Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
143
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1817

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo luật hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN THANH TƯỜNG

TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN,

TỔ CHỨC THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN,

TỔ CHỨC THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ TUỆ PHƯƠNG

Học viên: LÊ VĂN THANH TƯỜNG

Lớp: Cao học Luật, Khóa: 29

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số

liệu tham khảo, trích dẫn trình bày trong luận văn đều được ghi rõ nguồn và trung

thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được bất kỳ tác giả nào công

bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Văn Thanh Tường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1. BLHS : Bộ luật Hình sự

2. TNHS : Trách nhiệm hình sự

3. TAND : Tòa án nhân dân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ HÌNH SỰ VIỆT NAM

VỀ TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC..........8

1.1 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ

quan, tổ chức ..........................................................................................................8

1.1.1 Khái niệm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức .....................8

1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

............................................................................................................................10

1.1.3 Các dấu hiệu định khung của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ

chức ....................................................................................................................14

1.2 Phân biệt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong luật hình

sự với một số tội danh khác ................................................................................15

1.2.1 Phân biệt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với tội sửa chữa

và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 340 Bộ Luật

Hình sự năm 2015).............................................................................................15

1.2.2 Phân biệt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với tội chiếm

đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 342 Bộ luật

Hình sự năm 2015).............................................................................................18

1.3 Lịch sử quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội làm giả con dấu,

tài liệu của cơ quan, tổ chức ...............................................................................20

1.3.1 Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ, chức theo quy định của Bộ luật

Hình sự năm 1985 ..............................................................................................20

1.3.2 Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ, chức theo quy định của Bộ luật

Hình sự năm 1999 ..............................................................................................22

1.3.3 Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ, chức theo quy định của Bộ luật

Hình sự năm 2015 ..............................................................................................24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................26

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LÀM

GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC .................................27

2.1 Khái quát tình hình xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

trong những năm gần đây...................................................................................27

2.2 Thực tiễn định tội danh và vướng mắc trong định tội danh tội làm giả con

dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức .......................................................................34

2.2.1 Thực tiễn và vướng mắc trong việc áp dụng quy định của pháp luật về dấu

hiệu định tội “thực hiện hành vi trái pháp luật” của tội làm giả con dấu, tài liệu

của cơ quan, tổ chức ...........................................................................................34

2.2.2 Thực tiễn và vướng mắc định tội danh trong trường hợp mua con dấu, tài

liệu giả sau đó sử dụng con dấu, tài liệu giả này để thực hiện hành vi trái pháp

luật ......................................................................................................................38

2.2.3 Thực tiễn và vướng mắc định tội danh trong trường hợp làm giả con dấu,

tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ

chức để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản........................................46

2.2.4 Thực tiễn và vướng mắc định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ

quan, tổ chức trong trường hợp đồng phạm.......................................................53

2.3 Thực tiễn quyết định hình phạt và vướng mắc trong quyết định hình phạt

tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức .............................................58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................64

CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

VỀ TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC........65

3.1 Yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội làm giả con dấu, tài

liệu của cơ quan, tổ chức .....................................................................................65

3.1.1 Cơ sở hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu

của cơ quan, tổ chức ...........................................................................................65

3.1.2 Các yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội làm giả con dấu,

tài liệu của cơ quan, tổ chức...............................................................................67

3.2 Kiến nghị bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp luật hình sự về tội làm

giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức..........................................................70

3.2.1 Sửa đổi Điều 341 của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội làm giả

con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ................................................................70

3.2.2 Ban hành văn bản hướng dẫn quy định của Bộ luật Hình sự về tội làm giả

con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ................................................................72

3.2.3 Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ

luật Hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.....................75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................79

KẾT LUẬN..............................................................................................................80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho đất nước

phát triển, song song đó cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức phải đối mặt. Cùng

với sự phát triển của khoa học công nghệ, hoạt động sản xuất, làm giả con dấu, tài

liệu của cơ quan, tổ chức ngày càng trở nên tinh vi hơn, thủ đoạn hơn, khó phát hiện

và diễn biến rất phức tạp. Đồng thời, vì nhu cầu công việc, sự tiến thân, vì những lợi

ích bất hợp pháp khác của cá nhân mà không ít người bất chấp quy định của pháp luật

để sản xuất, làm giả và sử dụng giấy tờ, tài liệu giả gây khó khăn cho công tác quản

lý nhà nước, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự xã hội.

Hiện nay, không khó để có thể nhận được những tin nhắn hay đọc được những

bài đăng, bài giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cung cấp,

trao đổi, mua bán văn bằng, chứng chỉ hay làm các loại giấy tờ, tài liệu khác theo yêu

cầu. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại diễn ra một cách công khai

như việc mua bán, trao đổi hàng hóa bình thường khác. Kéo theo đó là việc sử dụng

các loại giấy tờ, tài liệu giả để xin việc làm, hợp thức hóa các thủ tục để đề bạt, bổ

nhiệm; nghiêm trọng hơn là thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thậm chí

có trường hợp sử dụng bằng bác sĩ giả để hành nghề gây bức xúc dư luận trong thời

gian dài. Những hành vi phạm tội này ngày càng diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng

đến các hoạt động của cơ quan, tổ chức, ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của

người dân. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,

tổ chức và sử dụng những giấy tờ, tài liệu giả đã bị phát hiện và xử lý. Tuy nhiên đây

chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì còn rất nhiều trường hợp đã và đang xảy ra mà

chưa bị phát hiện xử lý. Thực tiễn công tác phòng ngừa tội phạm về làm giả con dấu

tài liệu của cơ quan, tổ chức còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa mang lại kết quả cao,

nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết. Các biện pháp phòng ngừa với tội

phạm này còn chung chung chưa đi vào cụ thể.

Trước tình hình đó, tác giả mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và

các quy định của BLHS năm 2015 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ

chức để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm về tội này. Đây

chính là lý do, là động lực thôi thúc tác giả chọn đề tài “Tội làm giả con dấu, tài liệu

2

của cơ quan, tổ chức theo Luật hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học

của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức thu hút được sự quan tâm

của công luận và được một số học giả tiếp cận nghiên cứu ở nhiều góc độ với định

hướng khác nhau. Có thể kể đến sự đóng góp của một số nhóm công trình nghiên cứu

sau:

* Sách chuyên khảo:

- Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các Tội phạm - Quyển 2), Trường

Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, 471 tr;

- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Quyển 2 Phần các tội phạm, Trường Đại

học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Trần Thị Quang Vinh, Tp. Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức,

2013, 398 tr;

- Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập 2 Phần các tội phạm, Phạm Mạnh

Hùng, Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, 463 tr;

- Giáo trình tội phạm học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.

Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức, 2013, 338 tr;

- Giáo trình tội phạm học 2015, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Võ

Thị Kim Oanh chủ biên, Tp.Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức, 2015, 338tr;

- Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:

Phần các tội phạm, Nguyễn Đức Mai, Nguyễn Ngọc Anh, Trần Văn Luyện...[ và

những người khác], Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, 2010, 939 tr;

- Bình luận khoa học bộ luật hình sự phần các tội phạm: Bình luận chuyên

sâu. Tập 5, Các tội phạm về chức vụ. Đinh Văn Quế, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004,

364 tr;

- Bình luận khoa học bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999: Phần các tội phạm

cụ thể, Bộ Tư Pháp, Viện Khoa Học Pháp Lý, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, 2003,

391tr;

- Những điều cần biết về quản lý, sử dụng con dấu, Nguyễn Minh Phương,

Trần Hoàng, Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia, 1999, 106 tr;

3

* Luận văn Thạc sĩ:

- “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo luật Hình sự Việt

Nam”, Ngô Trung Tây (2020), Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật thành

phố Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích, đánh giá các quy định về hành vi khách quan

và dấu hiệu chủ thể của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Luận văn

là công trình nghiên cứu theo định hướng ứng dụng nên phần lớn tập trung vào vấn

đề thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, luận văn đưa ra những kiến

nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội làm

giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

- “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong Luật hình sự Việt

Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)”, Hoàng Văn Bắc

(2015), Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn là một công

trình nghiên cứu khoa học, đã đi sâu phân tích, đánh giá các quy định về tội làm giả

con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định của BLHS 1999 (hiện nay đã hết

hiệu lực), phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong phạm vi địa bàn một tỉnh là Phú

Thọ. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn luận văn đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

* Các bài viết:

- Vướng mắc về định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,

tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, Nguyễn Thành

Chung, 2019, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 2019, Số 09, tr. 53.

Bài viết đã tập trung phân tích một số vấn đề về nhận thức dấu hiệu định tội và vấn

đề xác định tính nguy hiểm cho xã hội phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm

giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan

tổ chức, thông qua đó đưa ra một số góp ý trong việc hoàn thiện pháp luật về tội danh

này.

- Bàn về đặc điểm của tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức,

Trương Thanh Hải, 2016, Nghề luật, Học viện Tư pháp, 2016, Số 4, tr. 66 – 70. Thông

qua việc nghiên cứu và khảo sát thực tiễn các vụ án, bài viết đã tổng hợp và nêu ra

những đặc điểm giống nhau của tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ

chức ở các vụ án khác nhau. Bài viết là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho quá

4

trình điều tra, chứng minh tội phạm trong xét xử, cho công tác đấu tranh phòng chống

tội phạm đối với tội phạm này.

- Một số kinh nghiệm về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và thu thập chứng

cứ trong điều tra vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Trương Thanh

Hà, 2016, Tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, 2016, Số 13, tr. 43 –

48. Bài viết đã nêu ra một số kinh nghiệm về việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn

như: thực hiện bắt đối tượng phạm tội, thực hiện tạm giữ, tạm giam; kinh nghiệm về

việc thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ như: trưng cầu giám định, khám xét,

thu giữ, tạm giữ vật chứng trong quá trình điều tra các vụ án làm giả con dấu, tài liệu

của cơ quan, tổ chức.

- Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án làm giả

con dấu, tài liệu trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Nguyễn Văn Ngọc, 2016, Nghề

luật, Học viện Tư pháp, 2016, Số 5, tr. 61 - 63; 73. Bài viết đã nêu lên thực trạng tình

hình tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố

Hải Phòng, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công

tác điều tra loại tội này trên địa bàn này. Bài viết là một nguồn tài liệu tham khảo cụ

thể về tình hình tội phạm và thực tiễn đấu tranh tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của

cơ quan, tổ chức ở một địa bàn nhất định, ở bài viết này là thành phố Hải Phòng.

- Trao đổi bài viết: Trần Thị T có phạm tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ

chức" không?, 2016, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 2016, Số 22,

tr. 47-50. Bài viết đã tổng hợp và nêu lên những ý kiến trao đổi của các Cộng tác viên,

bạn đọc gửi về trang điện tử kiemsat.vn của Tạp chí Kiểm sát về bài viết: Trần thị T

có phạm tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” không?

- Về việc xác định thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm về quản lý và sử

dụng con dấu liên quan đến tranh chấp trong nội bộ công ty, Nguyễn Như Bích,

2013, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, 2013, Số 15, tr.21-26. Bài

viết đã tập trung phân tích thực tiễn, đưa ra các ý kiến, quan điểm bàn về việc xác

định thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm về quản lý và sử dụng con dấu liên

quan đến tranh chấp trong nội bộ công ty, từ đó đưa ra những kiến nghị cụ thể cho

vấn đề này.

Những vấn đề mà các công trình nghiên cứu trên chưa giải quyết và cần

tiếp tục được nghiên cứu:

5

Trên cơ sở đưa ra một số vấn đề lý luận về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ

quan, tổ chức, các công trình nghiên cứu trên đã giúp người đọc có thể tổng quan

được những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này. Một số bài viết còn chỉ

ra những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng về tội làm giả con dấu, tài liệu

của cơ quan, tổ chức từ đó đề ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định pháp

luật hình sự về tội phạm này. Các công trình đã nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp

về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Luật hình sự Việt Nam dưới

nhiều góc độ khác nhau như đã nêu trên, tuy nhiên số lượng công trình nghiên cứu

vẫn còn rất hạn chế và còn mang tính khái quát, chỉ nghiên cứu ở một số khía cạnh

nhất định mà chưa nghiên cứu một cách tổng thể về tội danh này. Thông qua đề tài

nghiên cứu “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Luật hình sự Việt

Nam” tác giả sẽ phân tích, làm rõ các vấn đề có liên quan mà các công trình nghiên

cứu trước đây còn bỏ ngỏ, chưa đề cập hoặc đề cập một cách khái quát, chưa cụ thể

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu sau này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Với đề tài nghiên cứu về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo

Luật hình sự Việt Nam, tác giả mong muốn làm rõ một số vấn đề về hành vi pháp lý,

mặt chủ quan, đối tượng tác động và dấu hiệu định tội và thực tiễn xét xử của tòa án

so với quy định của Bộ luật Hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ

chức. Qua đó, tác giả đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong quy định pháp luật

và thực tiễn xét xử đối với tội danh này. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các đề xuất,

kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về về tội làm giả con dấu,

tài liệu của cơ quan, tổ chức, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm này.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản nhất định và các khía cạnh

pháp lý liên quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Luật hình

sự Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn đánh giá tính khả thi của những quy định về tội

làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức dựa trên những vấn đề lý luận, quy định

pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ đó nêu lên những bất cập, hạn chế còn

tồn tại trong quy định của luật cũng như quá trình áp dụng pháp luật. Trên cơ sở

những phân tích trên, luận văn đưa ra một số giải pháp, đề xuất hoàn thiện các quy

6

định pháp luật và việc áp dụng thống nhất pháp luật liên quan đến tội làm giả con

dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Trên tinh thần nghiên cứu một cách nghiêm túc, đề tài có thể được dùng làm

tài liệu học tập, nghiên cứu cũng như tài liệu tham khảo cho tất cả những độc giả quan

tâm đến vấn đề về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu đề tài là trong lãnh thổ nước Việt

Nam thông qua việc thu thập, đánh giá số liệu và tìm hiểu thực tiễn xét xử với tội làm

giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Về mặt thời gian: Tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng thực hiện quy định

pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức từ sau khi BLHS 2015

có hiệu lực đến nay.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Như đã nêu, mục đích của đề tài này là nghiên cứu pháp luật hình sự Việt Nam

hiện hành về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và đề xuất những giải

pháp, định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật và áp dụng pháp luật. Để

thực hiện được nhiệm vụ đã đề ra, tác giả sử dụng kết hợp những phương pháp đặc

thù của lĩnh vực luật học.

Vì đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật nên phương pháp

phân tích pháp luật dựa trên các học thuyết sẽ được sử dụng để giải thích, phân tích

và đánh giá nội dung của các quy phạm pháp luật và đồng thời hệ thống hóa chúng

theo những tiêu chí nhất định và dự đoán hoặc đề xuất xu hướng phát triển của những

quy phạm pháp luật đó.

Phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm hiểu bản chất, sự hình thành và phát

triển các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ

quan, tổ chức, từ đó định hướng việc hoàn thiện quy định pháp luật và hướng dẫn áp

dụng pháp luật.

Phương pháp nghiên cứu các vụ án điển hình, phân tích các số liệu thống kê

được sử dụng để làm rõ bức tranh hiện thực về tình hình tội phạm của tội làm giả con

dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Trên cơ sở sưu tầm và phân tích các vụ án, luận

7

văn làm rõ các bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quy định của luật cũng như quá trình

áp dụng pháp luật hiện nay.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:

Luận văn đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về

tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật hình sự

Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần bổ sung cho lý luận về tội

làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức thông qua các kết quả nghiên cứu, luận

cứ khoa học được phân tích, đánh giá trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo

cho các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về luật hình sự, tội phạm học và phòng

ngừa tội phạm, cũng như là một nguồn tham khảo đối với việc sửa đổi, bổ sung, hoàn

thiện Bộ luật hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức sau này.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý hình sự Việt Nam về tội làm giả

con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu

của cơ quan, tổ chức.

Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội làm giả con

dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!