Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1827

Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ VIẾT HÙNG

TỘI MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC

BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI: NGHIÊN CỨU SO SÁNH

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH: NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤvbc C VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TỘI MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC

BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI: NGHIÊN CỨU SO SÁNH

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa

Học viên: Lê Viết Hùng

Lớp: Cao học luật – Khóa 30

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng

dẫn và giúp đỡ của PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa. Các trích dẫn nguồn trong

luận văn có độ tin cậy khoa học, trung thực và chính xác. Những tài liệu tham khảo

được sử dụng trong luận văn được liệt kê đầy đủ và chi tiết. Luận văn này chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 09 năm 2022

Tác giả

LÊ VIẾT HÙNG

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ đầy đủ Ký hiệu viết tắt

Bộ luật hình sự BLHS

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ

TỘI MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI........11

1.1. Khái niệm về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.....11

1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể

người........................................................................................................................17

1.2.1. Dấu hiệu định tội..................................................................................... 17

1.2.2. Dấu hiệu định khung tăng nặng hình phạt............................................... 24

1.2.3. Hình phạt................................................................................................. 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG I ...........................................................................................35

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ TRUNG HOA VÀ LUẬT

HÌNH SỰ LIÊN BANG ÚC VỀ TỘI MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ

PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI ...........................................................................................36

2.1. Quy định của luật hình sự Trung Hoa về tội mua bán, chiếm đoạt mô

hoặc bộ phận cơ thể người.....................................................................................36

2.1.1. Dấu hiệu định tội..................................................................................... 36

2.1.2. Dấu hiệu định khung tăng nặng hình phạt............................................... 40

2.1.3. Hình phạt................................................................................................. 43

2.2. Quy định của luật hình sự Liên bang Úc về tội mua bán, chiếm đoạt mô

hoặc bộ phận cơ thể người.....................................................................................44

2.2.1. Dấu hiệu định tội..................................................................................... 45

2.2.2. Dấu hiệu định khung tăng nặng hình phạt............................................... 48

2.2.3. Hình phạt................................................................................................. 50

KẾT LUẬN CHƯƠNG II..........................................................................................53

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT LUẬT HÌNH

SỰ VIỆT NAM, TRUNG HOA VỚI LIÊN BANG ÚC VÀ KINH NGHIỆM CHO

VIỆT NAM .................................................................................................................54

3.1 Tương đồng trong luật hình sự Việt Nam, Trung Hoa với Liên bang Úc

về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ................................54

3.2 Khác biệt trong luật hình sự Việt Nam, Trung Hoa với Liên bang Úc về

tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người .....................................56

3.3 Kiến nghị hoàn thiện đối với quy định trong bộ luật hình sự Việt Nam

về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ................................66

KẾT LUẬN CHƯƠNG III ........................................................................................76

KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ghép nội tạng, mô hay các bộ phận cơ thể người được xem là một trong

những thành tựu lớn nhất của nền y học nhân loại trong Thế kỷ 20 cho đến nay.

Nhờ những tiền đề về phát triển y khoa vượt bậc, ngành ghép tạng đã giúp hàng

chục nghìn bệnh nhân được cứu sống hàng năm trên toàn thế giới. Lịch sử ghép

tạng Việt Nam được đánh dấu vào ngày 04/06/1992, bằng ca ghép thận thành công

đầu tiên tại Học viện Quân y thuộc Bệnh viện 103 cho bệnh nhân thiếu tá Vũ Mạnh

Đoan, bị suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Sự kiện này tạo bước ngoặc phát triển

mới cho nền y học nước nhà, đồng thời mở ra triển vọng cho việc điều trị bệnh bằng

phương pháp ghép tạng, mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Cũng như những hiện tượng mới trong xã hội ngày nay, luôn tồn tại hai mặt

của vấn đề: tích cực và tiêu cực. Việc giúp đạt được nhiều hiệu quả trong điều trị

liên quan đến việc cấy ghép nội tạng, mô hoặc bộ phận cơ thể người là điều rất

thành công cũng là mong muốn của nhiều người từ giới y khoa, bệnh nhân, người

thân và của toàn xã hội. Bên cạnh đó, việc lợi dụng những thành tựu này nhằm mục

đích trục lợi như: mua bán, chiếm đoạt tạng, mô hoặc bộ phận cơ thể người với mục

đích thương mại bằng cách nâng giá giao dịch, tạo sự gián đoạn giữa người thật sự

cần tạng, mô hoặc bộ phận cơ thể người với những người hiến tặng hay người bán

để trục lợi. Thực tế các hoạt động mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể

người diễn biến phổ biến, phức tạp hơn, bởi nhu cầu về ghép tạng, mô hay bộ phận

cơ thể người hiện nay là rất lớn, cả trong nước lẫn nước ngoài, đặc biệt vỏ bọc cho

hoạt động này khá tinh vi dưới sự “hiến – tặng”.

Qua rà soát các quy định liên quan về nhóm hành vi: mua bán, chiếm đoạt

mô hoặc bộ phận cơ thể người của Việt Nam thì: Quy định chuyên ngành y học:

Trong Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 quy định tại Điều 30: "Thầy thuốc

chỉ tiến hành lấy mô hoặc bộ bộ phận cơ thể người sống hay người chết dùng vào

mục đích y tế sau khi đã được sự đồng ý của người cho, của thân nhân người chết

hoặc người chết có di chúc để lại. Việc ghép mô hoặc một bộ phận cơ thể người cho

người bệnh phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc thân nhân hay người giám hộ

của người bệnh chưa thành niên". Ngày 29/11/2006, Quốc hội khóa XI tại kỳ họp

thứ 10 đã thông qua Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

năm 2006. Luật này được xây dựng trên những nguyên tắc như sau: Thứ nhất, tôn

trọng sự tự nguyện của người hiến, người được ghép mô, bộ phận cơ thể người; Thứ

hai, vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; Thứ ba,

không nhằm mục đích thương mại; Thứ tư, giữ bí mật về thông tin có liên quan đến

người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp

luật có quy định khác; Thứ năm, phù hợp với Hiến pháp, Bộ luật dân sự năm 2005

2

và điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Nhìn chung, những nguyên tắc chủ đạo của

nhóm quy định trên là tự nguyện, nhân đạo, chỉ dùng cho hoạt động y khoa và cấm

các hành vi thương mại. Cả trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 (sửa đổi bổ

sung năm 1991) và năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đều không quy định các

hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người một cách độc lập, mà

chỉ xử lý tương ứng về các hành vi xâm hại đến tính mạng và sức khỏe của người

khác hoặc lồng ghép vào định khung tăng nặng hình phạt trong các tội như: tội giết

người; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác; tội mua

bán người và mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; tội tổ chức, cưỡng ép

người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép…Việc bổ sung, xây

dựng quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong Bộ

luật hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS Việt Nam) xuất

phát từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm mới, nhất là trong bối cảnh các

hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hay bộ phận cơ thể người diễn ra tràn lan, tinh vi,

có yếu tố nước ngoài, gây tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân, sự cao cả của

nền y học đã đạt được và tạo hệ lụy xấu đến đời sống xã hội. BLHS Việt Nam tạo

một khung pháp lý cơ bản và tương đối đầy đủ để xử lý các hành vi nói trên, cũng

như đảm bảo được tính chính xác, đúng bản chất, tính chất và mức độ nguy hiểm

của hành vi tội phạm gây ra.

Như đã trình bày, xử lý hình sự đối với hành vi mua bán, chiếm đoạt mô

hoặc bộ phận cơ thể người hiện nay ở nước ta tương đối mới, phát sinh một số bất

cập và chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Việc cần có một

công trình nghiên cứu các quy định hiện nay trong BLHS Việt Nam, bên cạnh tham

khảo các quy định tương tự ở các quốc gia có nền thể chế chính trị, tư pháp tương

đồng với Việt Nam như nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hay các quốc gia có

nền kinh tế phát triển như Liên bang Úc là thật sự cần thiết, nhằm đánh giá và có cơ

sở để hoàn thiện các thiếu sót trong quy định hiện nay của nước ta. Đây cũng là tinh

thần của Nghị quyết số: 48-NQ/TW ngày 25/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến

lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định

hướng đến năm 2020; và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị

về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 về việc hoàn thiện pháp luật về chính

sách hình sự, bảo đảm yêu cầu hiệu quả phòng ngừa tội phạm và phù hợp với nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Từ các lý do trên, tác giả mong muốn thực hiện đề tài: “Tội mua bán, chiếm

đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt

Nam”, cấp luận văn thạc sĩ, để có một đánh giá tổng thể các quy định pháp luật về

tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của BLHS Việt Nam, cũng

3

như nghiên cứu những quy định tương ứng trong pháp luật hình sự của nước Cộng

hòa nhân dân Trung Hoa (BLHS Trung Hoa) và Liên bang Úc (BLHS Liên bang

Úc), nhận định được các điểm tương đồng, điểm khác biệt trong quy định giữa các

nước, trình bày các vấn đề vướng mắc, cần khắc phục từ đó có các đề xuất, kiến

nghị hoàn thiện và kinh nghiệm phụ hợp hơn thực tiễn trong xã hội Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước

Trước khi chọn lựa đề tài và trong quá trình nghiên cứu, khảo sát các tài

liệu tham khảo để thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo nhiều bài viết liên quan

trực tiếp đến đề tài cũng như tài liệu có liên quan khác dưới nhiều cấp độ nghiên

cứu khoa học khác nhau như: Luận văn thạc sĩ, công trình nghiên cứu khoa học,

sách giáo trình, sách bình luận, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, bài viết công

bố trên mạng máy tính, các quy định quốc tế và báo cáo của nước ngoài liên quan

đến đề tài. Bao gồm:

 Về sách giáo trình, sách chuyên khảo:

- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật hình

sự Việt Nam - Phần các tội phạm quyển 1, Trần Thị Quang Vinh (Chủ

biên), NXB Hồng Đức;

- Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam -

Phần các tội phạm quyển 1, Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), NXB Công an

nhân dân Hà Nội.

- Nguyễn Thị Phương Hoa (2017), Bình luận những điểm mới của Bộ luật

hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), NXB Hồng Đức;

- Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, phần thứ hai

các tội phạm Chương XIV xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,

danh dự của con người, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội;

Các sách giáo trình, sách bình luận trên có những đóng góp trong việc phân

tích các lý luận, quy định, bình luận có giá trị khoa học của BLHS Việt

Nam nói chung và quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận

cơ thể người nói riêng một cách sâu sắc và được xem là nguồn tài liệu tham

khảo uy tín giúp tác giả thực hiện đề tài.

 Các bài viết trên tạp chí khoa học:

- Lê Xuân Lục (2013), “Sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sự

hiện hành liên quan đến hành vi mua bán mô, bộ phận cơ thể người”, Tạp

chí Nhà nước và pháp luật (Số 9), tr. 50. Bài viết phân tích về tính cần thiết

phải quy định các hành vi liên quan đến mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể

người từ rất sớm, trước cả quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 có giá trị

thi hành. Tác giả có nhiều phân tích, lập luận về sự cần thiết của việc bổ

4

sung quy định có liên quan vào Bộ luật hình sự nhằm đảo bảo xử lý hình sự

đối với các hành có liên quan một cách khách quan, chính xác và đúng bản

chất mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm.

- Đồng Nông Phúc (2019), “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ

thể người và một số bất cập”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử1

. Tác giả bài

viết đã chỉ ra vài hạn chế của quy định hiện nay đối với tội mua bán, chiếm

đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người như: không nên xem mô là đối tượng

tác động của quy định này, vì tác giả dẫn chứng cơ sở khoa học y khoa cho

rằng mô là tập hợp nhóm tế báo có thể tái tạo lại của cơ thể, việc mua bán

trao đổi mô không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thay vào đó là

tập trung vào đối tượng bộ phận cơ thể người; tác giả cũng cho rằng hành vi

trung gian môi giới chưa được quy định. Từ đó, tác giả bài viết kiến nghị,

cập nhật lại quy định để phù hợp với thực tiễn.

- Nguyễn Thành Trung (2022), “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận

cơ thể người trong Bộ luật Hình sự năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân

điện tử2

. Bài báo tác giả có những phân tích về tính thực tiễn và kịp thời khi

quy định tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người vào BLHS

Việt Nam. Tác giả có những kiến nghị như: đối tượng mô là không cần thiết

vì mô có tính tái sản xuất trong cơ thể người, bổ sung đối tượng thai nhi vì

cho rằng thai nhi cũng có thể là đối tượng có thể bị tác động của việc mua

bán, chiếm đoạt.

- Nguyễn Thanh Ngân (2022), “Nâng cao hiệu quả phòng, ngừa đấu tranh với

tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam

hiện nay”, Tạp chí Tòa án nhân dân (Số 6), tr. 43. Tác giả bài viết đã đưa ra

những tổng hợp và đánh giá về một số phương thức, thủ đoạn của tội mua

bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người hiện nay, đặc biệt là các thủ

đoạn đưa nạn nhân đi nước ngoài để thực hiện việc mua bán, chiếm đoạt

mô hoặc bộ phận cơ thể người chủ yếu là Trung Quốc và Châu Âu. Từ đó

tác giả trình bày một số giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong

phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này tại Việt Nam trong thời gian

tới. Các giải pháp của tác giả mang tính nghiệp vụ quản lý tình hình tội

phạm, công tác tuyên truyền, hợp tác quốc tế… thay vì các đóng góp vào

quy định tại Điều 154 BLHS Việt Nam.

 Về luận văn thạc sĩ, công trình nghiên cứu khoa học::

1 Đường dẫn truy cập: https://tapchitoaan.vn/toi-mua-ban-chiem-doat-mo-hoac-bo-phan-co-the-nguoi-va￾mot-so-bat-cap (truy cập ngày 01/09/2022).

2 Đường dẫn truy cập https://tapchitoaan.vn/toi-mua-ban-chiem-doat-mo-hoac-bo-phan-co-the-nguoi-trong￾bo-luat-hinh-su-nam-2015-va-nhung-van-de-can-hoan-thien5799.html (truy cập này 11/09/2022).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!