình trong quá trình thực hiện.
+ Phương pháp lý thuyết luật học được tác giả sử dụng để giải quyết các
nhiệm vụ cụ thể như làm rõ những vấn đề lý luận về Tội tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy, phân tích quy định về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo
quy định của BLHS hiện hành; Phân tích quy định về Tội tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy trong pháp luật hình sự của một số nước.
6
+ Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng nhằm đối chiếu các quy định
của pháp luật khi nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của Tội tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy để phát hiện những điểm tích cực, điểm hạn chế của
từng quy định trong từng thời kỳ. Đồng thời tác giả còn sử dụng phương pháp so
sánh nhằm đối chiếu các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam so với Bộ luật
Hình sự một số nước.
+ Phương pháp thống kê được tác giả sử dụng để khảo sát, thu thập thông
tin, số liệu về công tác xử lý hình sự đối với Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy nhằm làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021.
+ Đối với phương pháp nghiên cứu án điển hình: nghiên cứu 100 bản án,
quyết định gồm quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, bản án phúc thẩm, bản án sơ
thẩm nhằm phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy trong việc định tội, định khung và quyết định hình phạt để đưa
ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật đối với Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy.
6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần:
Hệ thống hóa và hoàn thiện hơn lý luận về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy trong khoa học luật hình sự Việt Nam.
Đánh giá quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 có sự so sánh với quy định
pháp luật quốc tế và một số nước về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, các kiến nghị khác nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội phạm này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung luận
văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy.
7
Chương 2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, pháp luật hình sự quốc
tế và pháp luật hình sự hình sự một số nước về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy và kiến nghị.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
8
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY
1.1. Khái niệm của Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
1.1.1. Định nghĩa về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Theo Từ điển từ Hán Việt, “ma” có nghĩa là tê liệt hoặc là “làm mê mẩn”
hoặc làm cho tê liệt, “túy” có nghĩa là say hoặc là làm cho say1
. “Ma túy” là một
danh từ dùng để chỉ chất thuốc có khả năng gây ra hiện tượng thần kinh tê liệt, dùng
nhiều sẽ bị nghiện.
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về ma túy được các nhà nghiên cứu
đưa ra tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Trên thế giới cũng không có một khái
niệm thống nhất về ma túy, các Công ước quốc tế liên quan đến ma túy mà Việt
Nam là thành viên cũng không đưa ra khái ma túy cụ thể mà sử dụng phương pháp
liệt kê để xác định trực tiếp danh mục các chất ma túy bị kiểm soát.2
Cụm từ “chất ma túy” xuất hiện khá muộn và chính thức sử dụng lần đầu tiên
trong pháp luật Việt Nam tại Điều 203 của BLHS năm 1985 với việc quy định tội
danh Tội tổ chức dùng chất ma túy. Đến năm 2000, Luật Phòng, chống ma túy được
ban hành đã chính thức đưa ra khái niệm “chất ma túy”. Luật Phòng chống ma túy
năm 2000 quy định: “Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy
định trong các danh mục do Chính phủ ban hành”3
. Luật phòng chống ma túy năm
2021 sửa đổi khái niệm trên như sau: “Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng
thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành”4
.
Như vậy, ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được trong danh mục
chất ma túy cho Chính phủ ban hành. Danh mục chất ma túy và tiền chất hiện nay
được quy định tại Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định
60/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ ngày 29/5/2020 sửa đổi, bổ sung
1 Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm, Tập IV), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, Trang 14.
2 Xem Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, Công ước về các chất hướng thần năm và Công
ước về chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và chất hướng thần năm 1988.
3 Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy Luật số 16/2008/QH12) ngày 03/6/2008;
4 Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy (Luật số 73/2021/QH14) ngày 30/3/2021;